Australia công bố ba bước nới phong tỏa
Australia sẽ nới lỏng các biện pháp cách biệt cộng đồng theo quy trình gồm ba bước, với mục tiêu gỡ bỏ hầu hết hạn chế vào tháng 7.
“Bạn không thể trốn mãi dưới tấm chăn và không bao giờ đối mặt với bất cứ nguy hiểm nào. Đôi khi chúng ta phải rời khỏi đó”, Thủ tướng Australia Scott Morrison phát biểu trong cuộc họp báo hôm nay tại thủ đô Canberra.
Với dưới 20 ca nhiễm mới mỗi ngày, Morrison cho biết các bang và vùng lãnh thổ của Australia đều nhất trí về lộ trình ba bước, với mục tiêu gỡ bỏ hầu hết biện pháp hạn chế được áp đặt để phòng chống nCoV. Thời điểm bắt đầu mỗi giai đoạn phụ thuộc vào chính quyền địa phương. Giữa mỗi bước có thể là khoảng thời gian 4 tuần chuyển tiếp.
Video đang HOT
Thủ tướng Australia Scott Morrison phát biểu trong cuộc họp báo về Covid-19 tại thủ đô Canberra hôm nay. Ảnh: ABC.
Một số bang, bao gồm Queensland và Nam Australia, quyết định nới lỏng hạn chế từ ngày 11/5. Trong khi đó, những bang đông dân và nhiều ca nhiễm nCoV hơn cho biết họ sẽ giữ nguyên các quy định trong ít nhất vài ngày nữa.
Theo kế hoạch, trong giai đoạn đầu tiên, các nhà hàng và quán cafe sẽ mở cửa trở lại, nhưng chỉ tối đa 10 khách được vào cùng lúc. Nếu không có biến động lớn nào, các địa phương sẽ chuyển sang giai đoạn hai, dự kiến cho phép phòng gym, rạp chiếu phim, phòng triển lãm nối lại hoạt động, nhưng cũng chỉ được đón 20 khách cùng lúc. Trong giai đoạn này, các bang đóng cửa biên giới sẽ bắt đầu mở cửa.
Giai đoạn ba dự kiến cho phép tụ tập tối đa 100 người, nhân viên trở lại văn phòng và tái mở cửa các hộp đêm. Việc di chuyển giữa toàn bộ các bang cũng được nối lại, cùng một số chuyến bay quốc tế, như chặng Australia – New Zealand. Sinh viên quốc tế có khả năng được trở lại Australia trong giai đoạn này, nhưng phải cách ly 2 tuần.
Hồi tháng 3, Australia áp đặt các biện pháp cách biệt cộng đồng nghiêm ngặt, được cho là giúp hạn chế đáng kể số ca nhiễm nCoV mới. Nước này hiện ghi nhận gần 7.000 ca nhiễm và gần 100 người chết. Thủ tướng Morrison cảnh báo chính phủ vẫn phải cảnh giác với những đợt bùng phát mới.
Australia kêu gọi G20 ủng hộ điều tra độc lập nguồn gốc dịch Covid-19
Thủ tướng Australia khẳng định, cuộc điều tra độc lập sẽ đánh giá thời điểm khởi phát dịch bệnh, sự phát triển thành đại dịch và phản ứng của WHO.
Báo điện tử Tạp chí Tài chính Australia hôm 7/5 cho biết, Thủ tướng nước này Scott Morrison đã gửi thư cho tất cả các thành viên G20, trong đó có Trung Quốc để kêu gọi sự ủng hộ việc mở cuộc điều tra quốc tế độc lập để tìm hiểu về nguyên nhân gây ra dịch Covid-19.
Thủ tướng Australia Scott Morrison. Nguồn: Alex Ellinghausen.
Theo báo điện tử Tạp chí Tài chính Australia, trong bức thư gửi các thành viên G20, Thủ tướng Scott Morrison cho biết, các nhà lãnh đạo có nghĩa vụ rút ra những bài học kinh nghiêm từ dịch Covid-19 để từ đó có thể bảo vệ cho người dân của mình trong tương lai.
Thủ tướng Scott Morrison khẳng định, cuộc điều tra độc lập sẽ đánh giá về thời điểm khởi phát dịch bệnh, sự phát triển thành đại dịch, phản ứng của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và các quốc gia cũng như cách thức để tăng cường năng lực của cộng đồng quốc tế ứng phó với dịch bệnh. Trong lá thư này, Thủ tướng Scott Morrison cũng đề cập việc nâng cao khả năng thanh tra của WHO.
Thủ tướng Scott Morrison viết, Australia sẽ ủng hộ việc Liên minh Châu Âu đề nghị đánh giá lại WHO trong cuộc họp sắp tới của tổ chức này và khẳng định G20 đã cho thấy sự hợp tác của cộng đồng quốc tế trong vấn đề toàn cầu sẽ hỗ trợ năng lực ứng phó với khủng hoảng của từng quốc gia. Hiện nay Liên minh Châu Âu đang dự thảo một bản kiến nghị nhằm kêu gọi các thành viên của WHO ủng hộ việc đánh giá về cách thức tổ chức này ứng phó với Covid-19 để từ đó rút ra những bài học quan trọng. Dự thảo bản kiến nghị sẽ được thảo luận trước khi chính thức đưa ra tại hội nghị toàn thể của tổ chức này vào ngày 18/5 tới.
Australia hiện vẫn duy trì quan điểm theo đuổi cuộc điều tra quốc tế độc lập về dịch Covid-19 và không ủng hộ quan điểm của Mỹ về việc coi Covid-19 là sản phẩm của phòng thí nghiệm. Thủ tướng Australia Scott Morrison nhiều lần nhấn mạnh, đề xuất của Australia không phải là nhằm vào Trung Quốc hay bất kỳ quốc gia nào mà hoàn toàn chỉ để tìm hiểu về những gì đã diễn ra để từ đó có thể ngăn ngừa trường hợp tương tự xảy ra trong tương lai.
Tranh cãi xung quanh vấn đề lao động di cư tại Australia Thủ tướng Australia Scott Morrison cảnh báo việc thu hẹp chương trình cấp thị thực ngắn hạn cho các lao động nhập cư lành nghề có thể gây tổn hại cho nền kinh tế và các cộng đồng sắc tộc. Ảnh minh họa. (Nguồn: AAP) Sau khi thông báo lượng di cư ròng (số người nhập cư trừ số người di dân) của...