Australia áp dụng tờ khai nhập cảnh điện tử tích hợp thông tin tiêm phòng

Theo dõi VGT trên

Khách quốc tế khi đến Australia sẽ điền tờ khai nhập cảnh điện tử, có tích hợp thông tin hành khách và tình trạng tiêm chủng vaccine phòng bệnh COVID-19, thay cho mẫu tờ khai nhập cảnh và tờ khai thông tin y tế bằng giấy, đang được sử dụng.

Australia áp dụng tờ khai nhập cảnh điện tử tích hợp thông tin tiêm phòng - Hình 1
Hành khách đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại sân bay quốc tế ở Sydney, Australia. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Chính phủ Australia vừa ký hợp đồng trị giá 75 triệu AUD (52,5 triệu USD) với công ty Accentura, nhằm đẩy nhanh việc áp dụng hệ thống thu thập thông tin kỹ thuật số đối với hành khách nhập cảnh. Động thái này nằm trong lộ trình chuẩn bị mở cửa trở lại biên giới quốc gia của Canberra, dự kiến vào cuối năm nay, khi Australia hoàn thành việc tiêm chủng cho 80% dân số.

Điểm nhấn quan trọng của hệ thống khai báo mới bao gồm thông tin về tình trạng tiêm vaccine phòng bệnh COVID-19 của hành khách, được thực hiện chậm nhất là 72 giờ trước khi lên máy bay. Hành khách có thể truy cập vào tờ khai điện tử và điền thông tin trực tuyến trên hệ thống, thông qua các thiết bị di động hoặc máy tính cá nhân.

Với việc thay thế tờ khai nhập cảnh truyền thống bằng tờ khai điện tử, các quan chức phụ trách biên giới của Australia sẽ có thể dễ dàng thu thập thông tin, tiến hành xác minh tình trạng sức khỏe và tiêm chủng của hành khách, đồng thời chia sẻ những thông tin này với với chính quyền tiểu bang và các cơ quan y tế công cộng.

Bộ trưởng Nội vụ Australia Karren Andrews cho biết hệ thống khai báo nhập cảnh kỹ thuật số sẽ góp phần giúp các cơ quan quản lý của Australia thuận lợi hơn trong công tác kiểm soát người nhập cảnh, xác nhận thông tin y tế và truy vết các ca nhiễm bệnh COVID-19 nếu có. Nhờ áp dụng công nghệ mới, Australia sẽ tự tin hơn trong công tác mở cửa biên giới quốc gia, cho phép nước này chào đón nhiều hơn những du khách nước ngoài, sinh viên quốc tế, lực lượng lao động kỹ năng, doanh nhân, những người Australia hồi hương…vốn đang trở nên vô cùng ít ỏi trong suốt thời gian đại dịch COVID-19.

Ngoài việc cải tiến hệ thống khai báo nhập cảnh, Canberra dự kiến cũng sẽ tận dụng công nghệ để nâng cấp các dịch vụ công khác của chính phủ, bao gồm hệ thống thị thực, giấy phép nhập khẩu, căn cước công dân, bằng lái xe, các loại hồ sơ đăng ký thông tin và tài liệu khác. Bộ trưởng chịu trách nhiệm về dữ liệu và chính sách kỹ thuật số Stuart Robert chia sẻ việc nâng cấp kỹ thuật số cho các dịch vụ công của chính phủ nhằm làm cho “các quy trình thủ tục hành chính rườm rà trước đây trở nên dễ dàng, an toàn và minh bạch hơn”.

Thông tin từ báo chí Australia cho biết, để nhận được hợp đồng của Canberra, công ty Accenture đã phải trải qua quá trình đấu thầu công khai do Bộ Nội vụ Australia điều phối. Tổng giá trị hợp đồng sẽ vượt qua con số 75 triệu AUD và được phân phối theo từng đợt. Theo kế hoạch, hệ thống khai báo nhập cảnh kỹ thuật số sẽ bước vào giai đoạn thử nghiệm trước khi triển khai trên quy mô rộng khắp các sân bay lớn của Australia.

Video đang HOT

Theo phóng viên TTXVN tại Algeria, Thủ tướng Algeria Amene Benabderrahmane đã quyết định tiếp tục nới lỏng một số biện pháp hạn chế sau khi tình hình dịch bệnh ở quốc gia này có chiều hướng giảm mạnh trong nhiều tuần qua. Các biện pháp hạn chế được nới lỏng từ ngày 14/9. Cụ thể, lệnh giới nghiêm từng phần sẽ áp đặt từ 22h hôm trước đến 5h sáng hôm sau, thay vì đến 6h như trước đây. Biện pháp này được áp dụng cho 31 tỉnh thành trên cả nước, bao gồm cả thủ đô Algiers, giảm 9 tỉnh thành so với trước đó. Tuy nhiên, sau khi có sự đồng ý của các cơ quan có thẩm quyền, người đứng đầu các tỉnh thành có thể điều chỉnh biện pháp giới nghiêm này tùy thuộc vào tình hình thay đổi thực tế của mỗi địa phương.

Bên cạnh đó, chính phủ Algeria cũng quyết định dỡ bỏ hoặc nới lỏng nhiều biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh khác như cho phép mở lại các chợ buôn bán xe cũ, các hội trường và nhà thi đấu thể thao, các trung tâm thanh thiếu niên, các trung tâm văn hóa và thư viện; cho phép mở lại các chợ truyền thống và các chợ phiên hàng tuần, nhưng gia tăng các biện pháp giám sát và xử lý các hành vi vi phạm; cho phép tổ chức các tụ tập đông người, trong đó bao gồm các đám cưới và các sự kiện quan trọng khác.

Trước đó, kể từ đầu tháng 9, chính quyền địa phương đã nới lỏng nhiều biện pháp ngăn ngừa khác như cho phép mở cửa lại các nhà hàng và quán cà phê nhưng chỉ 50% số ghế, mở cửa lại các bãi biển công cộng và các nhà thờ, gia tăng số chuyến bay đi và đến Algeria,….Tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng khuyến cáo và yêu cầu người dân phải tuân thủ các biện pháp y tế để ngăn ngừa sự lây lan dịch bệnh do chính quyền ban hành, đồng thời tăng cường các biện pháp xử phạt đối với các hành vi vi phạm.

Đến chiều 13/9, Algeria ghi nhận tổng cộng 200.301 trường hợp mắc COVID-19 và 5.596 ca tử vong. Theo các chuyên gia Algeria, làn sóng dịch bệnh thứ 3 tại nước này, bắt đầu từ đầu tháng 7/2021 và với đỉnh dịch xảy ra vào đầu tháng 8, với kỷ lục gần 2.000 nhiễm/ngày, đã có khuynh hướng giảm mạnh và dường như “sắp được kiểm soát” khi số ca nhiễm mới trong gần một tuần qua chỉ khoảng từ 200 – 300 ca mắc mới mỗi ngày. Đây là tín hiệu tốt, lạc quan giúp cho Algeria tiếp tục nới lỏng các biện pháp ngăn ngừa và khôi phục hoạt động kinh tế, trong đó có việc gia tăng số chuyến bay quốc tế đến và đi.

Tăng cường khả năng chống chịu trước đại dịch

Tốc độ tiêm phòng vaccine tại các nước đang được đẩy nhanh phần nào khiến số ca mắc và tử vong vì COVID-19 tại phần lớn các khu vực trên thế giới trong 7 ngày qua đều giảm.

Nhiều nước cũng đã thay đổi chiến lược chống dịch để có thể "sống chung an toàn với COVID-19", tìm cách giảm thiểu số ca bệnh nặng và tử vong, đẩy mạnh tiêm chủng để đưa cuộc sống trở lại trạng thái "bình thường mới".

Tăng cường khả năng chống chịu trước đại dịch - Hình 1
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Nga. Ảnh: Moskva News Agency/TTXVN

Theo thống kê của trang worldometers.info, trong tuần tính đến hết ngày 11/9, tổng số ca nhiễm trên thế giới đã giảm 12% so với tuần trước, từ mức 4.469.652 ca xuống còn 3.863.222 ca, và số ca tử vong theo tuần cũng giảm 9%, từ 65.974 ca xuống còn 60.002 ca. Xét theo khu vực, tỷ lệ giảm mạnh nhất tại Nam Mỹ (23%), tiếp theo là châu Phi (22%), Bắc Mỹ (15%), trong khi châu Á giảm 12%. Con số này ở châu Âu chỉ là 2,2% trong khi số ca tử vong tăng 3% trong tuần qua.

Tuy nhiên, sự lây lan của các biến thể virus vẫn khiến các nước phải cảnh giác. Malaysia phát hiện ca nghi nhiễm biến thể Mu và Lambda, hai biến thể được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phân loại là "biến thể đáng quan tâm" vào ngày 30/8. Theo WHO, biến thể Mu chứa các đột biến di truyền cho thấy khả năng né tránh miễn dịch tự nhiên, các loại vaccine hoặc phương pháp điều trị kháng thể đơn dòng hiện tại có thể không phát huy hiệu quả như chống lại virus gốc. Trong khi đó, biến thể Lambda có liên quan đến tỷ lệ lây nhiễm cộng đồng đáng kể ở nhiều quốc gia, với tỷ lệ lây lan gia tăng theo thời gian đồng thời với tỷ lệ nhiễm gia tăng. Nhật Bản cũng phát hiện 18 ca đầu tiên nhiễm biến thể Eta. Ngoài các trường hợp trên, Nhật Bản đã có 19 ca nhiễm biến thể Kappa. Hai biến thể này đều nằm trong danh sách "biến thể cần quan tâm" của WHO.

Những diễn biến như vậy khiến xu hướng "sống chung an toàn với COVID-19" đang được nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là khi chiến lược "không ca mắc COVID-19" (zero COVID) mà nhiều nước như Australia, New Zealand thực hiện từ đầu dịch trở nên không phù hợp trong bối cảnh các biến thể mới xuất hiện. Các chuyên gia dịch bệnh truyền nhiễm và y tế cộng đồng dần nhất trí với quan điểm rằng COVID-19 là căn bệnh mà thế giới sẽ dần phải làm quen, virus sẽ trở nên đặc hữu và không thể bị xóa bỏ. Giờ đây, mỗi nước cần phải tự đánh giá xem họ có thể "chống chịu" với virus ở mức độ nào, thông qua các chiến lược ứng phó với COVID-19 phù hợp mà không làm đứt gãy nền kinh tế, cũng như gây tác động nặng nề tới cuộc sống của người dân.

Vaccine đang được coi là "chìa khóa" giúp con người có thể "sống chung an toàn với COVID-19", ngay cả trước những biến thể siêu lây nhiễm như Delta. Nghiên cứu mới của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ cho thấy những người chưa tiêm chủng khi mắc COVID-19 có nguy cơ tử vong cao gấp 11 lần so với người tiêm đầy đủ. Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy người tiêm đầy đủ có nguy cơ mắc bệnh ít hơn gần 5 lần, trong khi nguy cơ nhập viện vì bệnh trở nặng cũng thấp hơn 10 lần so với người chưa tiêm. Nhìn vào các dữ liệu về tình hình dịch bệnh hiện tại ở Mỹ, Israel, Anh và phần còn lại của châu Âu, có thể thấy tỷ lê tiêm chủng cao đã giảm đáng kể số ca bệnh nặng, nhập viện và tử vong. Tại châu Á, số liệu tổng kết của Bộ Lao động, Y tế và Phúc lợi Nhật Bản (MHLW) công bố ngày 8/9 cũng cho thấy tiêm vaccine đã giúp giảm 100.000 ca mắc mới và hơn 8.000 ca tử vong tại nước này trong hai tháng 7 và 8.

Bởi vậy mà thúc đẩy tiêm chủng đang được tất cả các nước triển khai. Ngày 9/9, Tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo bắt buộc tiêm vaccine phòng COVID-19 đối với toàn bộ nhân viên liên bang, chủ lao động lớn và nhân viên chăm sóc sức khỏe. Theo quy định mới, các doanh nghiệp có ít nhất 100 nhân viên phải đảm bảo các nhân viên được tiêm đủ hoặc xét nghiệm 1 lần/tuần, nếu không sẽ phải đối mặt với khoản tiền phạt lên tới hàng nghìn USD cho mỗi nhân viên không tuân thủ. Theo Nhà Trắng, quy định mới có thể áp dụng cho khoảng 100 triệu người Mỹ trên toàn quốc.

Sau khi thay đổi chiến lược chống dịch, Australia cũng thông báo sẽ triển khai cấp "hộ chiếu vaccine quốc tế" để làm căn cứ chứng minh hiện trạng đã tiêm phòng COVID-19 cho người dân trong bối cảnh chính phủ nước này đang nỗ lực thúc đẩy tiến trình mở cửa trở lại biên giới quốc gia, khuyến khích tiêm chủng cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế.

Tại châu Á, khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của làn sóng dịch do biến thể Delta khi tỷ lệ tiêm chủng thấp hơn các khu vực khác, Hàn Quốc có kế hoạch xem xét mô hình "sống chung an toàn với COVID-19", sớm nhất vào cuối tháng 10, khi tỷ lệ tiêm chủng đạt 80% dân số trưởng thành. Chính phủ Nhật Bản đang lên kế hoạch cấp giấy chứng nhận đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 bằng mã QR thông qua một ứng dụng trên điện thoại từ tháng 12 theo tiêu chuẩn của các tổ chức quốc tế như Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) nhằm tạo điều kiện cho người dân khi ra nước ngoài. Bên cạnh đó, Nhật Bản sẽ xem xét sử dụng chứng nhận QR này ở trong nước cho các mục đích như du lịch hay tham gia các sự kiện.

Thái Lan đang lên kế hoạch mở cửa trở lại thủ đô Bangkok và một số tỉnh du lịch nổi tiếng cho người đã tiêm đủ vaccine. Nước này cũng quyết định tích hợp Thẻ Thông hành y tế số (Digital Health Pass) vào ứng dụng đặt lịch tiêm vaccine ngừa COVID-19 của Bộ Y tế để sử dụng cho hành khách thực hiện các chuyến bay nội địa. Singapore bắt đầu nới lỏng các biện pháp hạn chế đi lại đối với người lao động nhập cư sống trong các khu ký túc xá sau khi hơn 90% người lao động tại đây đã được tiêm chủng. Tỷ lệ này cao hơn 81% tỷ lệ tiêm chủng trên cả nước. Cụ thể, Singapore sẽ thực hiện thí điểm cho phép 500 lao động nhập cư đã tiêm đủ vaccine được tới các địa điểm công cộng có chọn lọc trong 6 giờ/tuần. Nhóm người này cũng buộc phải tiến hành xét nghiệm trước và sau 3 ngày mỗi khi tới các địa điểm công cộng.

Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã kêu gọi người dân bắt đầu học cách "sống chung với COVID-19" khi căn bệnh này không còn được coi là đại dịch nữa. Ông nhấn mạnh: "Chúng ta phải bắt đầu chuẩn bị cho quá trình chuyển tiếp từ đại dịch sang bệnh đặc hữu và cũng bắt đầu học cách sống chung với COVID-19", đồng thời vẫn cần tuân thủ nghiêm các quy định y tế, nhất là đeo khẩu trang.

Đặc biệt, các nước đang tập trung vào triển khai kế hoạch tiêm chủng cho trẻ em, khi mùa tựu trường đã bắt đầu. Thống kê trong tuần qua cho thấy ngày càng có nhiều trẻ em Mỹ mắc COVID-19 khi biến thể Delta hoành hành trên cả nước. Bộ Y tế và Dịch vụ nhân sinh Mỹ cho biết có 2.396 trẻ em phải nhập viện vì COVID-19 trong hai ngày 7- 9/9. Theo CDC Mỹ, tổng cộng hơn 55.000 trẻ em nước này đã phải nhập viện kể từ tháng 8/2020. Số ca tử vong ở trẻ em đang tăng lên, tính đến ngày 8/9 có hơn 520 em không qua khỏi.

Video Player is loading.

PauseUnmute

Remaining Time 7:58

X

Cuba trở thành quốc gia đầu tiên thực hiện tiêm chủng đại trà cho trẻ từ 2-11 tuổi. Bộ Y tế nước này đã công bố kế hoạch tiến hành tiêm chủng mũi đầu - trong liệu trình 3 mũi - cho toàn bộ trẻ em trên cả nước ngay trong tháng 9 này, sử dụng các vaccine nội địa, với mục tiêu mở cửa trở lại trường học từ tháng 11 sau 2 tháng học từ xa. Tại Chile, Viện Y tế Chile (ISP) đã cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine của Sinovac (Trung Quốc) cho trẻ em từ 6-12 tuổi trong bối cảnh 86% dân số quốc gia Nam Mỹ này đã hoàn tất số mũi tiêm theo quy định. Dự kiến, chương trình tiêm chủng cho trẻ sẽ được triển khai ngay tại các trường học. Tại Mỹ, Học khu thống nhất Los Angeles (LAUSD) - hệ thống quản lý trường công lớn thứ hai ở Mỹ - đã trở thành cơ quan quản lý giáo dục lớn đầu tiên tại Mỹ quy định bắt buộc tiêm vaccine ngừa COVID-19 với học sinh từ 12 tuổi trở lên theo học tại các trường công trên địa bàn.

Tăng cường khả năng chống chịu trước đại dịch - Hình 2
Vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech. Ảnh: AFP/TTXVN

Tại châu Á, Thái Lan đang xem xét khả năng tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ từ 3 tuổi, trong đó Tổ chức Dược phẩm chính phủ (GPO) đang theo dõi và yêu cầu các tài liệu hỗ trợ từ các nhà sản xuất vaccine của Sinovac và Sinopharm. Hiện ở nước này có 2 loại vaccine có thể được tiêm cho trẻ vị thành niên là vaccine của các hãng Pfizer/BioNTech và Moderna. Học viện Hoàng gia Chulabhorn đã mở đăng ký đặt vaccine của Sinopharm cho các cơ sở giáo dục để tiêm miễn phí cho học sinh trong độ tuổi từ 10-18 trước khi học kỳ mới bắt đầu. Học viện cho biết sẽ tiêm cho 50.000 học sinh từ ngày 20/9, với điều kiện học sinh chưa được tiêm bất kỳ loại vaccine ngừa COVID-19 nào và phải được sự đồng ý của phụ huynh. Chính quyền vùng đô thị Bangkok (BMA) cũng thông báo những học sinh dễ bị tổn thương từ 12-18 tuổi tại 437 trường công lập của thủ đô có thể tiêm mũi vaccine của Pfizer/BioNTech đầu tiên từ ngày 21/9.

Tại châu Âu, Chính phủ Slovakia đã cho phép tiêm vaccine cho tất cả trẻ em từ 5 - 11 tuổi. Chương trình được triển khai từ ngày 9/9 và hoàn toàn mang tính tự nguyện. Mỗi em sẽ được tiêm 1/3 liều vaccine của hãng Pfizer/BioNTech.

Sau gần 2 năm COVID-19 hoành hành, cả thế giới đang tìm cách "sống chung an toàn với COVID-19" thông qua các biện pháp giúp con người tăng cường khả năng chống chịu trước virus, từ đó giảm thiểu những tác động của dịch bệnh tới cuộc sống. Đây cũng được coi cách thức hiệu quả để con người ứng phó với những dịch bệnh tương tự trong tương lai.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Vụ va chạm máy bay tại Mỹ: Tìm thấy 19 thi thể tại hiện trườngVụ va chạm máy bay tại Mỹ: Tìm thấy 19 thi thể tại hiện trường
21:36:07 30/01/2025
Nhật Bản gặp khó khi xử lý 'hố tử thần'Nhật Bản gặp khó khi xử lý 'hố tử thần'
21:34:28 30/01/2025
Lời nguyện ước cuối cùng của chàng trai chết não hiến tạng cứu 5 ngườiLời nguyện ước cuối cùng của chàng trai chết não hiến tạng cứu 5 người
17:15:34 30/01/2025
Sai lầm khiến loạt lữ đoàn Ukraine "chưa đánh đã tan" ở chảo lửa DonetskSai lầm khiến loạt lữ đoàn Ukraine "chưa đánh đã tan" ở chảo lửa Donetsk
13:07:42 30/01/2025
Pháp có thể triển khai quân đến GreenlandPháp có thể triển khai quân đến Greenland
13:06:41 30/01/2025
Nga xác nhận 3 nạn nhân thiệt mạng trong tai nạn máy bay ở MỹNga xác nhận 3 nạn nhân thiệt mạng trong tai nạn máy bay ở Mỹ
23:22:26 31/01/2025
Bất thường trong thảm kịch trực thăng quân sự đâm vào máy bay hành khách ở MỹBất thường trong thảm kịch trực thăng quân sự đâm vào máy bay hành khách ở Mỹ
22:02:32 31/01/2025
Vụ va chạm máy bay trên không ở Washington DC: không có người sống sótVụ va chạm máy bay trên không ở Washington DC: không có người sống sót
06:07:26 31/01/2025

Tin đang nóng

Cường Đô La khoe đã được nhờ Subeo, đi đâu cũng lo cho em gái từ A đến ZCường Đô La khoe đã được nhờ Subeo, đi đâu cũng lo cho em gái từ A đến Z
06:22:56 01/02/2025
Đến nhà chị dâu cũ chúc Tết, tôi sửng sốt khi thấy anh trai đang lúi húi nướng mực dưới bếp, còn gọi tiếng "Vợ ơi"Đến nhà chị dâu cũ chúc Tết, tôi sửng sốt khi thấy anh trai đang lúi húi nướng mực dưới bếp, còn gọi tiếng "Vợ ơi"
09:09:22 01/02/2025
Nàng hậu Việt đã hẹn hò kín đáo 4 năm với bạn trai thiếu gia bất ngờ "xả ảnh" tình tứ, thông tin đàng trai gây chú ýNàng hậu Việt đã hẹn hò kín đáo 4 năm với bạn trai thiếu gia bất ngờ "xả ảnh" tình tứ, thông tin đàng trai gây chú ý
09:24:59 01/02/2025
Phim Tết gây bão toàn cõi mạng với doanh thu 4.100 tỷ sau 2 ngày, đẹp đến từng khung hình nhờ kỹ xảo quá đỉnhPhim Tết gây bão toàn cõi mạng với doanh thu 4.100 tỷ sau 2 ngày, đẹp đến từng khung hình nhờ kỹ xảo quá đỉnh
06:19:40 01/02/2025
Shock nhất Douyin: Một cú nổ lớn vang lên, "trẻ con có biết gì đâu" khiến bố mẹ đối mặt với khoản bồi thường hơn 3,5 tỷ đồng!Shock nhất Douyin: Một cú nổ lớn vang lên, "trẻ con có biết gì đâu" khiến bố mẹ đối mặt với khoản bồi thường hơn 3,5 tỷ đồng!
07:12:04 01/02/2025
Mùng 3 Tết, Hà Anh Tuấn khiến dân mạng không kìm được nước mắt chỉ với 1 bức ảnhMùng 3 Tết, Hà Anh Tuấn khiến dân mạng không kìm được nước mắt chỉ với 1 bức ảnh
06:38:32 01/02/2025
Hoa hậu Đặng Thu Thảo khoe tổ ấm siêu sang với chồng doanh nhânHoa hậu Đặng Thu Thảo khoe tổ ấm siêu sang với chồng doanh nhân
09:07:01 01/02/2025
Song Ngư buôn bán phát tài, Cự Giải tình cảm khắng khít ngày 1/2Song Ngư buôn bán phát tài, Cự Giải tình cảm khắng khít ngày 1/2
07:55:43 01/02/2025

Tin mới nhất

Nhật Bản quan ngại việc Mỹ rút khỏi WHO

Nhật Bản quan ngại việc Mỹ rút khỏi WHO

10:00:02 01/02/2025
Giới chuyên gia y tế cho rằng động thái này sẽ làm suy yếu vị thế của Washington trong cộng đồng y tế toàn cầu, đồng thời khiến cho việc ứng phó với đại dịch tiếp theo trở nên khó khăn hơn.
BRICS phản ứng trước tuyên bố áp thuế 100% của Tổng thống Trump

BRICS phản ứng trước tuyên bố áp thuế 100% của Tổng thống Trump

09:56:36 01/02/2025
Trong khi đó, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov cho biết khối BRICS sẵn sàng đối thoại với ông Trump để làm rõ rằng mục đích của họ không phải là từ bỏ đồng USD, mà là rút ra bài học từ những chính sách sai lầm của Washington.
Động đất mạnh ngoài khơi tỉnh Aceh của Indonesia

Động đất mạnh ngoài khơi tỉnh Aceh của Indonesia

09:41:23 01/02/2025
Tâm chấn trận động đất nằm cách Tapak Tuan, thủ phủ của Nam Aceh, khoảng 28 km về phía Tây Nam, ở độ sâu chấn tiêu 59 km. BMKG không ban bố cảnh báo sóng thần vì rung chấn không có khả năng gây ra sóng lớn.
Vụ trực thăng va chạm máy bay Mỹ làm 67 người chết: Thảm họa chờ sẵn?

Vụ trực thăng va chạm máy bay Mỹ làm 67 người chết: Thảm họa chờ sẵn?

09:05:37 01/02/2025
Không phận trên sân bay ở thủ đô Washington, Mỹ, nơi gần với hiện trường vụ va chạm giữa trực thăng quân sự và máy bay thương mại làm 67 người chết, từ lâu đã là nỗi ám ảnh với các phi công.
Trung Quốc xây trung tâm chỉ huy quân sự lớn nhất thế giới?

Trung Quốc xây trung tâm chỉ huy quân sự lớn nhất thế giới?

08:46:33 01/02/2025
Quân đội Trung Quốc được cho là đang xây dựng một khu phức hợp khổng lồ ở phía tây Bắc Kinh mà tình báo Mỹ tin rằng sẽ đóng vai trò là trung tâm chỉ huy thời chiến và lớn hơn nhiều so với Lầu Năm Góc.
Ông Trump cảnh báo BRICS

Ông Trump cảnh báo BRICS

08:44:37 01/02/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo khối BRICS sẽ phải đối mặt với biện pháp trừng phạt thuế quan nếu quay lưng với đồng USD.
Ngoại trưởng Mỹ: Chiến sự với Nga kéo Ukraine tụt lại 100 năm

Ngoại trưởng Mỹ: Chiến sự với Nga kéo Ukraine tụt lại 100 năm

08:43:00 01/02/2025
Nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ cho rằng Ukraine đã phải hứng chịu thiệt hại nặng nề sau gần 3 năm nổ ra chiến sự với Nga.
Pháp hiện đại hóa pháo phòng không: Bài học từ Ukraine trong cuộc chiến chống UAV

Pháp hiện đại hóa pháo phòng không: Bài học từ Ukraine trong cuộc chiến chống UAV

08:04:51 01/02/2025
Dự kiến, phiên bản nâng cấp này sẽ hoàn thành vào mùa hè 2025, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc kết hợp AI vào hệ thống vũ khí phòng không.
Nga tiếp cận thành phố then chốt của Ukraine, chuẩn bị cho đà tiến tương lai

Nga tiếp cận thành phố then chốt của Ukraine, chuẩn bị cho đà tiến tương lai

07:50:39 01/02/2025
Lực lượng Nga đang siết dần gọng kìm xung quanh thành phố miền đông của Ukraine là Pokrovsk, nơi đóng vai trò là trung tâm hậu cần then chốt của quân đội chính quyền Kyiv.
Na Uy bắt tàu nghi phá hoại cáp ngầm tại biển Baltic

Na Uy bắt tàu nghi phá hoại cáp ngầm tại biển Baltic

07:50:34 01/02/2025
Cảnh sát Na Uy đã bắt một tàu có toàn bộ thủy thủ đoàn là người Nga vì nghi liên quan vụ làm hư tuyến cáp quang tại biển Baltic.
Quan hệ Iraq-Mỹ mở rộng ra ngoài hợp tác quân sự và an ninh

Quan hệ Iraq-Mỹ mở rộng ra ngoài hợp tác quân sự và an ninh

07:23:15 01/02/2025
Bên cạnh đó, sự hiện diện của các cơ sở giáo dục Mỹ tại Iraq như Đại học Mỹ ở Baghdad, Duhok và Sulaimaniyah cũng góp phần tăng cường giao lưu văn hóa và giáo dục giữa hai nước.
Các nhà khoa học Nga tạo ra một vật liệu mới để lưu trữ dữ liệu

Các nhà khoa học Nga tạo ra một vật liệu mới để lưu trữ dữ liệu

07:07:06 01/02/2025
Dựa trên kết quả của các cuộc thử nghiệm, các nhà nghiên cứu từ FEFU đã đề xuất sử dụng các cấu trúc nano niken làm vật mang dữ liệu có sử dụng nguyên lý hoạt động của băng từ trước đây được sử dụng trong băng cassette âm thanh và video...

Có thể bạn quan tâm

Đầu năm mới, ông xã thiếu gia của Linh Rin chia sẻ khoảnh khắc ngọt ngào bên vợ kèm lời nhắn gây chú ý

Đầu năm mới, ông xã thiếu gia của Linh Rin chia sẻ khoảnh khắc ngọt ngào bên vợ kèm lời nhắn gây chú ý

Netizen

10:22:30 01/02/2025
Mới đây, trên trang cá nhân, thiếu gia Phillip Nguyễn - ông xã Linh Rin vừa chia sẻ khoảnh khắc ngọt ngào ngày đầu năm mới Ất Tỵ bên bà xã trong trong căn biệt thự của gia đình.
Những lỗi cần tránh khi trang điểm

Những lỗi cần tránh khi trang điểm

Làm đẹp

10:04:01 01/02/2025
Hiểu rõ hình dạng khuôn mặt của bản thân và lựa chọn cách trang điểm phù hợp không chỉ giúp cải thiện vẻ đẹp tổng thể mà còn tránh được hiệu quả xấu xí của việc trang điểm.
Người duy nhất thành công khắc chế "mỏ hỗn" của Trấn Thành, khiến đạo diễn nghìn tỷ phải ngậm ngùi nhận sai

Người duy nhất thành công khắc chế "mỏ hỗn" của Trấn Thành, khiến đạo diễn nghìn tỷ phải ngậm ngùi nhận sai

Hậu trường phim

09:33:24 01/02/2025
Không chỉ hài hước trên phim, tại hậu trường, những màn trêu đùa ăn miếng trả miếng của dàn diễn viên cũng khiến khán giả cười không ngớt.
Đầu tư tiền ảo, ngoại hối... và những "chiếc bẫy" phía sau

Đầu tư tiền ảo, ngoại hối... và những "chiếc bẫy" phía sau

Pháp luật

09:23:41 01/02/2025
Thay vì lời mời gọi việc nhẹ lương cao , nhóm đối tượng lừa đảo tài chính dụ dỗ con mồi bằng những câu quảng cáo đầu tư chắc chắn thắng .
Cặp đôi nhạc sĩ - diễn viên hẹn hò bí mật vừa tung bộ ảnh cực ngọt, Vbiz chuẩn bị có tin hỷ?

Cặp đôi nhạc sĩ - diễn viên hẹn hò bí mật vừa tung bộ ảnh cực ngọt, Vbiz chuẩn bị có tin hỷ?

Sao việt

09:22:45 01/02/2025
Chỉ mới công khai tình cảm cách đây không lâu, cặp đôi Andiez Nam Trương - Nhung Gumiho tiếp tục khiến dân mạng phát sốt với bộ ảnh Tết cực tình tứ.
Sao Hàn 1/2: Cặp đôi phim 'Khi điện thoại đổ chuông' hẹn hò vào dịp Tết?

Sao Hàn 1/2: Cặp đôi phim 'Khi điện thoại đổ chuông' hẹn hò vào dịp Tết?

Sao châu á

09:20:28 01/02/2025
Người hâm mộ đang xôn xao trước tin đồn cặp đôi chính của Khi điện thoại đổ chuông bí mật hẹn hò sau đoạn video được Chae Soo Bin đăng tải.
Mùng 3 Tết, đang đi du lịch, nhìn camera mà vợ chồng tôi xót xa, đành hủy chuyến, về quê chồng ngay lập tức

Mùng 3 Tết, đang đi du lịch, nhìn camera mà vợ chồng tôi xót xa, đành hủy chuyến, về quê chồng ngay lập tức

Góc tâm tình

09:13:36 01/02/2025
Tôi rơi nước mắt khi thấy hành động của mẹ chồng qua camera. Sau khi bố chồng mất, vợ chồng tôi nhiều lần đề cập chuyện đưa mẹ chồng đến sống cùng.
Tết đổi món với cá kho hai lửa rục xương thơm ngon

Tết đổi món với cá kho hai lửa rục xương thơm ngon

Ẩm thực

09:08:46 01/02/2025
Cá kho rục xương là một món ăn không chỉ dễ chế biến mà còn dễ bảo quản, rất phù hợp cho các bữa ăn trong dịp Tết.
Mức lương thấp không tưởng của Neymar khi trở về Brazil

Mức lương thấp không tưởng của Neymar khi trở về Brazil

Sao thể thao

09:05:38 01/02/2025
Theo Globo, thu nhập của Neymar trong lần trở lại Santos chỉ là 166.000 USD mỗi tháng, con số quá khiêm tốn so với mức lương cũ của cầu thủ sinh năm 1992.
Rác thải sinh hoạt không phân loại có thể bị từ chối tiếp nhận

Rác thải sinh hoạt không phân loại có thể bị từ chối tiếp nhận

Tin nổi bật

09:02:36 01/02/2025
Công nhân môi trường có thể từ chối tiếp nhận chất thải không phân loại, không sử dụng bao bì, thùng chứa theo quy định của chính quyền địa phương.
Những tông màu phù hợp với nàng da ngăm trong dịp Tết

Những tông màu phù hợp với nàng da ngăm trong dịp Tết

Thời trang

09:01:32 01/02/2025
Tết Nguyên Đán là dịp lễ quan trọng trong văn hóa Việt Nam, không chỉ là thời điểm để sum vầy bên gia đình mà còn là cơ hội để phái đẹp thể hiện phong cách thời trang của mình.