Australia ân hạn nợ các quốc gia chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu đang đe dọa nhấn chìm nhiều quốc đảo nhỏ ở Thái Bình Dương. Trước tình hình cấp bách này, Australia đã có động thái mới nhằm giúp các nước láng giềng đối phó với những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.
Cụ thể, từ năm 2025, chính quyền Canberra sẽ cung cấp cho các nước này cơ hội tạm dừng trả nợ trong trường hợp xảy ra thiên tai, qua đó giúp họ ổn định kinh tế và phục hồi sau thảm họa.
Theo thông báo của Bộ Ngoại giao Australia, nước này sẽ áp dụng “điều khoản nợ phục hồi khí hậu” cho các thỏa thuận cho vay chính phủ vào cuối năm 2025. Nhờ đó, các quốc gia nhỏ và dễ bị tổn thương có khả năng phục hồi kinh tế và ân hạn nợ trong trường hợp hứng chịu thiên tai.
Video đang HOT
Nhiều năm gần đây, các chủ nợ đa phương và song phương cũng đã áp dụng các điều khoản này để tìm cách giảm áp lực lên các quốc gia nhỏ gặp khó khăn trong việc trả nợ.
Năm ngoái, một số chủ nợ song phương và đa phương như Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ, công bố sẽ triển khai điều khoản này trong các thỏa thuận vay.
Hiện có 44 quốc gia đủ điều kiện được hưởng điều khoản ân hạn nợ của WB trong trường hợp xảy ra thiên tai, và nhiều nước trong số đó là láng giềng của Australia như Vanuatu, Nauru, Kiribati và Fiji.
Australia là một trong những nhà tài trợ và cho vay lớn nhất cho khu vực Nam Thái Bình Dương dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu, nơi nhiều quốc gia cũng phải đối mặt với áp lực tài chính rất lớn.
Năm ngoái, Anh đã công bố điều khoản nợ liên quan đến khí hậu đầu tiên với Senegal và Guyana, và đang nỗ lực mở rộng cơ chế này cho thêm 10 quốc gia khác.
Australia, Trung Quốc nhất trí đổi mới đối thoại và tăng cường hợp tác
Theo phóng viên TTXVN tại Australia, ngày 17/6, Thủ tướng Australia Anthony Albanese đã tiếp đón Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường tại thủ đô Canberra nhân dịp ông Lý Cường tham dự hội nghị thường niên các nhà lãnh đạo hai nước.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường tới Adelaide ngày 15/6/2024, bắt đầu chuyến thăm chính thức Australia. Ảnh: THX/TTXVN
Sau hội nghị này, lãnh đạo hai nước đã chứng kiến việc ký một loạt thỏa thuận song phương nhằm đổi mới đối thoại và tăng cường hợp tác giữa Australia và Trung Quốc, đồng thời hoan nghênh việc nối lại hợp tác về biến đổi khí hậu thông qua Bản ghi nhớ cập nhật, theo đó cung cấp khuôn khổ để tăng cường đối thoại về vấn đề quan trọng này. Australia sẽ tổ chức Đối thoại cấp Bộ trưởng Australia - Trung Quốc tiếp theo về biến đổi khí hậu vào cuối năm nay.
Trong bối cảnh xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Australia sang Trung Quốc đã tăng hơn gấp đôi kể từ khi Hiệp định Thương mại Tự do Trung Quốc - Australia có hiệu lực hồi năm 2015, các bộ trưởng của 2 nước đã ký Biên bản ghi nhớ để tăng cường thực thi hiệp định này. Bản ghi nhớ về Đối thoại kinh tế chiến lược của hai nước sẽ đẩy mạnh các cuộc thảo luận về các vấn đề chính sách kinh tế và hợp tác kinh tế song phương.
Giáo dục vẫn là nguồn xuất khẩu dịch vụ lớn nhất của Australia sang Trung Quốc, trong khi Trung Quốc là quốc gia có nguồn sinh viên quốc tế lớn nhất kể từ năm 2002. Lãnh đạo 2 nước đã chứng kiến việc ký Bản ghi nhớ về hợp tác giáo dục và nghiên cứu, khuyến khích hợp tác hơn nữa trong các lĩnh vực như đảm bảo chất lượng, giáo dục trực tuyến và công nhận trình độ chuyên môn.
Ngoài ra, Australia và Trung Quốc cũng nhất trí tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực văn hóa và nghệ thuật thông qua Chương trình thực hiện lần thứ 15 theo Thỏa thuận hợp tác văn hóa năm 1981.
Chương trình này sẽ khuyến khích sự hợp tác, tham quan và trao đổi kỹ năng giữa các chuyên gia và các tổ chức về sáng tạo cũng như văn hóa.
Thủ tướng Albanese bày tỏ vui mừng khi được đón tiếp Thủ tướng Lý Cường tham dự Hội nghị thường niên các nhà lãnh đạo Australia-Trung Quốc, được xây dựng dựa trên những tiến bộ đạt được kể từ chuyến thăm Trung Quốc của nhà lãnh đạo Australia hồi tháng 11 năm ngoái. Thủ tướng Albanese nhận định rằng các thỏa thuận đạt được ngày 17/6 là kết quả của cách tiếp cận ổn định của Chính phủ Australia đối với mối quan hệ giữa Canberra và Bắc Kinh, đồng thời các thỏa thuận này cũng phản ánh phạm vi rộng lớn của các lĩnh vực mà hai bên có thể hợp tác để đạt được những lợi ích chung.
Thủ tướng Australia khẳng định thương mại song phương đã mang lại lợi ích đáng kể cho cả hai nước. Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Australia và thương mại hỗ trợ 1/4 việc làm ở quốc gia châu Đại Dương này. Australia và và Trung Quốc nhận thấy cần phải hợp tác cùng nhau để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, một vấn đề đòi hỏi phải có sự ứng phó toàn cầu.
Triển vọng thúc đẩy hợp tác Việt Nam - CH Nauru Ngày 13/6, Đại sứ Việt Nam tại Australia Phạm Hùng Tâm đã chào xã giao Cao ủy Nauru tại Australia, bà Camilla Solomon. Đại sứ Việt Nam tại Australia Phạm Hùng Tâm (phải) chào xã giao Cao ủy Nauru Camilla Solomon. Ảnh: TTXVN phát Theo phóng viên TTXVN tại Australia, tại buổi gặp, Cao ủy Camilla Solomon đánh giá cao quan hệ ngoại...