Australia cân nhắc yếu tố Trung Quốc trước khi trở thành thành viên G7
Hiện vẫn chưa rõ, Australia sẽ dự thượng đỉnh G7 vào tháng 9 tới với tư cách khách mời hay đã được đề nghị làm thành viên chính thức của cơ chế này.
Truyền thông Australia vừa cho biết, Thủ tướng Australia Scott Morrison đã chấp nhận lời mời của Tổng thống Mỹ Scott Morrison về việc tham dự Hội nghị thượng đỉnh G27 vào tháng 9 tới. Trước đó vào sáng nay, hai nhà lãnh đạo cũng đã có cuộc nói chuyện điện thoại về vấn đề này. Như vậy, đây là năm thứ hai liên tiếp Australia được mời tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 tiếp sau hội nghị đầu tiên được tham dự vào năm ngoái tại Pháp.
Thủ tướng Australia Scott Morrison sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 vào tháng 9/2020. Ảnh: AAP
Trước đó vào cuối tuần qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông muốn cải cách G7 bằng việc mời thêm một số quốc gia như Nga, Hàn Quốc, Australia và Ấn Độ tham dự cuộc họp dự kiến vào tháng Chín tới. Tổng thống Donald Trump đã gọi điện thoại để trao đổi với các nhà lãnh đạo Australia, Nga và Hàn Quốc về ý định này. Ngoài Australia, Hàn Quốc cũng đã nhận lời mời tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 sắp tới.
Như vậy cho đến lúc này, việc Australia tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 vào tháng Chín tới đã rõ ràng song việc nước này có được mời làm thành viên mở rộng hay không thì vẫn còn bỏ ngỏ.
Tham gia G7 là cơ hội khẳng định vị thế của Australia
G7 là nhóm 7 nước có nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới gồm Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản, Anh và Mỹ. Theo số liệu năm 2018, nhóm này chiếm khoảng 58% tài sản toàn cầu và đóng góp khoảng 46% vào GDP toàn cầu. Vì vậy, bất kỳ quốc gia nào khi được mời tham dự cuộc họp của nhóm này đều là sự khẳng định về vai trò và vị trí của quốc gia đó trên trường thế giới. Năm ngoái, Australia cũng đã được Pháp mời tham dự hội nghị thượng đỉnh G7 với tư cách khách mời. Nếu việc tham dự hội nghị với tư cách khách mời là sự khẳng định vị thế của một quốc gia thì việc trở thành thành viên của G7 còn ý nghĩa lớn hơn nữa khi không chỉ được công nhận là quốc gia phát triển hàng đầu mà còn là cơ hội để quốc gia đó phát huy ảnh hưởng rộng hơn trên toàn thế giới. Australia cũng không ngoại lệ.
Vì lý do này mà ông Michael Fullilove, Giám đốc điều hành viện Lowy khẳng định, Australia nên theo đuổi việc trở thành thành viên của G7. Ông Michael Fullilove cho biết “Australia là nền kinh tế lớn thứ 13-14 của thế giới”, việc tham gia của Australia vào G7 sẽ giúp thu hẹp khoảng cách giữa các thành viên trong lúc cơ chế này đang tập trung quá nhiều vào Châu Âu”. Ông Michael Fullilove nhận định, “tư cách là thành viên G7 mở rộng sẽ giúp Australia theo đuổi mục tiêu và lợi ích của mình ở vị trí cao nhất”.
Video đang HOT
Những vấn đề Australia cân nhắc khi tham gia G7
Cho dù cho đến lúc này vẫn chưa rõ là liệu Australia có được mời làm thành viên của G7 mở rộng hay không song những tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang tạo ra cuộc thảo luận tại Australia. Giới học giả Australia cho rằng, nước này cần tìm hiểu kỹ về định hướng, mục tiêu hợp tác trong khuôn khổ G7 để tránh tham gia vào một cơ chế đối đầu với Trung Quốc.
Ông Ashley Townshend, Giám đốc chính sách ngoại giao và quốc phòng thuộc Trung tâm nghiên cứu Mỹ thuộc Đại học Sydney nhận định việc trở thành thành viên chính thức của G7 vừa là “bẫy” vừa tạo ra sự “chia rẽ” mà Australia cần phải cân nhắc. Ông Ashley Townshend cho biết “bất kỳ nỗ lực cải cách nghiêm túc G7 đều được hoan nghênh từ quan điểm của Australia” tuy vậy, “cách tiếp cận đối đầu trực tiếp của Tổng thống Mỹ Donald Trump với Trung Quốc sẽ không có lợi cho lợi ích của Australia”. Australia hiện đang là thành viên của Tứ giác kim cương cùng với Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản để tạo ra sự cân bằng với Trung Quốc. Vì vậy việc tham gia thêm các cơ chế khác nhằm đối trọng với Trung Quốc sẽ càng khiến cho quan hệ vốn đang gặp nhiều khó khăn với Trung Quốc có thêm nhiều thách thức mới.
Cùng chung quan điểm này, ông Allan Gyngell, nguyên lãnh đạo cơ quan tình báo Australia và hiện là Chủ tịch của Viện nghiên cứu Quan hệ quốc tế Australia nhận định, Australia cần phải suy nghĩ cẩn thận về việc gia nhâp G7 mở rộng. Ông Allan Gyngell cho biết không muốn Australia tham gia vào một “liên minh chống lại Trung Quốc”.
Trung Quốc là đối tác thương mại quan trọng nhất của Australia với kim ngạch thương mại hai chiều đạt 235 tỷ vào năm ngoái, chiếm gần 30% giá trị trao đổi thương mại của Australia với thế giới. Trung Quốc cũng được cho là nền kinh tế đóng vai trò giúp Australia nhanh chóng lấy lại động lực tăng trưởng để vượt qua những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Tuy vậy trong những năm gần đây và mới nhất là từ khi dịch Covid-19 bùng phát, quan hệ giữa Australia và Trung Quốc đang đi xuống. Trong bối cảnh Australia vẫn tiếp tục cần Trung Quốc với vai trò là đối tác kinh tế để giúp nước này phục hồi sau những tác động của dịch Covid-19 thì nước này sẽ càng phải cân nhắc kỹ hơn các hoạt động quốc tế để tránh làm tổn hại không cần thiết tới mối quan hệ vốn đang gặp nhiều khó khăn với Trung Quốc.
Không chỉ vậy, các nhà nghiên cứu Australia cũng cho rằng nước này cũng cần thận trọng đánh giá về mục đích thực sự đằng sau đề xuất mở rộng G7. Ông Allan Gyngell nhận định, nếu G7 mở rộng tập trung vào các vấn đề kinh tế mà lại thiếu sự có mặt của Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới thì hiệu quả sẽ hạn chế. Bên cạnh đó, ông Alland Gyngell cũng lưu ý Australia cần đánh giá về ý nghĩa của việc này đối với các tổ chức đa phương khác và cho rằng, việc mở rộng G7 có thể ảnh hưởng đến sự tồn tại của các cơ chế hợp tác đa phương khác.
Ông Daniel Flitton, tổng biên tập tạp chí The Interpreter thuộc viện nghiên cứu Lowy nhận định, đề xuất mở rộng G7 vào thời điểm chỉ còn vài tháng nữa diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống tại Mỹ sẽ khiến cho đề xuất này gặp nhiều khó khăn. Không phải chờ đợi lâu, hôm nay, Thủ tướng Canada và Anh cũng đã lên tiếng phản đối việc Mỹ mời Nga tham dự cho thấy việc mở rộng G7 như đề xuất của Tổng thống Trump không dễ thành hiện thực.
Bốn lo ngại về ảnh hưởng của Trung Quốc ở Australia
Trung Quốc có thể dùng thương mại và đầu tư, gây ảnh hưởng đến giá đất, an ninh lương thực, an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại của Australia.
Theo thống kê năm 2018, Trung Quốc là chủ sở hữu đất nước ngoài lớn thứ hai ở Australia. Hầu hết đất đai thuộc sở hữu nước ngoài nằm ở bang Tây Australia và vùng Lãnh thổ phía Bắc. Các công ty Trung Quốc kiểm soát 2,3% đất của nước này, đứng sau Anh (2,6%) và trước Mỹ (0,7%). Tổng cộng họ sở hữu hơn 9,1 triệu ha đất ở Australia.
Đánh giá về thực tế này, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải, Trung tâm Tương lai chính sách, Đại học Queensland, Australia, cho rằng có 4 tác động chính.
Thứ nhất, nhu cầu lớn của người Trung Quốc từng đẩy giá bất động sản ở Australia tăng vọt, tạo bong bóng khiến người dân địa phương không thể giao dịch. Riêng tại Sydney, giá nhà tăng đến 75% trong suốt 5 năm tính đến giữa 2017, khi nhiều người Trung Quốc săn lùng các căn hộ và biệt thự gần bến cảng, theo Bloomberg. Khi giá nhà đất ở Australia giảm do ảnh hưởng của Covid-19, Robert Klaric, chuyên gia tư vấn bất động sản có hơn 30 năm kinh nghiệm, dự báo nhiều người Trung Quốc sẽ đổ tiền vào thị trường này trong 6 tháng tới, Daily Mail đưa tin.
Thứ hai, Trung Quốc có thể đe doạ an ninh lương thực của Australia, khi mua các trang trại lớn và tài nguyên nước, điện. Người Trung Quốc biến những nơi này thành điểm sản xuất hàng nông sản và xuất ngược lại nước họ.
Trong năm tài khoá 2019, Trung Quốc trở thành khách hàng mua trang trại lớn nhất của Australia, với số tiền đầu tư lên đến 12 tỷ USD, tăng gấp ba lần so với 4 tỷ USD năm 2010.
Đầu tháng 5/2020, ABC News thống kê có ít nhất hai công ty thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc đang hoạt động ở New South Wales nắm quyền kiểm soát nguồn nước ở lòng chảo Murry-Darling. Trong đó, Công ty Unibale Pty là chi nhánh của Tập đoàn COFCO, một trong các công ty lương thực lớn của Trung Quốc, sở hữu 7 triệu m3 nước trong hệ thống sông Gwydir. Trên Nikkei, Helen Zhi Dent, Công ty tư vấn Helen Zhi Dent, đánh giá ưu tiên hàng đầu của các công ty Trung Quốc khi đầu tư vào nông nghiệp ở Australia là khả năng xuất khẩu sản phẩm ngược trở lại Bắc Kinh.
Thủ tướng Australia Scott Morrison, trái, và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: SMH.
Thứ ba, Trung Quốc có thể tác động đến an ninh quốc gia của Australia, khi mua đất ở các vị trí trọng yếu. Lãnh thổ phía bắc của Australia có vị trí chiến lược ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, vì là nơi tiếp giáp với châu Á. Trong khi Tây Australia là địa điểm nối với các quốc đảo ở khu vực này. Đây là hai địa điểm Trung Quốc đầu tư mua nhiều đất. Ông Hải cho rằng khi Trung Quốc thúc đẩy sáng kiến Vành đai, Con đường (BRI) trên cả đất liền và trên biển, các vùng đất ở Australia có thể giúp Bắc Kinh tạo đường khép kín từ châu Á sang châu Âu, châu Phi, Trung Đông và Ấn Độ Dương.
"Nhiều công ty Trung Quốc đầu tư vào Australia đều có sự hỗ trợ của chính phủ Trung Quốc, khiến các chính trị gia và giới quan sát cho rằng Bắc Kinh có mưu đồ kiểm soát Canberra", ông Hải nói.
Tại Lãnh thổ phía bắc Australia, năm 2015, Landbridge Australia, công ty con của doanh nghiệp Trung Quốc Shandong Landbridge, đã giành được hợp đồng thuê cảng Darwin trong 99 năm với giá thầu hơn 500 triệu USD. Chính quyền vùng khi đó mong muốn được đầu tư khi thiếu nguồn tài chính từ liên bang. Tỷ phú Trung Quốc Ye Cheng, chủ sở hữu Landbridge, chiếm 80% cổ phần ở cảng, trong 2015 nói với hãng Xinhua rằng Trung Quốc muốn đặt Darwin trong bản đồ BRI.
Tại Tây Australia, năm 1993, hãng hàng không lớn nhất Trung Quốc China Southern Airlines đã trả cho chính quyền một USD để thuê sân bay Merredin trong 100 năm, sử dụng làm trường đào tạo cho phi công. Tập đoàn Zenith Australia, thuộc doanh nghiệp Trung Quốc Shanghai Cred, sở hữu 7 bất động sản ở bang Tây Australia, là một trong những chủ đất Trung Quốc lớn nhất tại nước này.
Thứ tư, việc Trung Quốc mua đất, nằm trong bối cảnh Bắc Kinh gia tăng đầu tư, có thể nhằm gây ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của Australia, theo Tiến sĩ Hải. Trên thực tế, năm 2017, Sam Dastyari, chính trị gia cánh tả thuộc Công đảng bị cáo buộc nhận tiền từ một tỷ phú Trung Quốc để vận động đảng thay đổi quan điểm về tranh chấp ở Biển Đông theo hướng có lợi cho Trung Quốc. Sau đó ông Dastyari đã phải từ chức.
Ông Hải cho rằng việc mua đất của Trung Quốc ở Australia là một phần trong nỗ lực của Bắc Kinh nhằm chi phối Canberra. Căng thẳng hiện nay giữa hai nước cho thấy điều đó.
Sau khi Thủ tướng Australia Scott Morrison vận động các đối tác quốc tế mở cuộc điều tra về nguồn gốc nCoV và việc phòng chống Covid-19, Bắc Kinh đã liên tiếp có hành động trả đũa. Đại sứ Trung Quốc tại Australia Cheng Jingye cảnh báo xuất khẩu các nông sản của Australia sang Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng. Hôm 12/5, Trung Quốc dừng nhập thịt bò từ bốn lò mổ lớn của Australia, trích dẫn những vấn đề liên quan đến nhãn mác và kiểm dịch. 5 ngày sau, Trung Quốc áp thuế hơn 80% với lúa mạch nhập khẩu từ Australia, với lý do bán phá giá. Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Australia, với tổng thương mại giữa hai nước đạt hơn 214 tỷ USD trong năm 2018.
"Hy vọng chính phủ Australia thấy rõ hơn ý đồ của Trung Quốc trong quan hệ quốc tế", ông Hải nói.
Australia kẹt giữa cạnh tranh Mỹ-Trung: Chọn đồng minh hay bạn hàng? Australia đang đứng trước tình thế tiến thoái lưỡng nan khi đồng minh chủ chốt và đối tác thương mại quan trọng của nước này gia tăng căng thẳng. Tiến thoái lưỡng nan Sau khi Australia tuyên bố sẽ tiến hành một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc dịch Covid-19, nước này đã vấp phải nhiều chỉ trích từ phía Trung...