Australia cập nhật quy định nhập cảnh liên quan tới dịch COVID-19
Chính phủ Australia vừa cập nhật các quy định nhập cảnh liên quan tới dịch bệnh COVID-19. Theo đó, bắt đầu từ ngày 5/1, khách du lịch Trung Quốc sẽ buộc phải làm xét nghiệm bệnh COVID-19 trong vòng 48 giờ trước khi khởi hành và chỉ khách nào có kết quả xét nghiệm âm tính mới được phép vào Australia.
Hành khách xếp hàng chờ làm thủ tục tại sân bay Sydney, Australia. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, quy định trên được Bộ trưởng Y tế Mark Butler ban hành ngày 2/1, sau khi Chính phủ Trung Quốc thông báo hủy bỏ các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt theo chiến lược “Không COVID” để chuyển sang giai đoạn “sống chung với virus”. Bộ trưởng Butler dự báo lượng khách du lịch từ Trung Quốc đến Australia sẽ tăng đột biến trong thời gian tới. Ông nhận định đây là một bước phát triển rất tích cực, nhưng cũng đáng lo ngạ. Bộ trưởng Butler nhấn mạnh Canberra muốn thực hiện một cách tiếp cận cẩn trọng để đảm bảo sức khỏe của người dân.
Ngay sau khi thông tin được công bố, một làn sóng tranh cãi đã xuất hiện trong cộng đồng chuyên gia y tế và giới kinh doanh ở Australia. Chuyên gia về bệnh truyền nhiễm Robert Booy, trường Đại học Sydney, cho biết ông ủng hộ quyết định của chính phủ. Ông lý giải có khả năng xuất hiện một biến thể phụ mới trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay ở Trung Quốc, do đó việc tăng cường kiểm soát nguồn bệnh là điều cần thiết. Trong khi đó, Giám đốc Y tế quốc gia của Australia, Giáo sư Paul Kelly, cho rằng không cần thiết phải áp đặt các hạn chế bổ sung đối với du khách từ Trung Quốc khi tỷ lệ tiêm chủng ở Australia đã đạt mức cao và hệ thống giám sát địa phương hiệu quả. Ông Kelly khuyến nghị tăng cường giám sát COVID-19 thông qua các chương trình xét nghiệm diện rộng, như xét nghiệm nước thải trên máy bay, nước thải sinh hoạt hộ gia đình và lấy mẫu tự nguyện từ những người nhập cảnh.
Video đang HOT
Hội đồng Kinh doanh Australia cũng lên tiếng phản đối quyết định của chính phủ, cảnh báo rằng bất kỳ động thái nào nhằm áp đặt các hạn chế biên giới đều sẽ tạo ra ảnh hưởng tiêu cực cho hoạt động kinh doanh.
Trong khi đó, cùng ngày, tờ The Independent của Anh đưa tin, kể từ tuần tới, hành khách đến từ Trung Quốc khi nhập cảnh Anh sẽ không bắt buộc phải làm xét nghiệm COVID-19.
Theo đó, việc xét nghiệm COVID-19 tại sân bay Heathrow được thực hiện trên tinh thần tự nguyện của hành khách. Những người có kết quả xét nghiệm dương tính sẽ không bị cách ly hoặc yêu cầu tự cách ly tại nơi lưu trú.
Tuần trước, Chính phủ Anh thông báo hành khách đến từ Trung Quốc sẽ phải trình chứng nhận xét nghiệm âm tính với COVID-19, được thực hiện trong 48 giờ trước khi khởi hành.
Thụy Sĩ chưa có kế hoạch siết chặt phòng dịch COVID-19 với du khách từ Trung Quốc
Ngày 30/12, Thụy Sĩ cho biết hiện không có kế hoạch siết chặt các biện pháp hạn chế phòng dịch COVID-19 đối với hành khách đến từ Trung Quốc đại lục.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại nơi công cộng ở Thụy Sĩ. Ảnh minh họa: THE STRAITS TIMES/TTXVN
Trao đổi với hãng tin AFP, một người phát ngôn Bộ Y tế Thụy Sĩ cho biết việc yêu cầu hành khách cung cấp chứng nhận tiêm vaccine ngừa COVID-19, đã bình phục sau mắc bệnh hay kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 để đến Thụy Sĩ hiện không cần thiết. Thụy Sĩ hiện cũng không có kế hoạch áp đặt các biện pháp y tế tại khu vực biên giới. Quan chức này cho biết nước này đang và sẽ hợp tác chặt chẽ với Liên minh châu Âu (EU) và các nước châu Âu khác trong phòng ngừa dịch bệnh COVID-19, cũng như sẽ phối hợp hành động với các đối tác EU nếu cần thiết.
Thụy Sĩ không thuộc EU nhưng được bao quanh bởi các quốc gia là thành viên của liên minh này và nằm trong khu vực tự do đi lại Schengen của châu Âu.
Trước đó, Ủy ban An ninh Y tế của EU đã thảo luận về chiến lược chung nhằm giảm thiểu nguy cơ lây lan virus SARS-CoV-2 trong bối cảnh du khách từ Trung Quốc đổ về các nước châu Âu đi du lịch sau khi Bắc Kinh dỡ bỏ hầu hết hạn chế đi lại. Sau cuộc họp, ủy ban này tuyên bố các nước EU cần phải hành động cùng nhau và sẽ tiếp tục các cuộc thảo luận. Một cách tiếp cận phối hợp của EU là cần thiết vì hầu hết các quốc gia thành viên đều tham gia khu vực tự do đi lại Schengen. Sau những biện pháp hạn chế đi lại nghiêm ngặt thời kỳ đỉnh dịch, EU đã mở cửa biên giới. Tuy nhiên, các quốc gia thành viên nhất trí có thể kích hoạt chế độ "phanh khẩn cấp" trong thời gian ngắn để ứng phó thách thức bất ngờ.
Cũng trong ngày 30/12, các quan chức của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã có cuộc gặp với giới chức Trung Quốc để thảo luận về tình hình dịch COVID-19 tại nước này, đồng thời cung cấp kiến thức chuyên môn cũng như hỗ trợ thêm của WHO. Tại cuộc gặp, các quan chức thuộc Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc và Cơ quan Quản lý quốc gia về kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc đã thông báo cho WHO về chiến lược và hành động của nước này về mặt dịch tễ học, giám sát biến thể, tiêm chủng, chăm sóc lâm sàng, truyền thông và nghiên cứu và phát triển. Trong khi đó, các quan chức WHO cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chia sẻ dữ liệu thời gian thực về tình hình dịch tễ học cũng như dữ liệu về việc tiêm chủng.
Giới chuyên gia y tế Trung Quốc cho biết nước này đang theo dõi sát sao các đột biến của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 và tích cực phối hợp với các nỗ lực toàn cầu trong vấn đề này. Phát biểu tại một cuộc họp của Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện, người đứng đầu nhóm chuyên gia ứng phó với dịch COVID-19 thuộc Ủy ban Y tế Quốc gia, ông Liang Wannian nêu rõ nước này sẽ báo cáo cho WHO ngay khi phát hiện các biến thể mới hoặc sự thay đổi về nguy cơ lây nhiễm và độc lực của virus đột biến.
Indonesia dỡ bỏ hoàn toàn biện pháp phòng dịch COVID-19 Tổng thống Indonesia Joko Widodo ngày 30/12 thông báo nước này đã dỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp phòng dịch COVID-19. Quyết định trên có hiệu lực ngay lập tức do phần lớn người dân đã có kháng thể đối với bệnh này. Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Jakarta, Indonesia. Ảnh: THX/TTXVN Phát biểu tại cuộc họp báo,...