Australia: Công bố gói viện trợ quân sự khoảng 250 triệu USD cho Ukraine
Ngày 12/7, Chính phủ Australia đã công bố gói viện trợ quân sự lớn nhất cho Ukraine trị giá khoảng 250 triệu USD.
Quân nhân Ukraine tại lễ chuyển giao các thiết bị quân sự và vũ khí hạng nặng tại Kiev. Ảnh tư liệu: TTXVN
Theo Bộ Quốc phòng Australia, gói hỗ trợ này bao gồm tên lửa phòng không, vũ khí không đối đất, vũ khí chống tăng, cũng như đạn pháo, đạn súng cối, đại bác và vũ khí cỡ nhỏ.
Gói viện trợ này nâng tổng mức viện trợ quân sự của Australia cho Ukraine lên hơn 1,1 tỷ USD.
Video đang HOT
Trước đó một ngày, Văn phòng Tổng thống Ukraine cho biết nước này và Romania đã ký kết thỏa thuận an ninh kéo dài 10 năm, nâng tổng số thỏa thuận hợp tác song phương dài hạn mà chính quyền Kiev đã ký kết với các nước và khu vực lên con số 23.
Tuyên bố của phía Ukraine cho biết thỏa thuận này có khuôn khổ tương tự nhưng nội dung khác so với thỏa thuận trước đây. Ukraine cho biết điểm đặc biệt của thỏa thuận với Romania là nội dung cụ thể quy định hoạt động hợp tác nhằm tăng cường an ninh ở khu vực Biển Đen, chẳng hạn như hoạt động rà phá bom mìn.
Ngoài ra, thỏa thuận cũng bao gồm đóng góp của Romania trong việc đào tạo phi công Ukraine lái máy bay phản lực F-16.
Viện trợ quân sự của EU cho Ukraine đạt 27 tỷ Euro
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, Đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell cho biết viện trợ quân sự của khối này cho Ukraine đã đạt 27 tỷ Euro (khoảng 28,8 tỷ USD) kể từ khi nổ ra xung đột với Nga hồi tháng 2 năm ngoái.
Quân nhân Ukraine tại lễ chuyển giao các thiết bị quân sự và vũ khí hạng nặng tại Kiev. Ảnh tư liệu: Getty Images/TTXVN
Hãng thông tấn quốc gia Ukrinform của Ukraine dẫn lời ông Borrell cho biết nguồn cung vũ khí của EU cho Ukraine đã đạt 27 tỷ Euro, con số cao kỷ lục trong lịch sử EU.
Kể từ khi xảy ra xung đột tại Ukraine, EU và các quốc gia thành viên đã cung cấp khoảng 89 tỷ USD hỗ trợ tài chính, quân sự, nhân đạo cho nước này. Trong đó, hỗ trợ quân sự bao gồm đạn dược, hệ thống phòng không, xe tăng cũng như các loại vũ khí và thiết bị khác.
Các nguồn thạo tin cho biết kế hoạch chi tiếp 20 tỷ Euro (21,4 tỷ USD) viện trợ quân sự cho Ukraine của EU dường như đang vấp phải sự phản đối từ một số nước EU và có thể không được thực hiện như đã thông báo trước đó.
Vào tháng 7 năm nay, ông Borrell đã đề xuất thành lập một quỹ trị giá 20 tỷ Euro để hỗ trợ quân đội Ukraine trong 4 năm tới. Quỹ này dự kiến sẽ giúp Ukraine trang trải chi phí mua các mặt hàng như đạn dược, tên lửa và xe tăng, đồng thời giúp chi trả cho việc huấn luyện binh lính Kiev.
Mặc dù EU đã có các gói hỗ trợ tương tự cho Ukraine thông qua Cơ sở Hòa bình Châu Âu, nhưng các quốc gia thành viên riêng lẻ có thể chặn việc triển khai các gói hỗ trợ cung cấp theo từng đợt này. Ngoài ra, các gói này cũng đang nhanh chóng cạn tiền.
Các bộ trưởng quốc phòng EU đang chuẩn bị thảo luận về kế hoạch này tại Brussels, Bỉ trong tuần này. Tuy nhiên, các nhà ngoại giao cho biết nhiều quốc gia, bao gồm cả Đức - nước có ảnh hưởng lớn trong EU - đã bày tỏ sự dè dặt về việc cam kết số tiền lớn như vậy trước vài năm.
Một nhà ngoại giao EU cho biết mức độ khả thi của kế hoạch viện trợ 21,4 tỷ USD nói trên đang giảm dần, nhưng một số quốc gia vẫn muốn có các cam kết với Ukraine ở cấp độ EU.
Ukraine kêu gọi Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ quân sự mới Ngày 28/3, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã có cuộc điện đàm với Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson, trong đó kêu gọi Washington nhanh chóng thông qua gói viện trợ quân sự mới cho Kiev. Quân nhân Ukraine tại lễ chuyển giao các thiết bị quân sự và vũ khí hạng nặng tại Kiev. Ảnh tư liệu: Getty Images/TTXVN Trên nền...