Australia có thể từ bỏ hoàn toàn nhiệt điện than vào năm 2043
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, bản dự thảo kế hoạch cập nhật của Cơ quan Điều hành thị trường năng lượng Australia (AEMO) cho thấy nhiệt điện than sẽ hoàn toàn vắng bóng trên Thị trường điện quốc gia (NEM) vào năm 2043.
Ảnh minh họa: reneweconomy.com.au
AEMO cho biết, các nhà máy nhiệt điện than đóng góp khoảng 23 gigawatt (GW) năng lượng trong NEM, trong đó dự kiến 5 GW bị cắt giảm vào năm 2030.
Tuy nhiên, trong bản dự thảo kế hoạch cập nhật, AEMO dự kiến khoảng 14 GW nhiệt điện than sẽ bị cắt giảm vào năm 2030, trong đó toàn bộ sản lượng điện sản xuất bằng than nâu và hơn 2/3 sản lượng điện sản xuất bằng than đen có thể được cắt giảm vào năm 2032. Nhiệt điện than sẽ hoàn toàn rút khỏi thị trường điện Australia vào năm 2043.
AEMO cho biết thêm, trong thập kỷ qua, các máy phát điện chạy bằng than đã rút khỏi thị trường sớm hơn thời gian được công bố, và áp lực cạnh tranh sẽ ngày càng gia tăng do sự thâm nhập ngày càng nhiều của máy phát điện tái tạo giá rẻ.
Dự thảo kế hoạch cũng nêu rõ, nhu cầu về điện ở Australia dự kiến sẽ tăng gấp đôi từ nay đến năm 2050, cùng với sự dịch chuyển khỏi các nguồn năng lượng khác như khí đốt tự nhiên và xăng dầu. Hiện NEM chỉ cung cấp dưới 180 Terawatt giờ (TWh) điện cho ngành công nghiệp và các hộ gia đình mỗi năm, nhưng con số này cần phải tăng gấp đôi vào năm 2050.
Theo mô hình của AEMO, để đáp ứng nhu cầu trên cũng như thích ứng với sự chuyển dịch từ nhiệt điện than sang các nguồn năng lượng tái tạo, Australia cần tăng gấp 9 lần số lượng các nhà máy phát điện tái tạo quy mô lớn như trang trại năng lượng gió và năng lượng Mặt Trời trong khi tăng gấp 5 lần năng lượng Mặt Trời quy mô nhỏ hơn (như tấm pin Mặt Trời trên mái nhà). Chính phủ Australia cũng sẽ cần xây dựng hơn 10.000 km đường dây tải điện mới và tăng cường năng lực cơ sở hạ tầng trước sự thay đổi sản lượng thường xuyên của các máy phát năng lượng tái tạo.
Trong một tuyên bố, Giám đốc điều hành AEMO Daniel Westerman cho biết quá trình chuyển đổi nhanh chóng của NEM đang tăng tốc nhờ “đầu tư mạnh mẽ vào sản xuất năng lượng tái tạo, lưu trữ và những cải tiến trong hệ thống truyền tải”. Những thay đổi được đề xuất trong kế hoạch dự thảo sẽ cung cấp “điện an toàn, đáng tin cậy và giá cả phải chăng” đồng thời giúp cắt giảm lượng khí thải.
Bên cạnh đó, Hội đồng Khí hậu Australia mới đây cũng đã chỉ ra rằng mức sản xuất điện tái tạo kỷ lục và việc sử dụng khí đốt giảm dần trong thời gian gần đây là một bằng chứng cho thấy khí đốt không thể cạnh tranh với năng lượng tái tạo. Trong khi đó, ủy viên Hội đồng Khí hậu Australia, ông Greg Bourne, nhận xét, các hộ gia đình và doanh nghiệp Australia đã và đang giảm dần việc sử dụng khí đốt gây ô nhiễm, đắt tiền và nguy hiểm, và xu hướng này sẽ còn tiếp tục.
Video đang HOT
Không phát triển điện than sau năm 2030
Bộ Công thương được yêu cầu rà soát lại một số nguồn điện than sau năm 2030 theo hướng chuyển đổi nhiên liệu hoặc không tiếp tục phát triển...
Chuyển đổi nhiên liệu hoặc không phát triển điện than
Văn phòng Chính phủ vừa thông báo kết luận của Phó thủ tướng Lê Văn Thành tại hội nghị lấy ý kiến hoàn thiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia 2021-2030, tầm nhìn 2045 (Quy hoạch điện VIII) ngày 19/11.
Theo đó, lãnh đạo Chính phủ giao Bộ Công thương nghiên cứu, tổ chức thực hiện Quy hoạch điện VIII phải bám sát các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính để đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050 như cam kết của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị COP26;
Dự thảo quy hoạch điện VIII lần 3 đã cắt giảm được 7.800 MW nhiệt điện than khó khả thi so với bản tháng 3
Trên cơ sở đó, hoàn thiện phương án cơ cấu nguồn điện phù hợp các giai đoạn đến năm 2045.
Đáng chú ý, Phó thủ tướng Lê Văn Thành chỉ đạo phải rà soát lại Quy hoạch một số nguồn điện than sau năm 2030 theo hướng chuyển đổi nhiên liệu hoặc không tiếp tục phát triển (nếu dự án không có các ràng buộc có nguy cơ gây thiệt hại về kinh tế).
Cân nhắc tăng thêm quy mô và nghiên cứu cơ chế chính sách phát triển điện gió ngoài khơi.
Nghiên cứu các cơ chế, chính sách, giải pháp để sử dụng hiệu quả và hợp lý hơn đối với nguồn năng lượng mặt trời, trong đó có giải pháp công nghệ lưu trữ điện.
Bộ Công thương cũng được yêu cầu xác định rõ tiêu chí các dự án quan trọng, ưu tiên đầu tư các giai đoạn quy hoạch (quy mô, vị trí xây dựng, hạ tầng đấu nối,....) để đảm bảo công khai, minh bạch, khả thi.
Bên cạnh đó, đề xuất các cơ chế quản lý thực hiện quy hoạch hiệu quả, khả thi nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu thực tiễn, tuyệt đối không để xảy ra thiếu điện.
Lãnh đạo Chính phủ cũng yêu cầu cơ quan soạn thảo tiếp thu ý kiến góp ý cụ thể tại Hội nghị để hoàn thiện Quy hoạch điện VIII; Đồng thời, sớm tổ chức hội nghị với các địa phương để có sự đồng thuận cao nhất, thống nhất về các tiêu chí tiêu chuẩn các dự án trong Quy hoạch...
Khác biệt so dự thảo Quy hoạch điện cũ
Trong bản Dự thảo Quy hoạch điện VIII được chỉnh sửa lần 3, với yêu cầu tiếp thu thông điệp của Việt Nam tại COP 26 đang được Bộ Công thương lấy ý kiến đã có những khác biệt so với bản cũ vào tháng 3/2021.
Quan điểm tính toán lần này là xem lại việc phát triển nhiệt điện than; Tính toán cân đối nguồn - tải theo vùng miền; Hạn chế truyền tải đi xa; Đảo đảm dự phòng từng miền, đặc biệt là ở miền bắc.
Đáng lưu ý, lần cập nhập này sẽ tính toán thêm việc phát triển điện gió (trên bờ và ngoài khơi) và xem xét lại việc phát triển điện mặt trời, đưa ra khỏi tính toán cân đối bảo đảm an ninh năng lượng công suất nguồn điện này.
"Do số giờ vận hành hạn chế (tương đương 4 giờ một ngày), chưa có hệ thống lưu trữ năng lượng. Nếu không tính nguồn điện mặt trời, hệ số dự phòng toàn quốc giảm từ hơn 69% xuống còn 43%, bảo đảm an toàn hệ thống...", Bộ Công thương lý giải.
Theo đó, tổng công suất nguồn điện đến năm 2030 hơn 155.700 MW, giảm hơn 24.000 MW so với phương án trình tháng 3; Đến năm 2045, tổng công suất đặt các nguồn điện toàn quốc là gần 333.590 MW, giảm gần 36.000 MW.
Trong đó, rà soát cắt giảm được 7.800 MW nhiệt điện than (NĐT) khó khả thi. Và đến năm 2030, tăng thêm công suất điện gió ngoài khơi thêm 1.000 MW lên 4.000 MW so với kịch bản tháng 3, điện gió trên bờ tăng thêm 1.258 MW lên 17.338 MW.
Khối lượng giảm nguồn điện này sẽ dẫn tới giảm chi phí đầu tư nguồn điện, chẳng hạn tổng công suất nguồn đến năm 2030 theo phương án tính toán mới giúp giảm gần 800.000 tỷ đồng vốn đầu tư.
Quy hoạch điện VIII sửa lần thứ 3 này cũng tính toán cân đối nguồn - tải theo vùng miền, hạn chế truyền tải điện đi xa, hạn chế thấp nhất truyền tải điện liên vùng.
So với dự thảo quy hoạch trước, lần này, cắt giảm hàng nghìn km đường dây 500 kV phải xây mới và bảo đảm dự phòng vùng miền ở mức độ hợp lý, nhất là ở miền Bắc...
Nga giúp Trung Quốc ứng phó với khủng hoảng năng lượng Tập đoàn năng lượng Inter RAO của Nga đã tăng gấp đôi lượng điện xuất khẩu đến Trung Quốc từ 1/11. Đây được coi là động thái của Nga hỗ trợ nước láng giềng Trung Quốc đang trong "cơn khát" năng lượng. Nhà máy nhiệt điện than tại Tân Cương, Trung Quốc. Ảnh: AP Kênh RT đã dẫn lời một đại diện của...