Australia đào tạo chó phát hiện người mắc Covid-19
Một nhóm các nhà khoa học Australia đang tiến hành huấn luyện chó có thể phát hiện các trường hợp mắc Covid-19.
Các nhà khoa học thuộc trường Đại học Adelaide, bang Nam Australia đang làm việc với các đối tác nước ngoài về việc huấn luyện chó phát hiện người nhiễm Covid-19.
Con chó có tên là Freya đang được huấn luyện để phát hiện Covid-19 tại Anh. Nguồn Getty Images
Tiến sỹ Anne-Lise Chaber, bác sỹ thú y và là chuyên gia phát hiện bệnh của trường Đại học Adelaide cho biết, nghiên cứu đang được tiến hành tại trường Đại học thú y quốc gia Alfort của Pháp cho thấy, mặc dù người bệnh không có triệu chứng song một số chú chó nghiệp vụ có thể ngửi và phát hiện những người bị Covid-19. Tiến sỹ Anne Chaber khẳng định, một số con có tỷ lệ phát hiện chính xác 100%.
Chó vốn là một loài vật có khứu giác rất tốt và trên thực tế, chó đã được sử dụng để phát hiện ra các bệnh nhân ung thư và Parkinson. Hợp chất khứu giác dễ bay hơi được cơ thể con người sản sinh ra mọi lúc nhưng mùi của chúng sẽ thay đổi đôi chút đối với những người dương tính với Covid-19. Nghiên cứu mà các nhà khoa học đang tiến hành tại Đại học thú ý quốc gia Alfort của Pháp cho thấy, một số con chó có thể ngửi được sự khác biệt này thông qua mồ hôi của những người bị Covid-19. Tất nhiên, cho dù bệnh nhân không cần đổ mồ hôi nhưng các chú chó nghiệp vụ vẫn có thể phát hiện ra sự khác biệt trên cơ thể những nhiễm Covid-19.
Video đang HOT
Hiện nay, các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Adelaide đang chờ nhận các mẫu mồ hôi từ những người dương tính với Covid-19 tại các bệnh viên của Australia để bắt đầu việc huấn luyện cho các chú chó nghiệp vụ tại bang Nam Australia, Victoria và New South Wales. Tiến sỹ Chaber cho biết, với những chú chó nghiệp vụ đã từng trải qua huấn luyện thì có thể cần từ 6 đến 8 tuần để nhận biết được những người bị Covid-19.
Với những chú chó chưa từng trải qua huấn luyện thì phải mất vài tháng mới làm được điều này. Nếu quá trình huấn luyện thành công, chó nghiệp vụ có thể được sử dụng ở sân bay, các nhà dưỡng lão và trong các cơ sở y tế để phát hiện những người bị Covid-19./.
Nga có cung cấp vaccine COVID-19 cho cả thế giới?
Quan chức Nga cho biết, nước này đã nhận được yêu cầu đặt hàng từ hơn 20 quốc gia sau khi điều chế thành công vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên trên thế giới.
Hôm 11/8, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố Nga đã phát triển loại vaccine đầu tiên cung cấp khả năng "miễn dịch vững vàng" chống COVID-19 sau chưa đầy 2 tháng thử nghiệm trên người.
Thứ trưởng Y tế Nga Oleg Gridnev cho biết vaccine này được Trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ và Vi sinh Quốc gia Gamaleya và Bộ Quốc phòng Nga phát triển. Những người thuộc "nhóm nguy cơ", như nhân viên y tế, dự kiến được tiêm vaccine trong tháng này.
Nga đã nhận được yêu cầu đặt hàng từ hơn 20 quốc gia sau khi điều chế thành công vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên trên thế giới. (Ảnh: Reuters)
Ông Kirill Dmitriev, Giám đốc Quỹ đầu tư trực tiếp Nga, đơn vị phụ trách đầu tư các doanh nghiệp y tế, cho biết Nga đã nhận đơn đặt hàng loại vaccine mới ra mắt từ hơn 20 quốc gia, với tổng cộng khoảng 1 tỷ liều.
"Chúng tôi nhận thấy sự quan tâm đáng kể đến vaccine COVID-19 của Nga do Trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ và Vi sinh Quốc gia Gamaleya phát triển. Hơn nữa, chúng tôi đã nhận được đơn đặt hàng hơn 1 tỷ liều vaccine từ 20 quốc gia", ông Kirill Dmitriev nói.
"Cùng với các đối tác nước ngoài của mình, chúng tôi đã chuẩn bị sản xuất hơn 500 triệu liều vaccine mỗi năm tại 5 quốc gia và kế hoạch là tăng cường năng lực sản xuất cao hơn nữa. Đến nay, các quốc gia ở Mỹ Latinh, Trung Đông và châu Á đã thể hiện sự quan tâm lớn đến loại vaccine này", ông Kirill Dmitriev cho biết thêm.
TASS hôm 11/8 cũng đưa tin, Matxcơva và Berlin đang thảo luận về tiềm năng sản xuất vaccine COVID-19 của Nga ở Đức. Theo đó, Bộ trưởng Y tế Nga Mikhail Murashko và Đại sứ Đức tại Nga Geza Andreas von Geyr đã có cuộc gặp để trao đổi về vấn đề này.
"Trong cuộc họp, họ đã thảo luận về triển vọng hợp tác giữa hai nước. Cụ thể là việc sử dụng năng lực sản xuất của Đức để sản xuất vaccine COVID-19 của Nga", thông báo từ Bộ Y tế Nga.
Thời gian thử nghiệm trên người của vaccine vừa được Nga công bố là điều khiến các chuyên gia lo ngại. Bởi thông thường các thử nghiệm trên người của vaccine sẽ mất vài năm, song điều này đã được hoàn thành chỉ trong vòng chưa đầy 2 tháng đối với loại vaccine vừa được Nga công bố.
Tuy nhiên, Nga đã đưa ra tuyên bố, giải thích cho việc bất thường này. Theo đó, vaccine của Nga gần giống với vaccine phòng bệnh Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS), do một loại virus corona khác gây ra, đã được thử nghiệm rộng rãi, theo Indian Express.
Trước đó, hãng dược Ấn Độ đặt mục tiêu sản xuất 500 triệu liều cho năm 2021 và một tỷ liều vào năm 2022 cho ứng cử viên vaccine COVID-19 tiềm năng. Công ty cho biết đang nghiên cứu sản xuất một loại vaccine bất hoạt bằng dây chuyền công nghệ hiện đại, đây cũng là cách từng được sử dụng để sản xuất vaccine chống lại các bệnh như cúm và sởi.
COVID-19: 730.000 người Anh mất việc, Indonesia thử nghiệm vaccine trên người COVID-19 khiến khoảng 730.000 người Anh mất việc, trong khi Indonesia đang thử nghiệm trên người vaccine ngừa virus SARS-CoV-2 của Trung Quốc. 730.000 người Anh mất việc do COVID-19 Ngày 11/8, Văn phòng Thống kê quốc gia Anh (ONS) cho biết, khoảng 730.000 người ở nước này mất việc làm kể từ khi COVID-19 bùng phát vào tháng 3. Đây là mức...