Aukus lục đục từ hiệp ước an ninh mới

Theo dõi VGT trên

Hiệp ước an ninh Aukus mới thay thế cho hiệp ước cũ vừa được chính phủ Australia công bố hôm 12/8 tiết lộ những chi tiết khiến dư luận Australia bất bình, vì nó phản ánh mức độ thiệt thòi mà Australia phải gánh chịu khi mua tàu ngầm của Mỹ và cùng với Anh chế tạo lại thành tàu ngầm hạt nhân.

Mỹ, Anh hoặc Australia có thể chấm dứt hợp tác về tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân chỉ cần thông báo trước 1 năm, theo các điều khoản của hiệp ước mới được thiết kế nhằm hiện thực hóa Hiệp ước an ninh Aukus. Văn bản thỏa thuận mới được Chính phủ Australia công bố ngày 12/8 nhằm bác bỏ các khiếu nại rằng chính phủ đã không thông báo cho công chúng biết về các cam kết chính trị có ý nghĩa quan trọng với Mỹ và Anh.

Aukus lục đục từ hiệp ước an ninh mới - Hình 1
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin và người đồng cấp Australia Richard Marles tại cuộc hội đàm ở Washington.

Nhưng, những người phản đối thỏa thuận Aukus cho biết hiệp ước này chứa “nhiều lá bài có lợi cho Mỹ”, làm tăng thêm mối lo ngại đã tồn tại từ trước rằng một Tổng thống Mỹ trong tương lai có thể rút lại việc bán tàu ngầm lớp Virginia cho Australia vào những năm 2030. Lo ngại này xuất phát từ tình trạng đình trệ tại các xưởng đóng tàu ngầm của Mỹ đang gây ra sự chậm trễ trong việc đáp ứng các yêu cầu đã cam kết.

Theo kế hoạch Aukus được công bố tại San Diego vào năm 2023, Australia có kế hoạch mua ít nhất 3 tàu ngầm lớp Virginia của Mỹ vào thập niên 2030. Sau đó, Australia và Anh sẽ chế tạo một lớp tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân mới được gọi là SSN-Aukus, sẽ đi vào hoạt động từ những năm 2040. Là một phần của kế hoạch Aukus theo giai đoạn, Mỹ và Anh sẽ tăng cường các chuyến thăm luân phiên của tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của riêng họ đến căn cứ HMAS Stirling ở Tây Australia từ năm 2027.

Thỏa thuận mới sẽ cho phép chuyển giao vật liệu hạt nhân cho Australia và thay thế cho một hiệp ước hiện có cho phép “trao đổi thông tin về động cơ hạt nhân của hải quân”. Hiệp ước mới nêu rõ rằng hiệp ước hiện hữu “sẽ vẫn có hiệu lực cho đến ngày 31/12/2075″, nhưng bổ sung thêm rằng bất kỳ bên nào cũng có thể chấm dứt hiệp ước “bằng cách thông báo bằng văn bản trước ít nhất 1 năm” cho các quốc gia khác. Nếu bất kỳ quốc gia nào vi phạm hoặc chấm dứt hiệp ước, các quốc gia khác có “quyền yêu cầu trả lại hoặc tiêu hủy bất kỳ thông tin, tài liệu và thiết bị nào” đã trao đổi. Hiệp ước gồm một số biện pháp bảo vệ, bao gồm cả việc Australia phải đạt được thỏa thuận với Cơ quan Năng lượng nguyên tử Quốc tế (IAEA) trước khi Anh hoặc Mỹ chuyển bất kỳ nguyên liệu hạt nhân nào cho Australia. Nguyên liệu hạt nhân sẽ được chuyển đến Australia theo “các đơn vị năng lượng hàn hoàn chỉnh” và chỉ được sử dụng cho hệ thống đẩy hạt nhân của hải quân.

Video đang HOT

Nếu Australia vi phạm nghiêm trọng các nghĩa vụ của mình theo Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân hoặc kích nổ thiết bị nổ hạt nhân, Mỹ và Anh có quyền ngừng hợp tác thêm theo thỏa thuận và yêu cầu trả lại bất kỳ nguyên liệu hoặc thiết bị hạt nhân nào đã được chuyển giao theo thỏa thuận.

Tài liệu tiết lộ rằng Australia đã đồng ý chịu trách nhiệm về mọi rủi ro an toàn hạt nhân. Australia sẽ bồi thường cho Mỹ và Anh “trước mọi trách nhiệm pháp lý, mất mát, chi phí, thiệt hại hoặc thương tích” phát sinh từ các rủi ro hạt nhân liên quan đến thiết kế, sản xuất, lắp ráp, chuyển giao hoặc sử dụng bất kỳ nguyên liệu và thiết bị nào.

Aukus lục đục từ hiệp ước an ninh mới - Hình 2
Tàu ngầm lớp Virginia sẽ được bán cho Australia.

David Shoebridge, người phát ngôn về quốc phòng của đảng Xanh Australia, cho biết ông “chưa bao giờ thấy một thỏa thuận quốc tế thiên vị vô trách nhiệm như vậy được ký bởi Chính phủ Australia”. “Mọi khía cạnh của thỏa thuận này đều là một đòn giáng vào chủ quyền của Australia”, ông Shoebridge cho biết.

Shoebridge và những người chỉ trích Aukus khác đã lên tiếng báo động vào đầu tháng 8 khi Tổng thống Mỹ Joe Biden tiết lộ rằng hiệp ước mới đi kèm với “một sự hiểu biết không ràng buộc về mặt pháp lý” bao gồm các cam kết chính trị bổ sung. Nhưng, tài liệu bổ sung này đã được công bố cùng với hiệp ước vào hôm 12/8 và không nói bất cứ điều gì cụ thể về việc liệu Australia có tham gia bất kỳ hành động quân sự cụ thể nào do Mỹ lãnh đạo đối với Đài Loan hay không.

Tài liệu dài 2 trang liệt kê 10 điểm để “hướng dẫn” việc thực hiện hiệp ước. Trong đó bao gồm một tuyên bố rằng Mỹ và Anh “không nên vô lý từ chối cung cấp thông tin, tài liệu hoặc thiết bị cho Australia”. Các chính phủ cũng thừa nhận rằng sự hợp tác nên được thực hiện theo cách không ảnh hưởng xấu đến khả năng đáp ứng các yêu cầu quân sự tương ứng của Mỹ và Anh”.

Chính phủ Australia luôn khẳng định rằng họ sẽ đưa ra các quyết định độc lập, có chủ quyền về cách sử dụng tàu ngầm và không đưa ra cam kết trước với Mỹ về việc tham gia bất kỳ hành động quân sự nào trong tương lai. Bộ trưởng Quốc phòng Australia Richard Marles cho biết hiệp ước này là “một cột mốc quan trọng khác của Aukus”.

Donald Rothwell, giáo sư luật quốc tế tại Đại học Quốc gia Australia, cho biết hầu hết các hiệp ước đều có thời hạn mở và trên thực tế vẫn đang tiếp tục hoạt động cho đến khi chúng bị thay thế hoặc thay thế và chấm dứt lẫn nhau.

Theo cựu Thủ tướng Australia Paul Keating, việc Australia tham gia Hiệp ước phòng thủ Aukus có nguy cơ trao quyền kiểm soát quân sự của đất nước cho Washington và trở thành “tiểu bang thứ 51 của Mỹ”.

Phát biểu trên chương trình 7:30 của Đài ABC vào tối 15/8, ông Keating lập luận rằng Australia đã “tự biến mình thành mục tiêu xâm lược” khi tham gia liên minh quân sự với Mỹ và Anh để ngầm chống lại Trung Quốc ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Ông Keating cho biết Australia không có bất đồng nào với Trung Quốc và những lo ngại về các âm mưu của Trung Quốc đối với Đài Loan là không có cơ sở. Ông Keating là một người phản đối lâu năm việc Công đảng Australia ủng hộ hiệp ước Aukus. Ông cho rằng Australia không hề bị Trung Quốc đe dọa.

Bình luận của ông được đưa ra khi Bộ trưởng Quốc phòng Richard Marles và Bộ trưởng Ngoại giao Penny Wong đã có mặt tại Washington để đàm phán về hiệp ước và một thỏa thuận mới nhằm bao gồm việc chuyển giao nguyên liệu hạt nhân cho Australia theo thỏa thuận

Australia nỗ lực cứu vãn rạn san hô Great Barrier

Ngày 23/8, Chính phủ Australia công bố khoản ngân sách 130 triệu USD để ngăn chặn thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm cũng như giải quyết các vấn đề bất cập khác đang ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước tại rạn san hô Great Barrier.

Australia nỗ lực cứu vãn rạn san hô Great Barrier - Hình 1
San hô trên Rạn Great Barrier quanh đảo Lizard, Australia bị tẩy trắng ngày 5/4/2024. Ảnh: AFP/TTXVN

Đây được coi là nỗ lực mới nhất của Chính phủ Australia nhằm "cứu" kỳ quan thiên nhiên đang bị tàn phá này.

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Bộ trưởng Môi trường Australia, bà Tanya Plibersek thông báo quyết định trên nhằm ngăn dòng chảy thuốc bảo vệ thực vật, cải thiện việc quản lý các loài xâm lấn và hỗ trợ quản lý đất đai tốt hơn ở một số điểm dễ bị tổn thương nhất dọc theo rạn san hô này. Bà Plibersek cho biết khoản ngân sách nói trên có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giải quyết một số vấn đề khác đang gây tổn hại hệ sinh thái và "đảm bảo vẻ đẹp cũng như sự hùng vĩ của Rạn san hô để các thế hệ người Australia sau này có thể tận hưởng". Bà cho rằng dư lượng hóa chất tràn ra là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với Rạn san hô Great Barrier. Chất lượng nước kém ngăn san hô phát triển trở lại, giết chết cỏ biển và chặn ánh sáng Mặt Trời cần thiết để có một rạn san hô khỏe mạnh.
Nhà sinh thái biển của Hiệp hội Bảo tồn Biển Australia, bà Lissa Schindler hoan nghênh động thái trên của chính phủ, nhưng cho rằng cần làm nhiều việc hơn nữa để giải quyết nguyên nhân gốc rễ của biến đổi khí hậu.

Được mệnh danh là cấu trúc sống lớn nhất thế giới, rạn san hô Great Barrier trải dài 2.300 km, có hệ sinh thái đa dạng tuyệt đẹp gồm hơn 600 loại san hô và 1.625 loài cá.

Tuy nhiên, các hiện tượng tẩy trắng hàng loạt liên tục diễn ra đang đe dọa hệ sinh thái mỏng manh của rạn san hô này. Tẩy trắng san hô xảy ra khi nhiệt độ nước tăng hơn 1 độ C. Các sự kiện tẩy trắng hàng loạt dọc theo rạn san hô này xảy ra vào các năm 1998, 2002, 2016, 2017, 2020, 2022 và vẫn đang xảy ra. Điều này gây tổn hại rạn san hô và có thể khiến Australia mất đi hàng triệu USD doanh thu từ ngành du lịch. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) từng cân nhắc đưa Rạn san hô Great Barrier vào danh sách di sản thế giới đang gặp nguy hiểm.

Dữ liệu mới nhất của Chính phủ Australia cho thấy hiện tượng tẩy trắng từ đầu năm đến nay đã khiến 81% rạn san hô thiệt hại ở mức độ cực kỳ cao hoặc nghiêm trọng nhất. Các nhà khoa học sẽ phải mất thêm vài tháng nữa để xác định có bao nhiêu rạn san hô không thể phục hồi được.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ông Trump nêu tên hai nhân vật sẽ không được mời vào chính quyền mới
19:45:11 11/11/2024
Tỉ phú Elon Musk sẽ lãnh đạo một bộ dưới thời Tổng thống Trump
12:36:41 13/11/2024
Giá vàng cắm đầu lao dốc, chuyên gia nói không phải chỉ do Trump
12:39:23 12/11/2024
Cậu út nhà Trump đã giúp cha chinh phục cử tri trẻ bằng cách nào?
22:48:22 11/11/2024
Bitcoin phá đỉnh lịch sử 80.000 USD, liên tục tăng sau khi ông Trump đắc cử
20:34:27 11/11/2024
Nguyên nhân khiến tiền điện tử liên tục phá đỉnh thời gian gần đây
21:23:01 12/11/2024
Biểu tình nổ ra khắp nước Mỹ sau chiến thắng của ông Trump
20:12:26 11/11/2024
Mỹ điều chiến đấu cơ tấn công Houthi ở Yemen
22:58:34 11/11/2024

Tin đang nóng

Visual trước khi "dao kéo" của Hoa hậu Thanh Thủy: Nhan sắc thật bị "bóc trần" qua loạt ảnh này
11:18:51 13/11/2024
An Giang: Sập cầu T6 khiến xe tải chở 30 tấn gạch rơi xuống kênh
13:26:34 13/11/2024
Thanh Thủy trong ngày đầu làm Hoa hậu quốc tế: Visual tươi tắn, nổi bật, thần thái không có điểm chê
13:04:07 13/11/2024
"Nóc nhà" cực kín tiếng của sao nam Vbiz: Là tiểu thư nhà giàu, đã bí mật sinh con đầu lòng
12:37:50 13/11/2024
Ninh Dương Lan Ngọc và 3 mối tình ồn ào: Người yêu cũ vướng lùm xùm cờ bạc, bạn trai tin đồn bị điều tra vì nghi án ma túy
11:12:18 13/11/2024
Sau khi đăng quang Hoa hậu, Thanh Thủy trả lời truyền thông quốc tế thế nào?
12:43:46 13/11/2024
Cưới nhau 5 năm thì bất ngờ chồng tôi thay đổi kì lạ, tôi quyết định ly hôn thì sau đó phát hiện sự thật động trời
11:09:15 13/11/2024
Huỳnh Thị Thanh Thủy lộ tính cách thật ở hậu trường, nói đúng 2 từ sau khi đăng quang Hoa hậu
12:53:01 13/11/2024

Tin mới nhất

Trung Quốc: Yêu cầu kiểm soát rủi ro 'tận gốc' sau vụ lao xe vào người đi bộ

15:38:29 13/11/2024
Hiện lực lượng chức năng Trung Quốc vẫn chưa thể thẩm vấn nghi can do đối tượng trong trạng thái hôn mê do vết thương tự đâm ở cổ khá nghiêm trọng.

Công dân Israel được cảnh báo có thể bị tấn công tại tiệc 'Trăng tròn' ở Thái Lan

15:21:34 13/11/2024
Về phía Israel, các quan chức chính phủ nước này cũng nhận định về nguy cơ có thể xảy ra các cuộc tấn công khủng bố nhằm với người dân nước này và đã đưa ra cảnh báo với những người có kế hoạch đến du lịch Thái Lan trong dịp trên.

Vụ rò rỉ tài liệu mật chấn động Lầu Năm Góc: binh nhất lãnh án 15 năm tù

14:38:04 13/11/2024
Hôm 12.11, tòa án ở Boston (bang Massachusetts) tuyên án 15 năm tù giam đối với bị cáo Jack Teixeira, binh nhất không quân Vệ binh quốc gia Mỹ ở bang này vì tội phát tán tài liệu mật của Lầu Năm Góc trên internet.

Mỹ cấm các hãng hàng không nước này hoạt động tại Haiti

13:34:39 13/11/2024
Cùng ngày, ông Stephane Dujarric, người phát ngôn của Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) cho biết tất cả các chuyến bay của LHQ đến Haiti cũng đã bị đình chỉ.

Khủng hoảng nội bộ làm suy yếu liên minh Pháp - Đức trên chính trường EU

13:28:42 13/11/2024
Ở Pháp, Tổng thống Emmanuel Macron đã giải tán Quốc hội vào tháng 6 vừa qua và kêu gọi bầu cử sớm sau chiến thắng bất ngờ của phe cực hữu trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu.

Lượng khí thải carbon toàn cầu dự kiến cao kỷ lục trong năm 2024

13:24:41 13/11/2024
Tuy nhiên, tiến độ rất không đồng đều với lượng khí thải của các quốc gia công nghiệp giàu có giảm và lượng khí thải của các nền kinh tế mới nổi vẫn đang tăng.

Houthi không kích tàu chiến Mỹ ở biển Đỏ

12:59:12 13/11/2024
Nhóm Houthi thông báo họ đã dùng tên lửa và máy bay không người lái (UAV) tấn công tàu sân bay USS Abraham Lincoln và 2 tàu khu trục Mỹ ở biển Đỏ và biển Ả Rập.

Iran xây đường hầm phòng thủ dưới tàu điện ngầm Tehran trước nguy cơ Israel tấn công

12:56:47 13/11/2024
Theo ông Jafar Tashakori, người đứng đầu ủy ban giao thông hội đồng thành phố Tehran, đây là lần đầu tiên thủ đô Iran xây đường hầm với chức năng phòng thủ.

Giải mã bí ẩn những hố khổng lồ trong lớp băng vĩnh cửu ở Siberia

12:10:33 13/11/2024
Kể từ năm 2014, trên 20 hố nổ như vậy đã xuất hiện, tạo thành những "vết rỗ" khổng lồ trên vùng đất xa xôi của Bán đảo Yamal và Gydan ở Tây Bắc Siberia, với hố gần đây nhất được phát hiện vào tháng 8.

Sự trở lại Nhà Trắng của ông Trump tác động tiềm tàng đến quan hệ Nga-Ấn Độ thế nào?

11:58:29 13/11/2024
Cách tiếp cận này phù hợp với lập trường chính sách đối ngoại trước đây của ông Trump, không khoan nhượng đối với các quốc gia mua năng lượng từ các quốc gia đối địch .

Iran xây 'hầm phòng thủ' tại thủ đô sau cuộc không kích của Israel

11:34:04 13/11/2024
Trước đó, truyền thông Iran đưa tin rằng một hội nghị có tên "Đường hầm phòng thủ" sẽ được tổ chức tại học viện của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) vào ngày 20/11.

Kỳ vọng thị trường châu Á - Thái Bình Dương tăng trưởng tích cực trong mùa lễ hội

11:30:41 13/11/2024
Mới đây, Tập đoàn Federal Express (FedEx), một trong những công ty chuyển phát nhanh lớn nhất thế giới, công bố kết quả khảo sát vừa được thực hiện trong tháng 10 về tình hình mua sắm cuối năm nay ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APA...

Có thể bạn quan tâm

Dòng cập nhật cuối đầy xót xa của tài tử Mặt Trăng Ôm Mặt Trời

Sao châu á

16:29:03 13/11/2024
Trên mạng xã hội, khán giả không ngừng tiếc thương cái chết đột ngột của tài tử Mặt Trăng Ôm Mặt Trời Song Jae Rim.

Phong cách ngọt ngào của Thanh Thủy tại Hoa hậu Quốc tế 2024

Phong cách sao

15:33:02 13/11/2024
Hoa hậu Thanh Thủy gây thương nhớ với loạt trang phục theo phong cách nữ tính, ngọt ngào tại Hoa hậu Quốc tế 2024.

Rắc rối về 'núi' tài sản của Trương Mỹ Lan, Viện kiểm sát chưa thể đề nghị mức án

Pháp luật

15:26:52 13/11/2024
Viện kiểm sát cần phải có thời gian đánh giá chính xác về tài sản của bị cáo Trương Mỹ Lan, nên tòa đồng ý tạm ngưng phiên tòa đến ngày 15.11 mới đề nghị mức án.

Xác minh clip sau va chạm giao thông, người đàn ông bị còng tay

Tin nổi bật

15:22:37 13/11/2024
Cùng ngày, mạng xã hội lan truyền clip dài hơn 1 phút ghi cảnh một người đàn ông bị giữ và còng tay. Do bị còng tay người đàn ông này tỏ ra bức xúc luôn miệng hô lớn tôi làm gì sai .

Mẹ chồng trao sổ tiết kiệm 10 con số sau một tháng nằm viện Bài học về lòng chân thành giữa lúc hoạn nạn

Góc tâm tình

15:22:18 13/11/2024
Câu chuyện của tôi, tưởng như là một bộ phim gia đình ly kỳ, đã trở thành hiện thực sau những biến cố bất ngờ. Khi vừa từ bệnh viện trở về sau một tháng chăm sóc mẹ chồng bị tai biến

Hoa sữa về trong gió: Xoài ba mặt một lời với người yêu

Phim việt

15:18:32 13/11/2024
Trong trích đoạn giới thiệu tập 50 Hoa sữa về trong gió, Xoài (Tú Oanh) sau khi biết rõ sự thật về màn đánh ghen giả do Khế bày ra thì đã tới gặp Khế.

Tôn vinh vẻ đẹp tà áo dài Việt qua show 'Cội nguồn tinh hoa hội tụ'

Thời trang

15:15:52 13/11/2024
Cội nguồn tinh hoa hội tụ là show thời trang được tổ chức tối 12.11 bởi Trường ĐH Mỹ Thuật công nghiệp nhằm hướng tới kỷ niệm 75 năm thành lập trường và tri ân các thầy cô giáo nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11.

1 sao nữ hạng A xấu tính đến mức bắt cả đoàn phim cạo trọc đầu giống mình, quyền lực cỡ nào mà không ai dám phản kháng?

Hậu trường phim

15:15:45 13/11/2024
Nữ diễn viên còn tỏ thái độ thản nhiên, khẳng định nếu như các nhân viên không chiều theo ý mình, cô sẽ sử dụng quyền lực của đạo diễn bắt ép họ phải làm theo.

Tóc Tiên: "Tôi đã từng nghĩ nếu không làm nghề tiếp, mình vẫn sống ổn"

Sao việt

15:10:19 13/11/2024
Bước vào cuộc thi với vị thế của kẻ mạnh , nhưng đó cũng chính là bài toán khó khi khán giả đều đã thấy muôn vàn cung bậc của Tóc Tiên trong suốt 21 năm hoạt động.

Đoạn clip chứng minh hào quang Hoa hậu đã chiếu vào Thanh Thủy trước khi công bố kết quả, netizen cảm thán: Không đăng quang hơi phí!

Nhạc quốc tế

14:50:01 13/11/2024
Hoa hậu Thanh Thủy khiến người hâm mộ rưng rưng tự hào với một khoảnh khắc trong đêm chung kết Miss International 2024.

Thị trường âm nhạc TP.HCM dần trở lại thời đỉnh cao

Nhạc việt

14:41:07 13/11/2024
Đây là không khí mà hầu hết ca sĩ mong đợi sau thời gian thị trường biểu diễn TP.HCM bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế