Aung San Suu Kyi trở thành ‘Cố vấn nhà nước’: Quá vội dễ quá đà
Chỉ một ngày sau khi chính thức nhậm chức, chính phủ dân sự dân cử đầu tiên kể từ năm 1962 ở Myanmar đã gây trắc trở mới với giới quân sự bằng dự luật nhằm nâng cao vị thế quyền lực cho bà Aung San Suu Kyi.
NLD đưa ra dự luật lập chức vụ “ Cố vấn nhà nước” cho bà Suu Kyi nhằm giúp bà không phải tổng thống mà có quyền hạn như tổng thống, không là dân biểu nhưng vẫn kiểm soát được nghị viện – Ảnh: Reuters
Bà là thủ lĩnh của đảng NLD thắng lớn trong cuộc tổng tuyển cử mới rồi và trở thành đảng cầm quyền mới ở Myanmar và không bị giới quân sự cản trở như hồi năm 1990. Hiến pháp hiện hành không cho phép bà Suu Kyi trở thành tổng thống nhưng bà đang trực tiếp tham chính khi đảm trách đồng thời 4 cơ quan quan trọng.
Nay NLD đưa ra dự luật thiết lập chức vụ “Cố vấn nhà nước” cho bà Suu Kyi nhằm giúp bà không phải là tổng thống mà có quyền hạn như tổng thống, không còn là dân biểu nhưng vẫn kiểm soát được nghị viện. Do kiểm soát cả lưỡng viện lập pháp nên đảng NLD có thể dễ dàng thông qua được mọi dự luật. Giới quân sự lập tức lên tiếng phản đối vì coi đó là một kiểu lách hiến pháp nhằm chính thức hóa và hợp pháp hóa quyền lực cao nhất trong thể chế chính trị cho bà Aung San Suu Kyi. Họ không thể không coi đó là hành động thách thức.
Video đang HOT
Cho tới trước khi có dự luật nói trên, giới quân sự ở Myanmar đã rất kiềm chế; còn đảng NLD và bà Suu Kyi về cơ bản cũng xử lý ổn thỏa quan hệ với giới quân sự. Cho nên câu hỏi với dự luật mới nói trên là NLD hành động như thế có phải quá vội vàng không, quá tự tin và chắc thắng đến mức chủ quan đối với giới quân sự. Quá vội sẽ dễ quá đà, mà đã quá đà thì sẽ lợi bất cập hại.
Thảo Nguyên
Theo Thanhnien
Quân đội Myanmar phản đối bà Suu Kyi giữ chức cố vấn nhà nước
Thượng viện Myanmar ngày 1.4 thông qua một dự luật bổ nhiệm bà Aung San Suu Kyi làm cố vấn nhà nước, bất chấp sự phản đối gay gắt từ quân đội.
Tân Tổng thống Myanmar Htin Kyaw và bà Aung San Suu Kyi, lãnh đạo NLD, đến Quốc hội tại thủ đô Naypyitaw ngày 30.3.2016 - Ảnh: Reuters
Đảng cầm quyền Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Suu Kyi đã trình dự luật trên lên Quốc hội, nơi NLD chiếm đa số cả Thượng viện lẫn Hạ viện, theo Reuters.
Mặc dù, các nghị sĩ thuộc quân đội, chiếm 1/4 số ghế Quốc hội Myanmar đã kịch liệt phản đối dự luật của NLD, gọi đây là vi hiến vì giao quá nhiều quyền lực cho một người, nhưng dự luật vẫn được Thượng viện thông qua và trình Hạ viện tranh luận vào ngày 4.4 tới.
"Theo dự luật này thì cố vấn nhà nước ngang hàng với Tổng thống, điều này là vi hiến", thượng nghị sĩ của quân đội Myint Swe phản đối. Một số nghị sĩ của quân đội yêu cầu Tòa án Hiến pháp Myanmar phải xem xét dự luật này.
"Sẽ còn nhiều đối đầu giữa NLD và các nghị sĩ quân đội trong tương lai", thượng nghị sĩ Thiri Yadana thuộc NLD cho hay.
Bà Suu Kyi hiện giữ bốn chức vụ: Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Văn phòng Tổng thống, Bộ trưởng Giáo dục và Bộ trưởng Điện lực và Năng lượng, theo Reuters.
Nếu dự luật được thông qua, với chức cố vấn nhà nước, bà Suu Kyi chịu trách nhiệm cố vấn cho Quốc hội, bao gồm lập pháp, thay đổi hiến pháp...
Bà Suu Kyi và chính phủ dân sự đầu tiên của Myanmar do đảng NLD của bà đứng đầu đã tuyên thệ nhậm chức hôm 30.3 sau hơn nửa thế kỷ quân đội kiểm soát chính phủ. Sau nhiều năm bị quản thúc tại gia do đấu tranh đòi dân chủ, bà Suu Kyi đã dẫn dắt NLD giành chiến thắng áp đảo trong cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 11.2015.
Nhưng theo hiến pháp do quân đội soạn thảo trước đây thì bà Suu Kyi không thể trở thành Tổng thống Myanmar do có chồng và con trai không có quốc tịch Myanmar.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Nội các Myanmar có tên bà Suu Kyi: Cho chính danh để thuận ngôn Việc thành lập chính phủ mới ở Myanmar đưa lại tiền lệ chính trị quyền lực mới ở nước này khi bà Aung San Suu Kyi được đề cử làm bộ trưởng, rất có thể là bộ trưởng ngoại giao. Sau khi thương thảo không thành công với giới quân sự, bà Aung San Suu Kyi đã để bạn học và là cộng...