Aung San Suu Kyi bị quản thúc tại gia
Một nghị sĩ thuộc đảng NLD của Aung San Suu Kyi cho biết bà đang bị quản thúc tại dinh thự ở Naypyidaw và được cho là vẫn an toàn.
“Chúng tôi được thông báo là đừng lo, nhưng vẫn không khỏi lo lắng. Nếu có thể nhìn thấy một bức ảnh thì sẽ yên tâm hơn”, nghị sĩ giấu tên thuộc đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) cầm quyền ở Myanmar cho biết.
Kyi Toe, nhân viên báo chí của NLD, cũng cho hay hàng xóm xung quanh đã nhìn thấy Suu Kyi đi lại bên trong dinh thự riêng vào sáng 2/2. Trong khi đó, nhà phân tích Khin Zaw Win tại Yangon nhận định bà dường như vẫn an toàn. “Toàn bộ thông tin đều cho thấy bà ấy đang không gặp nguy hiểm”, chuyên gia nhận định.
Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi tại một sự kiện ở Đại học Columbia, New York, Mỹ, hồi tháng 9/2012. Ảnh: AFP .
Herve Lemahieu, chuyên gia từ Viện Lowy của Australia, cho rằng quân đội có khả năng đã đưa ra quyết định chiến lược nhằm giữ kín thông tin về Suu Kyi. “Tôi nghĩ rất có thể họ không muốn công chúng nhìn thấy bà ấy. Bà ấy đang bị giữ tại Naypyidaw, cách xa tất cả khu vực trung tâm đông dân, nơi người biểu tình có thể xuống đường. Theo tôi, đây là một lựa chọn có chủ ý”, Lemahieu nêu ý kiến.
Video đang HOT
Lemahieu nói thêm rằng việc đảm bảo sức khỏe tốt cho Suu Kyi giúp mang lại lợi ích cho quân đội. “Giới chức cấp cao nhận thức được rằng nếu bà ấy đổ bệnh hoặc thiệt mạng trong lúc bị bắt, mọi người sẽ nghi ngờ có hành vi xấu, dẫn đến nguy cơ khơi mào phản ứng vô cùng dữ dội”, chuyên gia giải thích.
Quân đội Myanmar sáng 1/2 bắt bà Suu Kyi, Tổng thống Win Myint và một số lãnh đạo cấp cao trong đảng NLD, cáo buộc có hành vi gian lận trong các cuộc bầu cử 3 tháng trước mà NLD giành chiến thắng áp đảo, sau đó tuyên bố tình trạng khẩn cấp để điều hành đất nước trong một năm.
Thống tướng Min Aung Hlaing, tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Myanmar, hiện nắm quyền điều hành đất nước, dù cựu tướng Myint Swe đang làm tổng thống. Trong bài đăng trên Facebook, Aung Hlaing cho biết việc quân đội lật đổ chính phủ của Cố vấn Nhà nước Suu Kyi là “không thể tránh khỏi”.
Tổng thống Mỹ Joe Biden kêu gọi cộng đồng quốc tế cùng phối hợp gây sức ép, buộc quân đội Myanmar lập tức từ bỏ quyền lực họ chiếm được và trả tự do cho các quan chức, nhà hoạt động bị bắt. Biden cũng cảnh báo tái áp đặt cấm vận Myanmar, biện pháp Mỹ đã dỡ bỏ 10 năm trước.
Mỹ xác định quân đội Myanmar đảo chính, chặn viện trợ
Mỹ xác định quân đội Myanmar đã tiến hành đảo chính, yêu cầu chấm dứt viện trợ đối với chính phủ Myanamar.
"Sau khi xem xét kỹ lưỡng các sự kiện và hoàn cảnh, chúng tôi đánh giá bà Aung San Suu Kyi, lãnh đạo đảng cầm quyền Myanmar, và Win Myint, người đứng đầu chính phủ được bầu hợp lệ, đã bị phế truất trong một cuộc đảo chính quân sự", quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết tại cuộc họp báo ở thủ đô Washington hôm nay. "Chúng tôi tiếp tục kêu gọi ban lãnh đạo quân đội Myanmar trả tự do cho họ ngay lập tức và vô điều kiện".
Theo luật của Mỹ, nước này sẽ bị cấm hỗ trợ chính phủ Myanmar, nhưng các tác động phần lớn mang tính biểu tượng vì hầu như tất cả hỗ trợ của Mỹ ở Myanmar đều đến các kênh phi chính phủ.
Quân đội Myanmar đã bị Mỹ trừng phạt vì cáo buộc chống lại người thiểu số Rohingya. Một quan chức giấu tên của Bộ Ngoại giao cho biết Washington sẽ duy trì các chương trình nhân đạo, gồm cả đối với người Rohingya, nhưng cũng sẽ "tiến hành đánh giá rộng hơn sự hỗ trợ" đối với Myanmar.
Một binh sĩ đứng gác tại nhà khách, nơi cư trú của các nghị sĩ quốc hội, tại thủ đô Naypyidaw hôm nay. Ảnh: AFP .
Đảng Liên minh Quốc gia vì dân chủ (NLD) cầm quyền của Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi thắng cử với 346 trên tổng số 412 ghế quốc hội Myanmar. Tuy nhiên, quân đội Myanmar tuyên bố đã phát hiện hơn 10 triệu trường hợp gian lận cử tri, yêu cầu uỷ ban bầu cử của chính quyền công bố danh sách cử tri để kiểm tra chéo nhưng uỷ ban không đồng ý.
Quân đội Myanmar sáng 1/2 bắt bà Suu Kyi, Tổng thống Win Myint và một số lãnh đạo cấp cao trong đảng NLD, tuyên bố tình trạng khẩn cấp để điều hành đất nước trong một năm. Chính quyền quân sự sau đó cách chức 24 bộ trưởng và thứ trưởng, công bố danh sách 11 người được bổ nhiệm vị trí lãnh đạo các bộ gồm Tài chính, Y tế, Thông tin, Ngoại giao, Quốc phòng, Nội vụ và Biên phòng.
Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Myanmar Min Aung Hlaing hôm nay nói rằng việc quân đội lật đổ chính phủ của Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi là "không thể tránh khỏi". "Cách này là không thể tránh khỏi đối với đất nước và đó là lý do chúng tôi phải chọn nó", Min Aung Hlaing cho biết trên Facebook chính thức của quân đội.
Tổng thống Mỹ Joe Biden kêu gọi cộng đồng quốc tế cùng phối hợp gây sức ép, buộc quân đội Myanmar lập tức từ bỏ quyền lực họ chiếm được và trả tự do cho các quan chức, nhà hoạt động bị bắt. Biden cũng cảnh báo tái áp đặt cấm vận Myanmar, biện pháp Mỹ đã dỡ bỏ 10 năm trước.
Lãnh đạo phe Dân chủ tại Hạ viện Chuck Schumer khẳng định quốc hội sẵn sàng phối hợp với chính quyền để giải quyết tình hình Myanmar, đồng thời kêu gọi lãnh đạo phe Cộng hòa tại Thượng viện Mitch McConnell hợp tác lưỡng đảng. McConnell cho biết ông hy vọng chính phủ sẽ áp dụng thêm các biện pháp trừng phạt với quân đội Myanmar.
Tình hình Myanmar là phép thử lớn đầu tiên với cam kết của Biden trong tăng cường hợp tác với đồng minh để đối mặt những thách thức quốc tế, nhất là trong bối cảnh ảnh hưởng của Trung Quốc ngày càng gia tăng. Nó cũng đánh dấu lần hiếm hoi lưỡng đảng tại Mỹ có chung quan điểm chính sách, khi cả phe Dân chủ và Cộng hòa đều lên án hành động của quân đội Myanmar và kêu gọi trừng phạt.
Mỹ đã đóng góp 1,5 tỷ USD cho Myanmar từ năm 2012 để hỗ trợ nền dân chủ, hòa bình trong nước và các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi bạo lực, theo Bộ Ngoại giao Mỹ.
Anh triệu Đại sứ Myanmar sau đảo chính Chính phủ Anh triệu Đại sứ Myanmar tại London, lên án việc quân đội nước này bắt Aung San Suu Kyi cùng các quan chức chính phủ hôm 1/2. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Anh hôm 1/2 thông báo Đại sứ Myanmar Kyaw Zwar Minn đã được mời tới văn phòng Bộ cùng ngày để đề cập về cuộc đảo chính của...