Australia cấm TikTok trên các thiết bị của chính phủ liên bang
Australia sẽ cấm TikTok trên các thiết bị của Chính phủ do lo ngại tính bảo mật của ứng dụng bị xâm phạm và nền tảng có thể bị sử dụng cho sự can thiệp của nước ngoài.
Chính phủ Australia đã tham gia một danh sách ngày càng tăng các quốc gia cấm TikTok trên các thiết bị của chính phủ. Ảnh: CNN
Australia cùng nhiều nước phương Tây khác cấm sử dụng TikTok trên các thiết bị của chính phủ. Nguyên nhân do các nước này cho rằng, ứng dụng video do Trung Quốc sở hữu gây lo ngại về bảo mật.
Bộ trưởng Tư pháp Australia Mark Dreyfus công bố lệnh cấm vào thứ Ba (4/4) sau khi nhận được lời khuyên từ các cơ quan tình báo và an ninh. Ông Mark Dreyfus cho biết lệnh này sẽ được áp dụng “ngay khi có thể”.
Quyết định này khiến Australia phải tuân theo các đồng minh của mình từ liên minh tình báo “Five Eyes”. Hoa Kỳ, Anh và Canada đã công bố các hạn chế tương tự, trong khi Quốc hội New Zealand cũng ra lệnh xóa ứng dụng này khỏi tất cả các thiết bị có quyền truy cập vào cơ quan lập pháp.
Na Uy và Nghị viện châu Âu cũng có những động thái tương tự. Tuần trước, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã cấm nhân viên tải ứng dụng này xuống các thiết bị do NATO cung cấp.
Video đang HOT
Cho đến nay, không có bằng chứng nào cho thấy Chính phủ Trung Quốc đã truy cập dữ liệu người dùng TikTok và không có chính phủ nào ban hành lệnh cấm nhắm vào TikTok trên thiết bị cá nhân.
Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Joe Biden đã đe dọa ban hành lệnh cấm Tiktok ở Hoa Kỳ.
Chính phủ Hoa Kỳ lo lắng Trung Quốc có thể sử dụng luật an ninh quốc gia của mình để truy cập lượng thông tin cá nhân đáng kể mà TikTok, giống như hầu hết các ứng dụng truyền thông xã hội, thu thập từ người dùng Hoa Kỳ.
Trong một phiên điều trần cấp cao trước quốc hội về vấn đề này, Giám đốc điều hành TikTok Shou Zi Chew đã rất bức xúc về mối quan hệ bị cáo buộc của công ty công nghệ này với chính phủ Trung Quốc.
Ông Chew cho biết chính phủ Trung Quốc chưa bao giờ yêu cầu TikTok cung cấp dữ liệu của mình và công ty sẽ từ chối bất kỳ yêu cầu nào như vậy.
Về phần mình, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết họ sẽ “kiên quyết phản đối” bất kỳ quyết định nào dẫn đến việc buộc phải bán TikTok, đồng thời nói thêm rằng điều đó sẽ “tổn hại nghiêm trọng” đến niềm tin của các nhà đầu tư toàn cầu vào Hoa Kỳ.
Với quyết định này, Australia trở thành quốc gia cuối cùng trong liên minh tình báo “Five Eyes” gồm 5 nước Mỹ, Canada, Anh, New Zealand và Australia chặn ứng dụng Tiktok.
Vũ khí mới của EU trong xung đột thương mại với Trung Quốc
Trước sức ép kinh tế từ những nước như Nga và Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU) đã xây dựng một công cụ mới để đối phó.
Theo trang qz.com, gần đây, một số nước EU đã vướng vào tranh cãi thương mại với Trung Quốc. Ví dụ như vụ Trung Quốc tẩy chay hàng hóa của Litva hay cảnh báo hậu quả nếu Hà Lan chặn xuất khẩu công nghệ bán dẫn.
Sau các cuộc đàm phán thâu đêm ngày 28/3 vừa rồi, Nghị viện châu Âu, Ủy ban châu Âu và Hội đồng châu Âu đã nhất trí xây dựng công cụ chống ép buộc. Đây là biện pháp phòng vệ thương mại mới, với mục tiêu là ngăn chặn các nước ép buộc kinh tế.
Hội đồng châu Âu cho biết trong một tuyên bố: "Mục đích của công cụ này là ngăn chặn các nước thứ ba nhằm vào EU và các quốc gia thành viên thông qua ép buộc kinh tế bằng các biện pháp ảnh hưởng đến thương mại hoặc đầu tư".
Mặc dù EU đã có sẵn một số phương án phòng vệ thương mại trong bộ công cụ, như các biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp, nhưng công cụ chống ép buộc nói trên sẽ mở rộng khả năng phòng thủ của EU khi cho phép khối này thực hiện các biện pháp đối phó như tăng thuế hải quan, yêu cầu giấy phép xuất nhập khẩu và đưa ra các hạn chế về dịch vụ và mua sắm công.
Công cụ này cũng là phương thức thay thế để giải quyết các tranh chấp thương mại và một sự lựa chọn đáng hoan nghênh ở EU vì con đường khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thường mất thời gian.
Hiện nay, Ủy ban châu Âu và Nghị viện châu Âu sẽ cần đưa ra các chi tiết quy định của công cụ chống ép buộc và thông qua luật liên quan công cụ này. Quá trình đó dự kiến mất vài tháng.
Sau khi luật có hiệu lực, Ủy ban châu Âu có thể thực hiện các cuộc điều tra nhằm xem liệu các hành động của nước thứ ba có phải là ép buộc hay không. Nếu 55% quốc gia thành viên EU đồng ý với đánh giá của Ủy ban châu Âu rằng có sự ép buộc, thì các nước này, Ủy ban châu Âu và Nghị viện châu Âu sẽ quyết định các biện pháp đối phó với nước thứ ba.
Công cụ mới xuất hiện trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới phụ thuộc vào Trung Quốc trong các chuỗi cung ứng quan trọng như chất bán dẫn, xe điện và khoáng sản.
Nỗ lực của châu Âu nhằm củng cố các biện pháp phòng vệ thương mại là một phần trong kế hoạch giảm phụ thuộc Trung Quốc, xây dựng chuỗi cung ứng linh hoạt và tăng cường an ninh kinh tế.
Có một loạt công cụ phòng vệ thương mại mạnh mẽ (như công cụ trợ cấp nước ngoài được thông qua gần đây và công cụ chống ép buộc mới được nhất trí) có thể đủ sức răn đe đối với một số hình thức ép buộc kinh tế.
Giới chức EU nhấn mạnh vai trò chính của công cụ này là biện pháp bảo vệ các lợi ích kinh tế của khối. Chính sách này sẽ có hiệu lực vào nửa sau của năm 2023, dự kiến chỉ áp dụng cho các trường hợp mới phát sinh chứ không giải quyết các trường hợp đã xảy ra trước đó.
Tuy nhiên, một số nước thành viên EU tỏ ra hoài nghi trước độ hiệu quả của biện pháp này, đồng thời quan ngại rằng biện pháp này có thể mang tính chất bảo hộ hoặc vô tình "châm ngòi" cho những cuộc chiến thương mại. Đề xuất chính sách này lần đầu được đưa ra vào tháng 12/2021, được Nghị viện và Hội đồng châu Âu thảo luận trước khi nhất trí chung.
Ông Bernd Lange, nhà đàm phán trưởng của Nghị viện châu Âu, nói với các phóng viên: "Đó thực sự không phải là súng nước, đó là một khẩu súng và đôi khi cần phải đặt súng lên bàn, ngay cả khi biết rằng sẽ không dùng tới".
Quốc hội Mỹ trước bài toán khó: Thuyết phục 150 triệu người dùng về lệnh cấm TikTok Một bên là hàng chục nhà lập pháp liên tục cảnh báo về nguy cơ vi phạm an ninh và khả năng giám sát của chính phủ Trung Quốc, một bên là 150 triệu người dùng TikTok ở Mỹ muốn tiếp tục giải trí, học tập từ nền tảng chia sẻ video này. Những người ủng hộ TikTok đến trước Điện Capitol biểu...