Australia “cho không” đối tác tàu tuần tra hiện đại
Chính phủ Australia đang thực hiện chính sách trao tặng chiến hạm cho đối tác với mục đích thắt chặt tình hữu nghị và tăng cường an ninh hàng hải.
Australia đã trao tặng một chiếc tàu tuần tra thế hệ mới thuộc lớp Guardian cho chính phủ Quần đảo Solomon, trong một buổi lễ được tổ chức vào ngày 8 tháng 11 tại cơ sở của công ty đóng tàu Austal ở Henderson, phía Tây nước này.
Con tàu được đặt tên là RSIPVGizo (số hiệu 05), đây là một trong 21 chiếc thuộc lớp Guardian mà Canberra sẽ trao cho 12 quốc đảo Thái Bình Dương và Timor-Leste như một phần của chương trình thay thế tàu tuần tra lớp Pacific(còn gọi là Sea 3036).
Chiếc Gizo sẽ đảm nhiệm vai trò của tàu tuần tra Lata lớp Pacific vừa ngừng hoạt động. Con tàu đã được tiếp nhận bởi chính phủ Quần đảo Solomon trong buổi lễ có sự hiện diện của Thủ tướng Manasseh Sogavare và Bộ trưởng Quốc phòng Australia Melissa Price.
Video đang HOT
Tàu tuần tra Gizo lớp Guardian vừa đươc Australia trao tặng cho Solomon. Ảnh: Jane’s Defence Weekly.
Tàu tuần tra lớp Guardian có chiều dài tổng thể 39,5 m; chiều rộng 8 m; thủy thủ đoàn 23 người. Trái tim của tàu bao gồm hai động cơ diesl Caterpillar 3516C cho tốc độ tối đa 20 hải lý/h.
Những con tàu vỏ thép đang được chế tạo đã cân nhắc về không gian và trọng lượng để có thể trang bị một khẩu pháo hải quân cỡ 30 mm làm vũ khí chính, cũng như tích hợp bệ súng máy đa năng 12,7 mm bên mạn tàu.
Chương trình Sea 3036 có mục đích tăng cường an ninh cho khu vực hàng hải của Australia, thông qua việc giúp các nước láng giềng một cách trực tiếp bằng cách cung cấp 22 tàu tuần tra hiện đại cho các quốc đảo Thái Bình Dương trong giai đoạn từ năm 1987 đến 1997.
Đã có 13 quốc gia nhận được tàu mới là Quần đảo Cook, Fiji, Kiribati, Quần đảo Marshall, Micronesia, Palau, Papua New Guinea, Samoa, Quần đảo Solomon, Timor-Leste, Tonga, Tuvalu và Vanuatu, quá trình giao hàng dự kiến hoàn thành vào năm 2023.
Phong Vũ (Tổng hợp)
Theo doanhnghiepvn.vn
Trung Quốc và "vũ khí nước"
Tờ Nikkei Asian Review của Nhật Bản vừa cho đăng tải bài phân tích có tựa đề "Trung Quốc biến nguồn nước thành vũ khí, gây thêm hạn hán ở châu Á" của giáo sư Ấn Độ Brahma Chellaney, tố cáo Trung Quốc lợi dụng vị trí đầu nguồn các con sông chảy qua các nước khác, ồ ạt xây đập để biến nguồn nước thành công cụ gây sức ép, với hệ quả là làm cho nạn hạn hán ở châu Á thêm nghiêm trọng.
Sông Varuna ở Phoolpur (Ấn Độ) cạn trơ đáy
Những con đập khổng lồ
Theo chuyên gia Chellaney, Trung Quốc nằm ở trung tâm bản đồ về nguồn nước của châu Á. Nhờ có được vùng cao nguyên Tây Tạng giàu nguồn nước và vùng Tân Cương rộng lớn, Trung Quốc trở thành thượng nguồn các con sông chảy xuống 18 quốc gia vùng hạ lưu. Không một nước nào trên thế giới là đầu nguồn nước của nhiều quốc gia như thế. Khi xây dựng đập, hay những cấu trúc khác làm thay đổi dòng nước ở vùng biên giới, Trung Quốc thiết lập những cấu trúc lớn ở thượng nguồn, trang bị cho mình khả năng sử dụng nước như vũ khí. Ví dụ rõ nhất được tác giả nêu lên là sông Mê Công. Mùa hè vừa qua, mực nước của dòng sông dài 4.880km, có giá trị sống còn cho vùng Đông Nam Á này đã xuống mức thấp nhất từ hơn 100 năm qua, cho dù mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng cuối tháng 9.
Sau khi hoàn tất 11 con đập khổng lồ, Trung Quốc lại xây thêm một loạt đập nữa ở thượng nguồn dòng sông Mê Công. Ngoài ra, Bắc Kinh cũng xây đập trên những con sông xuyên quốc gia khác. Bắc Kinh luôn bị tham vọng xây đập ngày càng lớn, sâu, dài, cao hơn ám ảnh. Trung Quốc đã hoàn tất đập Tam Hiệp lớn nhất thế giới, công trình được cho là có kiến trúc vĩ đại nhất trong lịch sử, sau Vạn Lý Trường Thành... Trong kế hoạch xây dựng đập mới, có công trình trên con sông cao nhất thế giới Brahmaputra. Đập dự kiến nằm gần biên giới tranh chấp với Ấn Độ được canh phòng cẩn mật. Công suất điện sản xuất gần gấp đôi của đập Tam Hiệp, với hồ chứa dài hơn hồ lớn nhất của Bắc Mỹ là Great Lakes. Một số quốc gia Đông Nam Á cũng có đề án xây đập, do công ty Trung Quốc tài trợ và xây dựng, để xuất khẩu điện sang Trung Quốc.
Quản lý nước vì hòa bình
Từ khi Trung Quốc xây một loạt đập lớn trên sông Mê Công, hạn hán trở nên thường xuyên hơn ở các nước hạ lưu, nhưng Bắc Kinh không chấp nhận nguyên nhân đến từ đập của mình. Trong thực tế, Trung Quốc đã tìm cách đóng vai "cứu tinh", hứa sẽ xả thêm nước từ các con đập xuống cho các quốc gia bị hạn hán. Nhưng đề nghị này chỉ nêu bật tình trạng phụ thuộc hoàn toàn mới của các nước hạ nguồn vào thiện chí của Trung Quốc - một sự phụ thuộc được đặt ra ngày càng sâu sắc khi Trung Quốc xây dựng thêm những con đập khổng lồ trên sông Mê Công.
Với những tai họa về nước ngày càng tồi tệ trên khắp châu Á, lục địa này phải đối mặt với sự lựa chọn rõ ràng - đi theo con đường hiện tại, điều này chỉ có thể dẫn đến suy thoái môi trường nhiều hơn và thậm chí là chiến tranh nước, hoặc thay đổi cơ bản bằng cách bắt đầu con đường hợp tác dựa trên quy tắc.
Con đường thứ hai không chỉ đòi hỏi sự chia sẻ nước và lưu lượng dữ liệu thủy văn miễn phí mà còn đòi hỏi quản lý hiệu quả hơn việc tiêu thụ nước, tăng sử dụng nước tái chế và khử muối, các nỗ lực bảo tồn và thích ứng. Không thể làm được điều này nếu không có sự hợp tác của Trung Quốc, cho đến nay vẫn từ chối tham gia vào các thỏa thuận chia sẻ nguồn nước với bất kỳ nước láng giềng nào.
Nếu Trung Quốc không từ bỏ cách tiếp cận hiện tại, triển vọng cho một trật tự dựa trên quy tắc ở châu Á có thể bị xóa bỏ vĩnh viễn. Do đó, theo ông Chellaney, việc kéo được Trung Quốc vào cuộc đã trở nên thiết yếu trong việc quản lý nguồn nước vì hòa bình ở châu Á.
Châu Á hiện là trung tâm xây đập của thế giới, tập hợp hơn một nửa trong tổng số 50.000 đập lớn của hành tinh. Hạn hán nghiêm trọng đã xảy ra ở nhiều vùng rộng lớn, từ Australia cho đến bán đảo Ấn Độ. Tình trạng này đã phơi bày các rủi ro trong việc tập trung vào giải pháp đập, làm tăng thêm nguy cơ thiếu hụt nước sử dụng.
ĐỖ CAO tổng hợp
Theo gggp.org.vn
Thủ tướng Ấn Độ nói về việc ngăn không cho giọt nước sông nào chảy sang Pakistan Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cảnh báo Pakistan rằng ông "không nói đùa", sau khi Islamabad phản ứng về việc Ấn Độ muốn chặn dòng nước tới quốc gia láng giềng. Đập thủy điện ở Ấn Độ nằm giữa dòng sông chảy qua Pakistan. "Một khi tôi quyết định làm điều gì đó, tôi luôn luôn thực hiện", ông Modi khẳng định...