Australia cứu loài cây cổ tuổi đời hơn 200 triệu năm khỏi cháy rừng
Nhà chức trách Australia ngày 16-1 cho biết đã triển khai một chiến dịch bí mật để cứu loài thông Wollemi – một loại cây lá kim có từ thời tiền sử còn có tên gọi khác là ‘cây khủng long’ khỏi các đám cháy rừng đang hoành hành dữ dội ở khu vực đông nam đất nước.
Chỉ còn chưa đến 200 cây thông Wollemi tồn tại hoang dã ở hẻm núi thuộc khu vực Di sản thế giới Blue Moutains (Ảnh: CNN)
Loại cây có tuổi đời hơn 200 triệu năm, trước cả thời kỳ nhiều loài khủng long xuất hiện, đã được cho là đã tuyệt chủng cho đến khi chúng được phát hiện vào năm 1994 ở trong hẻm núi Wollemi.
Hiện chỉ còn chưa đến 200 cây loại thông Wollemi tồn tại trong thế giới tự nhiên ở khu vực Di sản thế giới Blue Moutains, phía Tây Bắc Sydney nơi các đám cháy rừng đang hoành hành.
Lực lượng cứu hỏa thực hiện “chiến dịch giải cứu” thông Wollemi khỏi cháy rừng (Ảnh: CNN)
Khi các đám cháy rừng lan rộng tới khu vực Di sản thế giới Blue Moutains hồi cuối năm ngoái, lực lượng cứu hộ đã triển khai nhiều máy bay trực thăng thả chất chống cháy trong vòng bảo vệ các cây quý hiếm này. Cùng với đó, các nhân viên cứu hỏa đặc biệt đã xuống hẻm núi để thiết lập một hệ thống tưới tiêu nhằm cung cấp độ ẩm cho khu rừng.
Người đứng đầu cơ quan môi trường bang New South Wales Matt Kean đã mô tả chiến dịch này là “một nhiệm vụ bảo vệ môi trường chưa từng có”.
Trong thông cáo đưa ra, ông Matt Kean nói rằng mặc dù một số cây đã bị cháy trong các đám cháy, khu rừng vẫn được cứu sống.
Lực lượng cứu hỏa phun nước làm ẩm các gốc cây (Ảnh: CNN)
Vị trí của khu rừng có loài cây thông Wollemi vẫn còn là một bí mật được bảo vệ chặt chẽ để bảo vệ loài cây này khỏi bị hư hại trước khách du lịch.
“Việc thăm quan bất hợp pháp vẫn là một mối đe dọa đáng kể với sự sống sót của loài thông Wollemi trong thế giới tự nhiên do nguy cơ giẫm nát các cây tái sinh và gây ra các bệnh có thể tàn phá các quần thể còn lại và sự phục hồi của loài cây này”, ông Kean nói.
Mặc dù loài cây này đã được nhân giống và đưa tới các vườn thực vật ở khắp thế giới nhằm bảo tồn chúng, nhưng hẻm núi Wollemi là nơi duy nhất còn tồn tại loài cây này hoang dã.
Các đám cháy rừng tự nhiên kéo dài nhiều tháng qua đã phá hủy môi trường sống của nhiều loài động vật, thực vật. Theo các nhóm bảo vệ môi trường và động vật hoang dã, khoảng một tỷ động vật đã chết trong các đám cháy rừng, trong số đó có nhiều loài đang đến bờ tuyệt chủng.
HẢI BÌNH
Theo nhandan.com.vn/AFP, CNN
Xem cá voi sát thủ bạch tạng cực hiếm tái xuất hiện
Cá voi sát thủ bạch tạng cực hiếm đã lần đầu tiên xuất hiện trở lại từ năm 2012.
Một con cá voi sát thủ bạch tạng cực hiếm tên "Iceberg" mất tích 4 năm qua đã lại xuất hiện mới đây ngoài khơi quần đảo Kuril thuộc Nga.
Với tỉ lệ sinh sản chỉ 1/10.000, cá voi sát thủ bạch tạng được xem là loài động vật cực hiếm trên thế giới. (Nguồn: Daily Mail)
"Đây là lần đầu tiên chúng tôi chứng kiến một con cá voi sát thủ bạch tạng toàn phần. Iceberg thực sự rất đẹp", nhà nghiên cứu người Mỹ Erich Hoyt nói.
Các nhà khoa học nghĩ rằng cá voi sát thủ bạch tạng Iceberg đã chết sau khi biến mất trong suốt 4 năm. (Nguồn: Daily Mail)
Các nhà khoa học đang ghi hình và chụp ảnh cá voi sát thủ bạch tạng Iceberg, 22 tuổi, tại vùng biển ngoài khơi quần đảo Kuril thuộc Nga.
Iceberg lần đầu tiên xuất hiện sau 4 năm mất tích. Nó bơi cùng đàn với 12 con cá voi sát thủ bình thường khác. (Nguồn: Daily Mail)
Cá voi sát thủ là loài cá có răng thuộc họ cá heo đại dương. Loài cá này lớn nhất trong họ và cũng là loài động vật có vú ăn thịt hung dữ nhất đại dương.
Hà Vũ
Theo Kiến thức
Choáng váng đối diện loài chim đại bàng khổng lồ cao to như con người Loài đại bàng lớn nhất thế giới xuất xứ vùng nhiệt đới châu Mỹ có thể khiến bất cứ ai nhìn vào cũng choáng váng vì kích thước khổng lồ và ngoại hình kỳ lạ của nó. Đại bàng Harpy thoạt nhìn giống như một người đang mặc trang phục hóa trang Lần đầu nhìn thấy loài chim này, nhiều người dễ lầm...