Australia cảnh báo thảm họa khủng khiếp khi cháy rừng ở 2 bang láng giềng hợp nhất
Giới chức bang Victoria và New South Wales kêu gọi người dân di tản trong bối cảnh các đám cháy ở rìa giáp ranh 2 bang này có nguy cơ hợp nhất tạo thành một ngọn lửa khổng lồ trong vài giờ.
Các nhà chức trách Australia đang lo ngại những cơn gió mạnh hướng Tây Bắc sẽ đẩy các đám cháy ở Corryong, Đông Bắc Victoria về phía ngọn lửa đang bao trùm Dunns, New South Wales.
Sự thay đổi hướng gió kết hợp với điều kiện khô nóng có thể sẽ trở thành chất xúc tác để các đám cháy “hút nhau”.
Giới chức địa phương kêu gọi người dân tại các khu vực Biggara, Tintaldra, Towong, Towong Upper, Walwa ở bang Victoria và các vùng lân cận sơ tán ngay lập tức. Với cư dân ở Batlow, phía Tây đập Blowering, Wondalga ở New South Wales, việc di tản giờ đã là quá muộn khi ngọn lửa dự kiến tấn công các khu vực này chiều 3/1.
2 đám cháy lớn bùng phát ở khu vực giáp ranh giữa bang Victoria và New South Wales. (Ảnh: NASA)
Văn phòng dự báo khí tượng Jonathan How dự đoán gió sẽ đổi hưởng vào chiều 4/1 khiến nhiệt độ của khu vực có thể sẽ tăng vọt lên 43 độ C.
Những cơn gió mạnh dự kiến sẽ bắt đầu xâm nhập vào Gippsland, bang Victoria vào đầu giờ chiều 4/1 trước khi di chuyển dọc theo bờ biển. Chúng sẽ tới Sydney lúc nửa đêm.
Bên cạnh nỗi lo về các đám cháy, hàng nghìn người Australia đang phải vật lộn vì tình trạng thiếu xăng trong khu vực dẫn tới việc di tản bị trì hoãn. Nhiều con đường bị tắc nghẽn nghiêm trọng từ hôm 2/1 do nhiều tuyến đường chính bị phong tỏa vì hỏa hoạn.
Video đang HOT
Đêm 2/1, hàng trăm người phải ngủ đêm trên đường sau khi tuyến cao tốc Princes dọc bờ biển phía Nam bang New South Wales bị phong tỏa.
Trong trong tuyên bố trấn an người dân, Thủ tướng Scott Morrison yêu cầu mọi người kiên nhẫn trong quá trình sơ tán.
“Tôi biết các bạn có con trong xe và nhiều người lo lắng khi giao thông đình trệ. Nhưng điều tốt nhất nên làm là kiên nhẫn”, ông cho hay.
Người người bị mắc kẹt trong trung tâm cứu trợ Corryong, bang Victoria được chính quyền hộ tống dọc tuyến cao tốc Murray Valley để tới Tallangatta.
Đám khói khổng lồ bốc lên từ vụ cháy rừng ở Đông Gippsland, Victoria. (Ảnh: PR)
Xa hơn về phía nam Nam, tại thị trấn ven biển Mallacoota, nơi hơn 4.000 người dân địa phương và du khách bị mắc kẹt kể từ vụ cháy rừng tàn khốc vào đêm giao thừa, cuộc di tản lịch sử đã bắt đầu.
Nhóm di tản đầu tiên lên tàu MV Sycamore của hải quân Australia vào khoảng sáng 3/1, 24 giờ sau khi ngọn lửa được dự báo tiếp tục lan rộng. MV Sycamore sẽ cập cảng phía Tây ở Nam Victoria sau 24 giờ. Các chuyến tàu khác dự đoán sẽ sớm đưa những người còn lại tới nơi trú ẩn an toàn trong thời gian sớm nhất.
Đêm 2/1, Thủ hiến bang Victoria Daniel Andrews tuyên bố tình trạng thảm họa khi mà cháy rừng đang diễn biến ngày càng phức tạp. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử một tuyên bố cấp cao nhất theo Đạo luật Quản lý khẩn cấp được ban hành tại bang Victoria.
Người dân gặp khó trong việc di tản khi vì ùn tắc phương tiện giao thông. (Ảnh: 9 News)
Ông Andrews cho biết mục đích của tuyên bố nhằm kêu gọi tất cả cộng đồng đang bị ảnh hưởng bởi hỏa hoạn rời đi sớm nhất có thể để đảm bảo an toàn cho bản thân. Tình trạng thảm họa sẽ kéo dài trong vòng 7 ngày liên tiếp, bắt đầu từ ngày 3/1 tại 6 khu vực và các khu nghỉ dưỡng trên núi cao của bang Victoria.
Không lâu sau Victoria, New South Wales (NSW) cũng ban bố tình trạng khẩn cấp lần ba trong vòng hai tháng.
SONG HY (Nguồn: Daily Mail)
Theo vtc.vn
Sông băng New Zealand hóa nâu vì tro tàn từ cháy rừng Australia
Sông băng ở New Zealand đã chuyển sang màu nâu vì tro tàn và bụi từ các đám cháy rừng ở Australia bay sang. Chuyên gia cho rằng băng sẽ tan nhiều hơn 30% trong mùa này.
Ngày 1/1, người dân ở nhiều khu vực của Đảo Nam bất ngờ chứng kiến khói mù màu cam và mặt trời đỏ rực khi thức dậy. Hiện tượng này xuất hiện do khói từ các đám cháy ở bang Victoria và New South Wales của Australia bắt đầu bay sang phía đông hôm 31/12.
Đến ngày 2/12, những bức ảnh được chụp từ dãy núi Nam Alps (trải dài theo chiều dài của Đảo Nam) cho thấy khói mù cuốn theo bụi đã nhuộm các đỉnh núi tuyết và sông băng thành màu nâu.
Cựu thủ tướng Australia Helen Clark bày tỏ lo ngại về các tác động môi trường lâu dài với Nam Alps.
"Tác động của tro bụi đến sông băng là có thể đẩy nhanh quá trình băng tan", ông Clark viết trên Twitter. "Làm thế nào thảm kịch của một nước có thể lan sang nước khác".
Theo Guardian, New Zealand có hơn 3.000 sông băng nhưng kể từ những năm 1970, các nhà khoa học ghi nhận 1/3 số này đã biến mất. Với tình hình hiện tại, ước tính sông băng sẽ biến mất hoàn toàn ở New Zealand vào cuối thế kỷ.
Các sông băng ở New Zealand bị chuyển thành màu nâu vì khói và tro tàn từ cháy rừng Australia. Ảnh: Twitter/@Rachelhatesit.
Giáo sư Andrew Mackintosh, Hiệu trưởng trường Trái đất, Khí quyển và Môi trường thuộc Đại học Monash, cho biết trong gần hai thập kỷ nghiên cứu về sông băng ở New Zealand, ông chưa từng thấy lượng bụi lớn như vậy bay qua biển Tasman. Đây là vùng biển hơn 2.000 km giữa Australia và New Zealand.
Lượng tro bụi hiện tại có khả năng làm tăng sự tan chảy của băng hơn 20-30% dù đây chỉ là ước tính, theo ông Mackintosh.
Cư dân ở Auckland và Đảo Bắc của New Zealand hôm nay thức dậy với bầu trời màu cam bất thường, được cho là kết quả của các đám cháy rừng từ Australia.
"Tác động của bụi có thể sẽ kéo dài không quá một năm nhưng nếu Australia tiếp tục bị ảnh hưởng bởi hạn hán và cháy rừng nghiêm trọng thì đó sẽ là một trong những yếu tố phá hủy toàn bộ sông băng ở New Zealand", giáo sư này cho biết độ trắng của băng và tuyết phản ánh sức nóng của mặt trời và băng tuyết sẽ tan nhanh hơn nếu nó chuyển đục.
Cơ quan khí tượng của New Zealand MetService cho biết phần lớn khói sẽ lưu lại ở đảo quốc này đến hết ngày mai, 3/1.
Theo news.zing.vn
Sydney bị khói mù bao phủ, cư dân Đông Australia sơ tán vì cháy rừng Cư dân các vùng phía đông Australia đã phải đi sơ tán, trong khi nhiệt độ tăng mạnh và gió lớn đe dọa thổi bùng các đám cháy rừng trên diện rộng ở phía bắc Sydney. Chất lượng không khí ở Sydney đã sụt giảm nghiêm trọng hôm 10/12 khi thành phố bị bao phủ trong làn khói dày đặc, làm gián đoạn...