Australia chi 7,4 tỷ USD xây căn cứ cho hạm đội tàu ngầm hạt nhân
Chính phủ Australia sẽ chi ít nhất 10 tỷ AUD (7,4 tỷ USD) để xây căn cứ cho hạm đội tàu ngầm năng lượng hạt nhân tương lai của nước này.
Tàu ngầm HMAS Waller của Australia (Ảnh minh họa: Wikipedia).
Bloomberg đưa tin, chính phủ Australia sẽ chi ít nhất 10 tỷ AUD để xây dựng một căn cứ mới cho các tàu ngầm hạt nhân tương lai của nước này, trong bối cảnh Thủ tướng Australia Scott Morrison muốn cảnh báo về những mối đe dọa tiềm tàng với khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương.
Ông Morrison sẽ công bố dự án này trong một bài phát biểu về chính sách đối ngoại ở Sydney vào ngày 7/3. Đây sẽ là lần đầu tiên kể từ năm 1990 Australia xây dựng một căn cứ quân sự có quy mô lớn như vậy. Bộ Quốc phòng nước này đã chọn ra 3 phương án về địa điểm ở bờ Đông nước này gồm Newcastle và Port Kembla ở New South Wales, Brisbane ở Queensland.
Theo Bloomberg, trong bài phát biểu ở Viện Lowy, ông Morrison sẽ cảnh báo về việc “Australia sẽ phải đối mặt với môi trường an ninh khó khăn và nguy hiểm nhất trong 80 năm qua”.
Video đang HOT
Tháng 9 năm ngoái, Australia đã ký thỏa thuận an ninh AUKUS với Mỹ và Anh, theo đó Washington và London sẽ hỗ trợ Canberra đóng hạm đội tàu ngầm hạt nhân. Các khí tài này sẽ có thể cho phép Australia tăng cường khả năng triển khai lực lượng trên khắp khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Hiện vẫn chưa có thông báo nào về việc liệu Australia sẽ sử dụng thiết kế của Anh hay Mỹ cho hạm đội tàu ngầm của mình, hay nước này sẽ đào tạo hải quân như thế nào để ứng dụng công nghệ mới.
Trả lời ABC hôm 6/3, Bộ trưởng Quốc phòng Australia Peter Dutton cho biết, sẽ có thông báo về chương trình tàu ngầm “trong vòng vài tháng tới”.
Australia đã có một căn cứ tàu ngầm ở bờ Tây của nước này, nơi có sự hiện diện của hạm đội tàu ngầm lớp Collins đã cũ kỹ. Ông Morrison cho biết căn cứ ở bờ biển Tây sẽ tiếp tục hoạt động ngay cả sau khi cơ sở mới ở bờ Đông hoàn thành.
Giới quan sát nhận định rằng, AUKUS được cho là nhằm đối phó các động thái mở rộng tầm ảnh của Trung Quốc trong khu vực.
Việc Australia tham gia AUKUS đã khiến Trung Quốc không hài lòng. Đại sứ quán Trung Quốc tại thủ đô Washington, Mỹ hồi năm ngoái đã kêu gọi các quốc gia tham gia thỏa thuận này “rũ bỏ tâm lý Chiến tranh Lạnh và định kiến ý thức hệ”. Phát ngôn viên Đại sứ quán Trung Quốc Liu Pengyu cho rằng các nước “không nên thiết lập nên các khối nhằm mục tiêu hoặc gây tổn hại đến lợi ích của các bên thứ ba”.
Nga - Ukraine đàm phán lần 3 tìm giải pháp ngừng chiến sự
Hai phái đoàn Nga và Ukraine dự kiến sẽ tổ chức vòng đàm phán lần thứ 3 vào hôm nay, trong nỗ lực nhằm tìm một giải pháp ngoại giao cho tình hình chiến sự kéo dài hơn 10 ngày qua.
Vòng đàm phán đầu tiên giữa Nga và Ukraine diễn ra ở Belarus vào ngày 28/2 (Ảnh: Reuters).
Hãng tin Sputnik ngày 7/3 đưa tin, phái đoàn Nga đã bắt đầu lên đường tới Belarus để tiến hành vòng đàm phán thứ 3 với Ukraine dự kiến diễn ra vào cùng ngày.
RIA dẫn dữ liệu từ trang web theo dõi lộ trình máy bay Flightradar cho hay, phái đoàn Nga dường như đã tới thành phố Brest ở Belarus để bàn các biện pháp chấm dứt xung đột với Ukraine. Hiện các bên chưa cung cấp chính xác với thời gian và địa điểm diễn ra cuộc họp.
Trong khi đó, trang tin Ukrinform của UKraine cho biết, vòng đàm phán giữa Nga và Ukraine sẽ bắt đầu trong vài giờ tới, nhưng lịch trình có thể bị ảnh hưởng vì "các vấn đề liên quan tới việc di chuyển của phái đoàn Ukraine". Ukrinform nói rằng, cuộc họp sẽ diễn ra ở Belovezhskaya Pushcha, Belarus.
Đây cũng là địa điểm diễn ra 2 vòng đàm phán giữa Moscow và Kiev vào hôm 28/2 và 3/3.
Hôm 5/3, David Arakhamia, một thành viên trong phái đoàn đàm phán của Ukraine với Nga, cho biết Kiev để ngỏ phương án đàm phán với Nga về "các mô hình phi NATO" cho tương lai của nước này.
Trong khi đó, cố vấn của Tổng thống Ukraine, Alexey Arestovich ngày 4/3 cho biết, phía Nga đang có xu hướng rút dần các yêu cầu mà ban đầu họ đưa ra trong các cuộc đàm phán giữa hai bên.
Trong vòng đàm phán thứ 2, hai bên đã thống nhất về việc mở hành lang nhân đạo để dân thường thoát khỏi vùng chiến sự. Tuy nhiên, vào ngày 5/3, thỏa thuận này chưa thể được thực thi ở 2 thành phố Mariupol và Volnovakha, trong khi 2 bên đồng loạt cáo buộc lẫn nhau đã vi phạm lệnh ngừng bắn dẫn tới việc người dân không thể di tản di tản.
Tới ngày 7/3, Nga thông báo sẽ ngừng bắn để mở hành lang nhân đạo từ 4 hướng Kiev, Kharkov, Sumy và Mariupol. Lực lượng vũ trang Nga sẽ kiểm soát việc di tản của dân thường bằng máy bay không người lái.
Cũng trong ngày 7/3, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov thông báo, kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt hôm 24/2, quân đội nước này đã phá hủy 2.396 mục tiêu quân sự của Ukraine, bao gồm 82 trung tâm chỉ huy và liên lạc, 119 hệ thống phòng không S-300, Buk-M1 và Osa và 76 trạm radar.
Các lực lượng vũ trang Nga cũng phá hủy 827 xe tăng và các phương tiện bọc thép chiến đấu khác của Ukraine, 84 bệ phóng tên lửa, 304 pháo dã chiến và súng cối, 603 xe quân sự đặc biệt và 78 máy bay không người lái.
Nga sắp chuyển hơn 13.000 tấn hàng nhân đạo cho người dân Ukraine Bộ Quốc Phòng Nga cho biết, hơn 13.000 tấn hàng viện trợ nhân đạo sẽ được chuyển đến tay người dân Ukraine trong thời gian sớm nhất. Người Ukraine đi sơ tán tại biên giới với Ba Lan (Ảnh minh họa: Reuters). Trụ sở điều phối ứng phó nhân đạo thuộc Trung tâm Quản lý Quốc phòng Nhà nước Nga ngày 6/3 cho...