Australia để ngỏ khả năng đưa tranh chấp với Trung Quốc ra WTO
Đây là tuyên bố mới nhất của Australia sau khi Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm lúa mạch nhập khẩu từ nước này.
Australia sẽ đàm phán với Trung Quốc để bảo vệ quyền lợi của các nhà sản xuất nông nghiệp trong nước, nhưng không loại trừ khả năng sẽ đưa các tranh chấp thương mại lên Tổ chức Thương mại thế giới ( WTO). Đây là tuyên bố mới nhất của Australia sau khi Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm lúa mạch nhập khẩu từ nước này.
Truyền thông Australia ngày 20/5 đưa tin cho biết, chính phủ nước này sẽ dành 60 ngày để đàm phán với Trung Quốc trước khi kháng cáo các tranh chấp thương mại lên Tổ chức Thương mại thế giới.
Bộ trưởng Nông nghiệp Australia David Littleproud. (Ảnh: ABC)
Trong một tuyên bố được báo điện tử Người Australia trích dẫn ngày 20/5, Bộ trưởng Nông nghiệp David Littleproud cho biết Australia sẽ sử dụng các đại diện thương mại và nông nghiệp tại Bắc Kinh để đàm phán các tranh chấp hiện nay với phía Trung Quốc. Tuy nhiên, ông Littleproud cũng nhấn mạnh rằng Australia chỉ có 60 ngày và sau đó sẽ đưa vấn đề ra giải quyết tại Tổ chức Thương mại thế giới.
Video đang HOT
Động thái mới của Australia được đưa ra sau khi có thông tin cho rằng một số sản phẩm khác của nước này nhập khẩu vào thị trường Trung Quốc bao gồm rượu vang, hải sản, yến mạch, trái cây và sữa có thể sẽ phải đối mặt với các rào cản phi thuế quan bổ sung như thắt chặt kiểm tra chất lượng, trì hoãn thông quan, thăm dò chống bán phá giá hoặc truyền thông Trung Quốc sẽ khuyến khích người tiêu dùng tẩy chay hàng hóa Australia.
Trong một tuyên bố khác được hãng truyền thông ABC trích dẫn ngày 20/5, Ngoại trưởng Australia Marise Payne khẳng định nước này luôn tuân thủ các yêu cầu phù hợp cho hàng xuất khẩu và sẽ kiên quyết bảo vệ lợi ích quốc gia. Ngoại trưởng Payne cũng cho biết bà sẽ thất vọng nếu Trung Quốc sử dụng hàng hóa Australia để trả thù việc nước theo đuổi một cuộc điều tra toàn cầu về dịch Covid-19.
Ngày 18/5 vừa qua, Trung Quốc thông báo sẽ áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm lúa mạch nhập khẩu từ Australia. Trước đó nước này cũng đã cấm nhập khẩu thịt bò từ 4 nhà cung cấp Australia, một động thái có thể khiến các doanh nghiệp Australia thất thu hơn 1 tỉ AUD trong năm nay.
Australia không đối đầu thương mại với Trung Quốc
Bộ trưởng Nông nghiệp Australia Littleproud khẳng định không tham gia cuộc chiến thương mại với Trung Quốc sau khi bị nước này áp thuế 80,5% với lúa mạch.
"Không có cuộc chiến thương mại nào cả. Trên thực tế, ngay cả ngày hôm nay, tôi nghĩ rằng mọi người đều thấy nhu cầu về quặng sắt của Trung Quốc đã tăng. Họ đã áp dụng quy trình khá công bằng, xoay quanh niềm tin rằng Australia không công bằng trong thương mại ", Bộ trưởng Nông nghiệp Australia David Littleproud nói trong cuộc họp báo ở Canberra hôm 18/5.
Littleproud cho biết thêm Australia sẽ xem xét trình vấn đề này lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) sau khi Trung Quốc tuyên bố áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp tới 80,5% với lúa mạch nhập khẩu từ Australia từ ngày 19/5.
"Chúng tôi sẽ bảo lưu quyền của mình và xem xét đưa ra WTO để được định đoạt", Littleproud khẳng định.
Bộ Thương mại Trung Quốc tuyên bố cuộc điều tra từ năm 2018 đã xác nhận Australia bán phá giá và gây thiệt hại đáng kể đối với ngành công nghiệp nội địa của Trung Quốc.
Bộ trưởng Nông nghiệp Australia David Littleproud tại hội nghị Bộ trưởng Nông nghiệp G20 tại Buenos Aires, Argentina, tháng 7/2018. Ảnh: Reuters.
Nền kinh thế lớn thứ hai thứ giới trước đó đã "cấm cửa" 4 nhà sản xuất thịt bò lớn của Australia, gồm Kilcoy Pastoral, JBS's Beef City, Dinmore Plants và Northern Cooperative Meat, do các vấn đề liên quan đến nhãn mác và kiểm dịch. Tuy nhiên, Canberrra không cho đó là động thái đáp trả việc Australia kêu gọi mở cuộc điều tra quốc tế về Covid-19.
Trong cuộc phỏng vấn hôm 8/5, khi được hỏi liệu cuộc điều tra về Covid-19 có tổn hại tới quan hệ thương mại với Trung Quốc hay không, Bộ trưởng Thương mại Simon Birmingham đã khẳng định Australia hoàn toàn độc lập về vấn đề này.
Thủ tướng Australia Scott Morrison nhiều lần khẳng định việc theo đuổi cuộc điều tra của nước này chỉ nhằm rút ra bài học kinh nghiệm, ngăn chặn sự bùng phát một đại dịch khác trong tương lai.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng những kêu gọi mở điều tra về Covid-19 là "nguy hiểm", chỉ mang tính "thao túng chính trị" và nói thêm rằng Australia nên "từ bỏ định kiến".
Covid-19 đã xuất hiện tại hơn 210 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến hơn 4,8 triệu người nhiễm và hơn 320.000 người chết. Australia, một trong những nước được đánh giá kiểm soát dịch tốt nhất, hiện ghi nhận hơn 7.000 ca nhiễm và gần 100 người chết.
Khoảng trống lãnh đạo nguy hiểm ở WTO Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Roberto Azevêdo bất ngờ từ chức trước một năm, tạo ra khoảng trống quyền lực ở cơ quan trọng tài quốc tế này. Theo tạp chí Financial Review, sự ra đi của ông Azevêdo nguy cơ sẽ khơi mào một cuộc đấu khốc liệt về người sẽ ngồi vào khoảng trống quyền lực...