Australia bất đồng về việc mở cửa trở lại
Thủ tướng Australia Scott Morrison đã lấy bộ phim hoạt hình “The Croods” (phát hành năm 2013) về một gia đình người tiền sử buộc phải rời bỏ nơi ở trong hang để lý giải cho quan điểm nước này cần mở cửa trở lại.
Người dân xếp hàng đợi tiêm vaccine COVID-19 tại Sydney ngày 19/8. Ảnh: Getty Images
Kênh CNN (Mỹ) cho biết kể từ đó, tranh luận đã nổ ra về kế hoạch mở cửa lại lưu thông liên bang trước Giáng Sinh. Nhưng vấn đề là không phải mọi người Australia đều sẵn sàng rời “cái hang” của họ.
Tại các thành phố lớn nhất phía Đông Australia là Sydney và Melbourne, tình trạng các ca mắc mới COVID-19 gia tăng dẫn đến việc giãn cách xã hội kéo dài nhiều tháng trời kèm theo các quy định nghiêm ngặt về di chuyển giữa các tiểu bang. Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, gia đình bị phân tán và sức khỏe tinh thần của mọi người bị ảnh hưởng.
Trong khi đó, những khu vực đã kiểm soát được COVID-19 tại Australia, như bang Western Australia và Queensland, lại miễn cưỡng mở cửa lưu thông vì rủi ro virus SARS-CoV-2 có thể xâm nhập.
Sau 18 tháng thành công trong việc ngăn chặn COVID-19, các chính trị gia Australia hiện buộc phải chuyển từ chiến lược “không ca mắc COVID-19″ sang sống chung với COVID-19. Câu hỏi đặt là là làm thế nào các chính khách có thể thuyết phục người dân Australia ủng hộ kế hoạch quốc gia khi một số lãnh đạo tiểu bang phản đối lời kêu gọi của Thủ tướng.
Thủ hiến bang Western Australia-ông Mark McGowan nhận định trên mạng xã hội Facebook: “Chúng tôi hiện không có hạn chế trong tiểu bang, chất lượng cuộc sống tuyệt vời và nền kinh tế khỏe mạnh đang hỗ trợ các nỗ lực cứu trợ các vùng khác của đất nước. Chúng tôi muốn quyết định được cân nhắc trên tình hình của mọi tiểu bang và vùng lãnh thổ, không chỉ Sydney”.
Con đường vắng vẻ tại Melbourne ngày 1/9. Ảnh: Getty Images
Chính phủ Australia đã đóng cửa biên giới của nước này từ tháng 3/2020, ngay sau khi các đợt bùng phát đầu tiên trên toàn cầu được ghi nhận. Kể từ đó, Australia đã dùng các biện pháp nghiêm khắc để chặn dịch COVID-19 lây lan trong nước. Nhưng tháng 6/2021 lại là một câu chuyện khác.
Video đang HOT
Australia ghi nhận dịch bùng phát do biến thể Delta tại bang New South Wales nơi có thành phố Sydney là thủ phủ. Giới chức địa phương đã áp đặt các hạn chế nhưng số ca mắc mới tiếp tục lây lan mạnh. Họ không còn lựa chọn nào và ban hành lệnh giãn cách xã hội. Nhưng dịch đã lan sang Melbourne, thủ phủ bang Victoria và tiếp đó là thủ đô Canberra.
Tính đến 3/9, hơn nửa dân số 25 triệu người Australia đang sống trong quy định giãn cách xã hội. Đối mặt với áp lực về kinh tế cùng các ca mắc mới tăng, Thủ tướng Morrison tuyên bố chấm dứt chính sách “không ca mắc COVID-19″ từ 22/8.
Ông muốn Australia đi theo con đường của Mỹ, Anh và Liên minh châu Âu (EU) bắt đầu cuộc sống chung với COVID-19, sử dụng vaccine để giảm số trường hợp nhập viện. Theo kế hoạch của chính phủ Australia, nước này sẽ nới lỏng hạn chế khi 70% dân số đã tiêm đủ 2 liều vaccine COVID-19.
Tuy nhiên, Australia đang gặp khó khăn trong hoàn thành mục tiêu này do thiếu nguồn cung vaccine. Tính đến 3/9, chỉ có 37% dân số trên 16 tuổi tại nước này được tiêm đủ 2 liều vaccine. Trong khi tại Mỹ con số này là 60% và ở Anh là trên 78%.
Người dân địa phương đi bộ trên cầu ở Brisbane ngày 4/8. Ảnh: Getty Images
Kế hoạch của Australia dựa trên hình mẫu do Viện Doherty đưa ra, đây là đơn vị chuyên nghiên cứu về bệnh truyền nhiễm. Viện Doherty ước tính rằng Australia có thể mở cửa trở lại nếu có dưới 100 trường hợp tử vong vì COVID-19 trong 6 tháng, kèm theo đó là phân phối vaccine công bằng và áp dụng hạn chế vừa phải.
Trong một bài viết đăng trên truyền thông địa phương, Thủ tướng Morrison nêu rõ: “Số trường hợp mắc mới có thể sẽ tăng lên trong gia đoạn đầu khi chúng ta bắt đầu mở cửa. Đó là điều không thể tránh khỏi”.
Hiệp hội Y tế Australia trong khi đó gửi thư cảnh báo đến Thủ tướng Morrison rằng hệ thống y tế của nước này không sẵn sàng cho một làn sóng dịch COVID-19 bùng phát mạnh.
Ngày 3/9, Thủ tướng Morrison cho biết chính phủ nước này đang nghiên cứu năng lực hệ thống bệnh viện Australia trong xử lý dịch COVID-19 trước khi mở cửa trở lại. Và quá trình chuẩn bị đã được tiến hành.
Lãnh đạo của New South Wales và Victoria đã chấp nhận kế hoạch của Thủ tướng Morrison để từ bỏ chiến lược “không có ca mắc COVID-19″. Cả hai tiểu bang hứa hẹn mang lại nhiều tự do hơn cho người dân khi đạt được một số mục tiêu vaccine nhất định. Vào 2/9, New South Wales trở thành tiểu bang đầu tiên của Australia đạt tỷ lệ 70% và người dân được tiêm mũi vaccine đầu tiên và họ hiện được phép tập thể dục ở một số khu vực nhất định.
Nhà dịch tễ học Tony Blakely tại Melbourne đánh giá chiến lược “không có ca mắc COVID-19″ của Australia chỉ là một biện pháp trì hoãn cho đến khi đủ dân số được tiêm vaccine hoặc tìm ra các phương pháp điều trị mới để khiến việc sống chung với COVID-19 an toàn.
Ông Tony Blakely nói rằng việc mở cửa trở lại cần được quản lý cẩn thận và nước này nên đảm bảo 70% dân số, đặc biệt là nhóm dễ bị tổn thương, được tiêm chủng .
Australia nhấn mạnh tiêm chủng là chìa khóa để hạn chế tử vong
Ngày 31/8, Thủ tướng Australia Scott Morrison đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiêm vaccine ngừa COVID-19, theo đó chỉ ra sự khác biệt rõ rệt về tỷ lệ tử trong đợt bùng phát lớn nhất ở bang Victoria vào năm 2020 và làn sóng biến thể Delta hiện đang tấn công bang New South Wales (NSW).
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Sydney, Australia. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, trao đổi với báo giới, Thủ tướng Morrison cho biết tỷ lệ tử vong ở bang Victoria trong đợt bùng phát dịch năm ngoái là 4,3%, khi chưa có vaccine ngừa COVID-19. Trong khi đó, tỷ lệ tử vong hiện nay ở bang NSW chỉ là 0,4%, khi có cùng số ca mắc COVID-19 và tỷ lệ người dân từ 16 tuổi trở lên đã tiêm chủng đủ liều là hơn 36%.
Thủ tướng Morrison cũng khẳng định ông ủng hộ kế hoạch cho phép người dân Australia trở về từ nước ngoài được cách ly tại nhà khi 70% dân số được tiêm chủng đủ liều. Hiện việc cách ly tại nhà đang được thực hiên thí điểm tại bang Nam Australia. Tuy nhiên, ông Morrison cảnh báo một số biện pháp hạn chế sẽ cần được duy trì, ngay cả khi Australia đạt được mốc tiêm chủng 80%.
Thủ tướng Morrison cũng thông báo Australia sẽ tiếp nhận 500.000 liều vaccine của Pfizer từ Singapore trong tuần này. Đổi lại, Australia cũng sẽ cung cấp số vaccine tương tự cho Singapore vào cuối năm nay. Thoả thuận trao đổi vaccine này sẽ cho phép Australia đẩy nhanh chương trình tiêm chủng.
Cùng ngày, chính quyền thủ đô Canberra của Australia đã gia hạn lệnh phong toả nghiêm ngặt thêm 2 tuần trong bối cảnh thành phố này đang nỗ lực kiểm soát số ca nhiễm biến thể Delta gia tăng mạnh. Theo đó, các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt sẽ được duy trì cho tới ít nhất ngày 17/9.
Thủ đô Canberra đã áp dụng lệnh phong tỏa trong 3 tuần sau khi phát hiện một loạt trường hợp mắc mới COVID-19 được cho là lây lan từ bang NSW, tâm chấn của đợt bùng phát dịch COVID-19 mới nhất ở Australia. Ngày 31/8, Canberra ghi nhận 13 ca mắc mới COVID-19 trong 24 giờ qua. Trong khi đó, bang NSW có thêm 1.164 ca mắc mới, giảm nhẹ so với mức kỷ lục 1.290 ca ghi nhận một ngày trước đó. Bang Victoria, cũng đã trải qua 5 tuần phong toả, cùng ngày ghi nhận 76 ca mắc mới trong 24 giờ qua, tăng nhẹ so với 73 ca được báo cáo 1 ngày trước đó. Thủ hiến bang Victoria Dan Andrews cho biết hiện vẫn còn quá nhiều người chưa tiêm chủng để có thể nới lỏng các biện pháp chống dịch.
Tới nay, Australia đã ghi nhận gần 54.000 ca mắc COVID-19 và 1.006 ca tử vong kể từ khi dịch bệnh bùng phát hồi đầu năm ngoái.
*Tại nước láng giềng New Zealand, chính phủ nước này ngày 31/8 thông báo số ca mắc mới COVID-19 đã giảm ngày thứ 2 liên tiếp, xuống còn 49 ca.
Tổng số ca mắc trong đợt bùng phát hiện nay ở New Zealand là 612 ca, với 597 ca ở thành phố lớn nhất Auckland và 15 ca ở thủ đô Wellington.
Khoảng 1,7 triệu cư dân Auckland phải tiếp tục sống trong lệnh phong toả nghiêm ngặt cấp độ 4 thêm 2 tuần nữa, trong khi các biện pháp hạn chế được áp đặt đối với phần còn lại của đất nước sẽ được nới lỏng từ ngày 1/9. Các trường học, văn phòng và địa điểm công cộng trên toàn quốc vẫn phải đóng cửa, song các doanh nghiệp sẽ được phép vận hành các dịch vụ không tiếp xúc.
Tới nay mới chỉ có hơn 25% dân số New Zealand đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 - tốc độ chậm nhất trong số các quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD).
*Cùng ngày, hãng Reuters đưa tin Bộ trưởng Y tế Nhật Bản Norihisa Tamura cho biết tạp chất lạ được phát hiện trong vaccine của Moderna ở tỉnh Okinawa nhiều khả năng do kim tiêm bị kẹt trong ống vaccine.
Ngày 29/8 vừa qua, Nhật Bản đã đình chỉ sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của Moderna ở tỉnh Okinawa, miền Nam nước này sau khi phát hiện các chất lạ trong lọ vaccine và ống tiêm. Bộ Y tế Nhật Bản sau đó cho biết các trường hợp này có thể do cắm kim tiêm vào lọ không đúng cách, làm vỡ phần chặn bằng cao su của các lọ vaccine. Trong khi đó, hãng dược phẩm Moderna của Mỹ cũng khẳng định lô vaccine ngừa COVID-19 vừa bị đình chỉ sử dụng ở Nhật Bản không liên quan đến an toàn hay hiệu quả của vaccine.
Australia duy trì chiến lược chống dịch hiện tại Thủ tướng Australia Scott Morrison đã chỉ thị chính quyền các bang và vùng lãnh thổ của nước này tiếp tục theo đuổi lộ trình chống dịch COVID-19 hiện tại trong bối cảnh số ca mắc mới tăng cao nhất từ trước đến nay. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại bang Victoria, Australia ngày 19/8/2021. Ảnh:...