Australia điều tra nước ngoài can thiệp ‘chưa từng có’
Một bộ trưởng Australia cho biết quốc hội nước này sẽ mở điều tra về cáo buộc can thiệp từ nước ngoài tại các trường đại học công lập.
Alan Tudge, Bộ trưởng phụ trách dân số và thành thị Australia, hôm 31/8 cho biết cuộc điều tra là nỗ lực mới nhất của chính phủ nước này nhằm giải quyết sự can thiệp nước ngoài đang gia tăng ở “mức độ chưa từng thấy kể từ Thế chiến II”.
“Chúng ta và người dân cần được đảm bảo rằng không có sự can thiệp của nước ngoài tới các trường đại học của chúng ta”, Tudge cho biết, thêm rằng cuộc điều tra lần này sẽ “tiến xa hơn” so với các cuộc điều tra trước đó về cáo buộc can thiệp từ nước ngoài.
Đề xuất mở cuộc điều tra được ủy ban an ninh và tình báo Australia đưa ra sau một loạt tranh cãi về ảnh hưởng của Trung Quốc với các trường đại học, từ lo ngại hack dữ liệu cho đến các khoản quyên góp tài chính “đáng ngờ”. Mối liên kết nghiên cứu giữa các học giả và nhà khoa học hai nước cũng được quan tâm.
Tuy nhiên, Tudge không nói cuộc điều tra có nhằm vào Trung Quốc hay không.
Video đang HOT
Bộ trưởng Alan Tudge trong cuộc họp báo tại Canberra hồi tháng 7. Ảnh: SMH.
Tờ The Australian đưa tin Bộ trưởng Nội vụ Peter Dutton đã chỉ ra các điều khoản của cuộc điều tra trong một bức thư gửi tới Andrew Hastie, người đứng đầu Liên ủy Tình báo và An Ninh đồng thời là nhà phê bình thẳng thắn Trung Quốc, hôm 30/8. Văn phòng của Dutton hiện chưa bình luận về thông tin.
Cuộc điều tra của Australia được thực hiện một tuần sau khi chính phủ nước này tuyên bố đang mở rộng quyền hạn đối với các thỏa thuận giữa chính quyền địa phương và nước ngoài, được cho là có thể đe dọa lợi ích quốc gia. Quyền hạn này cũng tác động mạnh mẽ tới các trường đại học.
Australia năm ngoái đã công bố hướng dẫn mới cho các trường đại học về hợp tác nghiên cứu, an ninh mạng và quan hệ đối tác quốc tế. Hướng dẫn mới cũng khuyến cáo các học giả nên cảnh giác khi chia sẻ kiến thức về những chủ đề nhạy cảm.
Trung Quốc được cho là đang “trong tầm ngắm” về chống can thiệp nước ngoài của Australia, song Bắc Kinh nhiều lần bác cáo buộc này. Quan hệ hai nước cũng nghiêm trọng do nhiều vấn đề như thương mại và cạnh tranh ảnh hưởng ở khu vực Thái Bình Dương. Căng thẳng Australia – Trung Quốc gần đây tiếp tục gia tăng sau khi Canberra kêu gọi mở điều tra độc lập về nguồn gốc của Covid-19.
Australia không đảm bảo quyền cư trú cho người Hong Kong
Bộ trưởng Australia hôm nay tuyên bố "không đảm bảo" quyền cư trú cho người Hong Kong, sau khi hứa hẹn về "vùng an toàn" cho họ hồi đầu tháng.
Quyền Bộ trưởng Di trú Australia Alan Tudge hôm nay nói rõ Australia không đảm bảo sẽ cấp thị thực thường trú cho người Hong Kong.
"Chúng tôi muốn nói rằng người Hong Kong sẽ có cơ hội nộp đơn đăng ký thường trú ở Australia, nhưng nếu có bất kỳ vấn đề an ninh nghiêm trọng liên quan tới người đó, họ sẽ bị gửi trở lại đặc khu", Tudge nói trong chương trình Insiders của đài ABC.
Quyền Bộ trưởng Di trú Alan Tudge trong cuộc họp báo tại Canberra tháng này. Ảnh: SMH.
Để được cấp quyền thường trú, người Hong Kong vẫn phải vượt qua bài kiểm tra nhân thân, an ninh quốc gia và nhiều thứ tương tự, theo Quyền Bộ trưởng Tudge. Ông thêm rằng hàng nghìn người Hong Kong ở Australia có thị thực học tập hoặc làm việc đã được cho phép gia hạn tới 5 năm.
Ước tính khoảng 10.500 sinh viên và 1.500 lao động Hong Kong đang ở Australia. Họ có thể nộp đơn xin tị nạn nếu chứng minh họ sẽ gặp nguy hiểm nếu trở lại đặc khu. Tudge nói rằng đã có 137 người nộp đơn xin ở lại theo hình thức này.
Tuyên bố của Quyền Bộ trưởng Tudge đưa ra sau khi Thủ tướng Australia Scott Morrison hôm 2/7 cho biết tình hình ở Hong Kong "rất đáng lo ngại" và chính phủ của ông "rất tích cực" xem xét các đề xuất để chào đón cư dân Hong Kong. Morrison thậm chí đã hứa hẹn xem xét về "vùng an toàn" cho người dân Hong Kong.
Động thái của Australia đến sau khi Trung Quốc thông qua luật an ninh mới của Hong Kong hôm 30/6. Luật mới sẽ hình sự hóa 4 loại tội phạm an ninh quốc gia gồm ly khai, lật đổ, khủng bố và thông đồng với nước ngoài hoặc các phần tử bên ngoài để gây nguy hiểm an ninh. Nhiều quốc gia lo ngại luật này sẽ làm suy yếu chính sách "một quốc gia, hai chế độ", cam kết cho đặc khu Hong Kong mức độ tự trị cao.
Nhiều người cho rằng các tuyên bố của Australia sẽ làm trầm trọng thêm mối quan hệ vốn đã căng thẳng với Trung Quốc. Bắc Kinh tuyên bố sẽ đáp trả mạnh mẽ các động thái của Canberra. "Australia sẽ phải gánh chịu mọi hậu quả", Triệu Lập Kiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nói hôm 9/7.
"Bộ tứ kim cương" lên kế hoạch tập trận chung nhằm "nắn gân" Trung Quốc Ấn Độ được cho đang tính mời Australia tham gia cuộc tập trận với Mỹ, Nhật, trong bối cảnh căng thẳng giữa các nước này với Trung Quốc đang leo thang. Các tàu chiến trong một cuộc tập trận Malabar (Ảnh: Quân đội Mỹ) Bloomberg ngày 10/7 dẫn nguồn thạo tin ẩn danh cho hay, Ấn Độ dường như đang có kế hoạch...