Australia điều tra thời gian miễn dịch kéo dài sau tiêm chủng ngừa COVID-19
Các nhà khoa học Australia đã tiến hành điều tra sự miễn dịch được duy trì trong bao lâu sau khi tiêm vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, điều sẽ tác động lớn đến khả năng tái nhiễm và việc phát triển vaccine.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Sydney, Australia, ngày 21/2/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một bài viết đăng trên tạp chí Nature Communications, nhóm các nhà nghiên cứu đứng đầu là Viện Truyền nhiễm và Miễn dịch Peter Doherty đã mô tả một lịch trình đầy đủ của kháng thể, tế bào B và tế bào T trong 4 tháng đầu tiên sau tiêm phòng.
Các tế bào B chịu trách nhiệm sản sinh các kháng thể có thể xác định và trung hòa virus SARS-CoV-2, trong khi các tế bào T đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ phát triển phản ứng của tế bào B. Các nhà nghiên cứu phát hiện rằng lượng kháng thể đã giảm mạnh trong 1-2 tháng đầu tiên sau tiêm phòng, nhưng mức giảm này dần chậm lại. Điều tương tự cũng xảy ra với các tế bào T.
Tuy nhiên, chuyên gia nghiên cứu cấp cao Jennifer Juno của viện trên cho biết một trong những quan sát thú vị trong nghiên cứu này là số lượng tế bào B nhận dạng protein bị SARS-CoV-2 tấn công đã tăng dần theo thời gian ở tất cả các bệnh nhân được theo dõi, dù mức độ mắc bệnh nặng hay nhẹ.
Bà Juno khẳng định: “Điều này rất đáng chú ý vì công việc của chúng tôi và nhiều nghiên cứu khác gần đây cho thấy các tế bào B này tiếp tục sinh sôi và có thể tiến hóa cùng với thời gian. Điều đó khá hữu ích trong việc bảo vệ khi con người trong những lần phơi nhiễm tiếp theo với virus, bởi các tế bào “ghi nhớ” sẽ có thể kích hoạt lại”.
Tuy nhiên, các phát hiện của nghiên cứu trên cho thấy các loại vaccine ngừa COVID-19 hiện nay cần tạo ra những phản ứng kháng thể mạnh hơn sự lây nhiễm tự nhiên thì mới tạo ra một sự bảo vệ lâu dài.
Australia: Cá mập tấn công người trên sông Swan
Ngày 14/1, một người đàn ông đã bị cá mập tấn công khi đang bơi trên khu vực sông Swan thuộc thành phố biển Perth của Australia.
Mặc dù thành phố nổi tiếng với những chú cá mập ở ngoài khơi, nhưng đây là vụ cá mập tấn công người trên sông đầu tiên kể từ năm 1969.
Theo giới chức địa phương, một con cá mập bò, vốn sống được cả trong nước mặn và nước ngọt, dài khoảng 2-3m đã cắn vào chân người đàn ông đang bơi trên đoạn sông thuộc khu bảo tồn Blackwall Reach ở Perth. Một nguồn tin từ dịch vụ cấp cứu cho biết nạn nhân đã được đưa đến bệnh viện Royal Perth trong tình trạng nguy kịch. Trong khi đó, truyền thông địa phương đưa tin nạn nhân ở độ tuổi 50 và ở trạng thái ổn định. Bệnh viện Royal Perth hiện chưa đưa ra bình luận gì.
Nhà chức trách địa phương cho biết khu vực sông Swan xảy ra vụ tấn công trên sẽ bị đóng cửa đến ngày 15/1.
Thành phố Perth ở miền Tây Australia và khu vực bờ biển của thành phố này nổi tiếng với loài cá mập trắng lớn. Tại đây từng xảy ra vài vụ cá mập tấn công người. Trong những tuần gần đây, một số bãi biển đã phải đóng cửa vì tần suất nhìn thấy cá mập gia tăng. Thông thường rất hiếm khi xảy ra các vụ cá mập tấn công người trên sông Swan chảy ra biển ở thành phố cảng Fremantle, ngay phía Nam thành phố Perth. Vụ tấn công xảy ra gần đây nhất là vào năm 1969, còn trường hợp người bị cá mập tấn công dẫn đến tử vong gần nhất xảy ra vào năm 1923 (người này cũng bị cá mập cắn vào chân).
Nhiều mạng xã hội chặn tài khoản của Tổng thống Trump để chống tin giả Sau 4 năm chịu sức ép, cuối cùng nhiều mạng xã hội đã khóa tài khoản của Tổng thống Mỹ Donald Trump, viện dẫn nguy cơ kích động bạo lực. Ngày 8/1, Twitter đã khóa vĩnh viễn tài khoản của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Global News Trong 4 năm nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump, nhiều nhân vật trong đó...