Australia chuẩn bị tiêm liều vaccine tăng cường
Ngày 24/8, Vùng lãnh thổ thủ đô (ACT) của Australia đã ghi nhận 30 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Đây là một mức cao kỷ lục mới tại thủ đô Canberra bất chấp việc khu vực này đã được phong tỏa 12 ngày qua.
Số ca nhiễm trên nâng tổng số ca liên quan đến ổ dịch này lên 167 ca, trong đó có 4 người đang phải điều trị trong bệnh viện.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân Australia ở Sydney ngày 4/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Thống đốc vùng ACT Andrew Barr cho biết hiện còn quá sớm để khẳng định liệu lệnh phong tỏa có thể được gia hạn đến sau 2/9 hay không, nhưng số ca nhiễm trong cộng đồng đang rất đáng lo ngại. Phát biểu với báo giới, ông Barr nêu rõ: “Lý do chúng ta phải phong tỏa là nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm. Khi càng nhiều người dân thủ đô Canberra được tiêm phòng, cộng đồng sẽ càng được bảo vệ tốt hơn”.
Người phụ trách y tế vùng ACT, Kerryn Coleman cho biết dù số ca nhiễm mới là một tin sốc với cộng đồng, nhưng các nhà chức trách đã tiên liệu điều này. Ông kêu gọi mọi người không nên quá lo lắng, đồng thời khẳng định: “Chúng ta đang đi đúng hướng và chỉ cần tiếp tục (áp dụng các biện pháp hiện nay) thêm một thời gian nữa”.
Tính đến sáng 24/8, bang New South Wales (NSW), bang đông dân nhất nước này với thủ phủ là Sydney, đã ghi nhận 753 ca nhiễm mới trong cộng đồng. Trong khi đó, bang Victoria đông dân thứ hai với thủ phủ là Melbourne đã ghi nhận 50 ca nhiễm mới trong cộng đồng. Đến nay, một nửa dân số Australia sống tại các bang NSW, Victoria và vùng ACT đang phải phong tỏa.
Video đang HOT
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Australia đang chuẩn bị cho việc tiêm mũi vaccine ngừa COVID-19 tăng cường trong năm 2022. Trước đó, hôm 13/8, Bộ trưởng Y tế Greg Hunt khẳng định nguồn dự trữ vaccine của Australia rất dồi dào và chính phủ đã tính đến khả năng cần đến liều vaccine tăng cường một năm sau khi được tiêm phòng đủ hai mũi. Bộ trưởng Hunt cho biết sẽ cần đến các mũi tiêm này trong vòng 12 tháng tính từ khi người dân được tiêm chủng đầy đủ.
Hiện Australia đã có những chuẩn bị rốt ráo cho kế hoạch tiêm chủng tăng cường trong năm 2022 và 2023. Chính phủ đã ký các thỏa thuận mua thêm 60 triệu liều vaccine của hãng Pfizer/BioNTech cho năm 2022 và 25 triệu liều vào năm 2023, ngoài 15 triệu liều của hãng Moderna. Australia cũng đã đặt mua 51 triệu liều vaccine của hãng Novavax (Mỹ) và hy vọng sẽ nhận được một phần lượng vaccine này trong năm 2022. Cuối tuần trước, Bộ Y tế cho biết vaccine của Novavax có thể được sử dụng như một liều tăng cường.
Cùng ngày, Viện nghiên cứu Doherty, cơ quan cố vấn cho chính phủ trong đại dịch COVID-19 có trụ sở tại Melbourne, cho rằng Australia cần xúc tiến các kế hoạch tái mở cửa khi đạt mức độ tiêm phòng 70-80%. Theo khuyến cáo của viện trên, chính phủ nên chuyển từ chiến lược không ca nhiễm (zero-cases) sang chiến lược hạn chế số ca tử vong và nhập viện khi ít nhất 70% dân số trên 16 tuổi được tiêm phòng đầy đủ. Thông cáo của viện trên nêu rõ: “Mức tiêm phòng này sẽ tạo điều kiện cho việc sống chung với virus giống như từng làm với các loại virus khác như virus cúm. Khi có tới 70% người được tiêm chủng, khoảng 10 hay 100 ca nhiễm/ngày trên cả nước là mức chấp nhận được”.
Hiện 30% người trưởng thành tại Australia được tiêm đủ hai mũi vaccine, trong khi 53% đã tiêm một liều. Australia ít bị ảnh hưởng của dịch hơn so với nhiều nước phát triển. Hiện nước này ghi nhận hơn 44.600 ca nhiễm và hơn 980 ca tử vong. Nhưng làn sóng lây nhiễm thứ 3 do biến thể Delta gây ra đã khiến những thành phố lớn nhất gồm Sydney và Melbourne và thủ đô Canberra phải phong tỏa nhiều tuần.
Thủ hiến bang New South Wales, bà Gladys Berejiklian kêu gọi: “Chúng ta hãy tập trung tiêm phòng vì đây là điều quyết định cách chúng ta sẽ tiếp tục sống như thế nào”. Bà từng cam kết sẽ giảm cách biện pháp hạn chế khi bang có 6 triệu người được tiêm phòng. Bà cho biết hiện “cột mốc” đã được vượt qua và thay đổi sẽ được thông báo vào cuối tuần này. Cụ thể, 59% người tại bang New South Wales đã được tiêm ít nhất 1 mũi, trong khi 31% đủ hai mũi, cao hơn tỷ lệ của cả nước.
* Tại New Zealand , chính phủ nước này đang cân nhắc khả năng gia hạn lệnh phong tỏa toàn quốc cấp độ 4 sau khi ghi nhận 41 ca nhiễm mới trong cộng đồng, gồm 38 ca tại Auckland và 3 ca tại Wellington, nâng tổng số ca nhiễm trong cộng đồng trên cả nước lên 148 ca.
Lệnh phong tỏa hiện nay được ban bố từ ngày 17/8, sau khi ghi nhận ca nhiễm biến thể Delta đầu tiên trong cộng đồng tại Auckland, và sẽ hết hiệu lực vào giữa đêm 27/8. Theo quy định phong tỏa cấp độ 4, các trường học và công ty đều phải đóng cửa, trừ những cơ sở kinh doanh hàng thiết yếu như siêu thị, hiệu thuốc và trạm dịch vụ.
Tổng số ca nhiễm trong cộng đồng tại Auckland, thành phố lớn nhất New Zealand, hiện là 137 ca. Con số này ở thủ đô Wellington là 11 ca. Tất cả các ca nhiễm đã được đưa đi cách ly và áp dụng các biện pháp phòng và kiểm soát lây nhiễm nghiêm ngặt, bao gồm cả việc mặc đồ bảo hộ PPE. Hiện đang có 9 ca COVID-19 đang được điều trị trong viện, trong đó 8 có liên quan đến đợt bùng phát hiện nay.
Mỹ cho phép kéo dài thời hạn sử dụng vaccine Johnson&Johnson
Hãng dược phẩm Johnson&Johnson ngày 10/6 cho biết Cơ quan Quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ (FDA) đã cho phép kéo dài thời hạn sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của hãng này thêm 6 tuần.
Vaccine phòng COVID-19 của Johnson & Johnson. Ảnh: AFP/TTXVN
Tháng 2 vừa qua, FDA Mỹ quy định hạn sử dụng của loại vaccine Johnson&Johnson là 3 tháng với điều kiện bảo quản trong nhiệt độ tủ lạnh bình thường. Trong thông báo đưa ra ngày 10/6, Johnson&Johnson nêu rõ căn cứ kết quả những nghiên cứu đánh giá về tính ổn định của vaccine, FDA đã kết luận rằng vaccine của Johnson&Johnson vẫn an toàn và hiệu quả sau 4 tháng rưỡi.
Việc kéo dài thời hạn sử dụng vaccine của Johnson&Johnson sẽ giúp duy trì nguồn cung vaccine ngừa COVID-19 tại Mỹ trong bối cảnh tiến trình tiêm phòng tại Mỹ đang chậm lại và ở mức trung bình 800.000 người/ngày trong tuần trước. Theo thống kê của Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Mỹ, tính đến nay, 21 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 của Johnson&Johnson - loại vaccine tiêm một mũi duy nhất - đã được phân phối tại Mỹ, trong đó mới chỉ có 11 triệu liều được sử dụng.
FDA đã rà soát thời hạn sử dụng của cả 3 loại vaccine đang được sử dụng tại Mỹ - gồm các loại Pfizer, Moderna và Johnson&Johnson. Vaccine của Pfizer và Moderna đều có thời hạn sử dụng 6 tháng.
Tới nay, đã có khoảng 64% người dân Mỹ từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 liều vaccine và mục tiêu của Tổng thống Joe Biden là nâng tỷ lệ này lên 70% trước ngày kỷ niệm Quốc khánh Mỹ 4/7.
Trong khi đó, giới chức y tế Trung Quốc cùng ngày cho biết nước này đã thiết lập một mạng lưới cung cấp huyết thanh cho các bệnh nhân COVID-19, với một ngân hàng dự trữ đặt ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc và các kho dự trữ tương tự ở các tỉnh trên toàn quốc.
Phát biểu tại một cuộc họp báo, ông Guo Yanhong, một quan chức của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc nêu rõ huyết thanh lấy từ các bệnh nhân COVID-19 đã bình phục đã chứng tỏ hiệu quả trong điều trị các bệnh nhân COVID-19 nặng.
Cho đến nay, cả nước Trung Quốc đã thu thập tổng cộng 1,47 triệu ml huyết thanh từ những người hiến tặng, khoảng 60% trong số đó được thực hiện ở Hồ Bắc.
Thành phố Nhật tiêm chủng kiểu 'đi từng ngõ, gõ từng nhà' Thảm họa kép động đất - sóng thần năm 2011 đẩy các quan chức thành phố Soma từ những người làm việc bàn giấy thành chuyên gia quản lý khủng hoảng. Những bài học năm xưa đang được vận dụng khi Soma bị COVID-19 tấn công. Trung tâm tiêm chủng của Soma là một nhà thi đấu thể thao được trưng dụng -...