Ẩu đả trong quán bar, 2 người nước ngoài bị đâm
Một vụ ẩu đã trong quán bar ở trung tâm Sài Gòn đã làm 2 người đàn ông Singapore bị đâm trọng thương.
Dương Công Tráng và đồng bọn
Ngày 9.3, Công an quận 1 (TPHCM) đang tạm giữ hình sự 3 đối tượng gồm Dương Công Tráng (29 tuổi), Dương Minh Luân (19 tuổi) và Nguyễn Hoàng Duy (19 tuổi) để điều tra về hành vi “cố ý gây thương tích”.
Trước đó, vào đêm 27.2, nhóm của Dương Công Tráng đến quán bar trên đường Cống Quỳnh (quận 1) vui chơi. Do khách đông, giữa Tráng và nhóm người Singapore ngồi bàn bên cạnh đã xảy ra va chạm khi đang nhảy nhót. Sẵn rượu trong người, Dương Minh Luân và Nguyễn Hoàng Duy liên tục ném vỏ chai bia, ly thủy tinh sang bàn bên cạnh rồi lao vào ẩu đả.
Lúc này, Tráng rút bộ khóa đa năng, bật dao đâm vào bụng một người đàn ông Singapore. Chưa dừng lại, đối tượng này tiếp tục vung dao, đâm vào trán một người khác.
Vụ việc sau đó được lực lượng bảo vệ quán bar can ngăn và trình báo cho công an địa phương. Dương Công Tráng cùng đồng bọn đã nhanh chân tẩu thoát khỏi hiện trường.
Nhận thấy tính chất nghiêm trọng của vụ việc, lãnh đạo Công an quận 1 đã tung quân truy tìm tung tích nhóm côn đồ nói trên. Từ hình ảnh người thanh niên đầy hình xăm, tay cầm dao thu được qua camera an ninh, đêm 7.3, Dương Công Tráng và đồng bọn đã lần lượt sa lưới pháp luật.
Tại cơ quan công an, Tráng khai hành nghề thợ xăm tại một của hàng trên địa bàn quận 3. Tối thứ 7 (27.2), sau khi nhậu say, Tráng cùng nhóm bạn tiếp tục đi tăng 2 tại quán bar. Thấy một người bạn “va chạm” với bàn bên cạnh nhưng không ai xin lỗi, máu anh hùng nổi lên nên Tráng rút dao thủ sẵn tấn công.
Theo_Dân việt
Mỹ từng cảnh báo nạn cướp giật ở Sài Gòn
Ngay từ năm 2014, nạn cướp giật ở TP HCM đã được nêu trong báo cáo năm của Hội đồng Tư vấn an ninh nước ngoài (OSAC) thuộc Cục An ninh Ngoại giao Mỹ với nhiều quan ngại.
Video đang HOT
Trong báo cáo, OSAC khẳng định cướp giật và móc túi là tình trạng phổ biến ở các địa điểm có nhiều người nước ngoài lui tới tại TP HCM, đặc biệt là trước cửa các khách sạn lớn, các điểm du lịch và công viên.
"Tình trạng này đang ngày càng trầm trọng ở TP HCM" - OSAC đánh giá và khuyến cáo cách thức hành động thường thấy nhất của bọn tội phạm là lái xe máy và cướp giật.
"Thường có hai tên đi xe máy tốc độ cao, kẻ ngồi sau giật điện thoại, máy ảnh, dây chuyền, giỏ xách... Hành vi này có thể gây nguy hiểm tính mạng đối với nạn nhân, bởi khi bị giật túi nạn nhân có thể bị kéo ngã", OSAC nhấn mạnh.
Tình huống nguy hiểm sẽ xảy ra khi túi xách trên vai hay đồ trang sức ở cổ nạn nhân bị các đối tượng giật mạnh. Thậm chí, trong một số trường hợp, tội phạm sử dụng dao hoặc vật sắc nhọn làm công cụ cướp tài sản có giá trị.
OSAC cho biết trong vài năm qua (tính đến năm 2014), đã có vô số công dân Mỹ khiếu nại việc bị cướp giật và móc túi ở TP HCM.
Một người đàn ông chống trả lại bọn cướp trên đường phố Sài Gòn.
Những cảnh báo về nạn cướp giật ở TP HCM không phải là điều mới mẻ. Ông Lã Quốc Khánh - Phó giám đốc Sở Du lịch TP HCM, cho biết năm 2015, Sở nhận được công hàm từ đại diện các nước Australia, Hàn Quốc, Nhật Bản... phản ánh tình trạng công dân của họ bị cướp giật, mất hộ chiếu, tài sản... Trong số này, Nhật Bản có 83 trường hợp, Australia 73, Đài Loan (Trung Quốc) 80, Hàn Quốc 10.
"Bằng văn bản, họ bày tỏ quan ngại về tình trạng gia tăng số lượng công dân nước ngoài bị xâm hại an ninh, cướp giật tài sản trong các quận, huyện ở thành phố và sự thiếu hợp tác hoặc hợp tác không đầy đủ của lực lượng chức năng khi du khách phản ánh thông tin", ông Khánh nêu thực trạng.
Cướp giật ở Sài Gòn: Đầy rẫy cảnh báo
"Hãy cẩn thận, coi chừng những kẻ cướp giật ở Sài Gòn", "Sài Gòn không an toàn"... Những cảnh báo như vậy xuất hiện đầy rẫy trên các trang web du lịch quốc tế.
Trên Tripadvisor.com - trang web du lịch nổi tiếng của Mỹ đã có không ít than phiền về các vụ cướp giật táo tợn nhắm vào du khách nước ngoài. "Đây là lời cảnh báo đối với mọi du khách, đặc biệt là phụ nữ khi đến Sài Gòn. Tôi ước gì mình được đọc những cảnh báo như vậy trước khi đến đó. Mọi phụ nữ đừng cầm ví hay đồ quý giá trên tay khi đi trên đường phố Sài Gòn" - một du khách có nickname Walkunstumble viết khi kể việc vợ chồng cô bị cướp trong đêm thứ hai ở Sài Gòn.
"Chúng tôi đang băng qua đường thì đột nhiên hai gã đàn ông đi xe máy ập tới, giật giỏ xách của tôi rồi tăng ga chạy mất. Chúng tôi gào thét đuổi theo nhưng vô ích... Và cảnh sát chẳng giúp đỡ gì... Chúng tôi ngồi chờ trong đồn cảnh sát 15 phút và một người đàn ông ra dấu hiệu rằng không biết tiếng Anh. Chúng tôi ra dấu đòi viết đơn khiếu nại vì bị cướp nhưng ông ta chẳng phản ứng gì...", Walkunstumble viết thêm.
Trần Tuấn Lâm, giật iPhone 6 của người nước ngoài, bị hiệp sĩ bắt giao công an. Ảnh: Người Lao Động.
Bọn trộm quá chuyên nghiệp
Du khách Shashikala S kể đã đến Sài Gòn từ 2015 và bị móc túi. "Tôi rời Sài Gòn trong sự buồn bực. Tôi cảm thấy mình bị lừa. Tôi mất sạch thẻ tín dụng, một số tiền mặt lớn và cả chiếc ví hàng hiệu quý giá. Bọn trộm ở đó quá chuyên nghiệp và có kỹ năng cao thủ. Khi ở Sài Gòn, đừng mang theo nhiều tiền mặt hay thẻ tín dụng và hộ chiếu.", du khách này bức xúc.
Những câu chuyện tương tự xuất hiện rất nhiều trên các trang web khác, ví dụ như Virtualtourist.com hay Reddit. Trên Virtualtourist.com, tháng 1/2016 du khách LeeL than thở khi đang đi gần nhà thờ Đức Bà ở trung tâm Sài Gòn thì bị giật điện thoại iPhone 6 Plus. Một người lấy nick BillT53 tư vấn du khách nước ngoài "đừng tin bất cứ ai" khi đến Sài Gòn.
Người này khuyên mọi du khách "luôn giữ chặt ví, giỏ xách" bởi nguy cơ bị giật rất lớn. Chủ đề này nhận được hàng chục phản hồi, tất cả đều kể lại những trải nghiệm đáng buồn tại Sài Gòn. Trên trang Southeast Asia Wanders, du khách Stephanie kể trước khi đến Việt Nam cô đã nghe nhiều điều tiếng về nạn cướp giật ở Sài Gòn, do đó luôn cực kỳ cẩn trọng.
Kể cả vậy, cô vẫn bị giật giỏ xách một lần khi đi xe máy cùng bạn trai ở quận 4 một buổi tối trời mưa. "Tất cả mọi người đều chỉ đứng nhìn. Không ai động tay chân để ngăn chặn kẻ cướp. Tôi không hiểu nổi. Dường như ở đây người ta không quan tâm. Công an cũng không giúp đỡ gì", Stephanie bức xúc. Cô nhấn mạnh: "Bị cướp giật là chuyện tất yếu khi đến Sài Gòn".
Trên Reddit, một du khách liệt kê những tư vấn cần thiết khi đến TP HCM. "Tránh đeo giỏ xách một bên. Kể cả khi bạn đeo giỏ xách chéo vai thì bọn cướp có thể táo tợn dùng dao cắt dây giỏ. Kể cả những đứa trẻ nhỏ cũng có thể là những kẻ móc túi. Chợ Bến Thành là điểm nóng móc túi. Đừng ngồi xích lô và để túi trên đùi, rất dễ bị giật. Điện thoại, máy ảnh là những mục tiêu phổ biến nhất. Và khi bị giật đồ rồi thì đừng cố đuổi theo bọn cướp", người này viết.
Cũng là nạn nhân một vụ cướp trong một lần du lịch đến Sài Gòn, cô Ayngelina Brogan, quốc tịch Canada, chia sẻ trên trang Bacon is Magic: "Một giờ sau khi đặt chân tới Sài Gòn, tôi cùng bạn rời khỏi khách sạn và đi dạo phố. Một chiếc xe tay ga lạng lách lên vỉa hè sát chúng tôi. Người ngồi trên xe bất ngờ dùng dao cắt dây túi xách của tôi rồi lao đi. Tôi đứng sững vì quá sốc".
Chị Jeong Woo Jun (21 tuổi, quốc tịch Hàn Quốc) cùng bạn trai được trả lại điện thoại sau khi hiệp sĩ bắt được kẻ cướp. Ảnh: Người Lao Động.
Cướp tài sản người nước ngoài chiếm 1/2 số vụ cướp giật
Dù vậy, khác với trường hợp của Stephanie, Brogan kể nhiều người dân địa phương chạy đến ra hiệu họ ở lại để giúp đỡ. Một số người biết tiếng Anh chở Brogan và bạn đến đồn cảnh sát. Sau đó, họ còn ngồi lại 2 giờ chờ cô viết tường trình bằng tiếng Anh rồi dịch sang tiếng Việt để cảnh sát xác nhận.
Brogan cho biết, đây là kinh nghiệm quý báu của những người thích du lịch như cô. Trên trang Tripadvisor, du khách Mỹ với tài khoản Jaded56 chia sẻ rằng đã bị cướp máy quay phim khi ở Sài Gòn. Tên cướp dùng sức để kéo tài sản, khiến du khách này bị thương.
Theo thông tin của Trưởng công an Quận 1, trong số 345 vụ phạm pháp hình sự năm 2015, có 109 vụ cướp giật tài sản, 177 vụ trộm cắp. Trong số các vụ cướp giật, tới hơn 1/2 là cướp tài sản của người nước ngoài (55 vụ).
Countryreport.org khuyến cáo du khách nước ngoài khi bị cướp giật ở TP HCM thì chớ dại kháng cự hoặc truy đuổi tội phạm, bởi có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Để đảm bảo an toàn cho du khách, ông Khánh cho biết cách đây gần 7 năm, TP có tổ chức một lực lượng hỗ trợ du khách (không phải bảo vệ) do Thanh niên xung phong đảm nhiệm. Đến nay lực lượng này có gần 250 đội viên nhưng đội hỗ trợ du khách này yếu về ngôn ngữ, nghiệp vụ du lịch nên khi "đụng chuyện" thì không có cách giải quyết. Thù lao cho họ cũng quá thấp nên gặp cướp giật thì không quyết tâm truy đuổi.
Trên các trang mạng, rất nhiều du khách mô tả Sài Gòn là một thành phố đầy năng lượng, rất thú vị và đáng để khám phá. Nhưng không ít người khẳng định sẽ "một đi không trở lại" vì bị cướp giật, mất nhiều tiền bạc, thẻ tín dụng và hộ chiếu. Những người chưa đến Việt Nam bày tỏ sự lo ngại và cho biết sẽ xem xét lại kế hoạch tới khám phá Sài Gòn.
Theo Zing News
Bắt quả tang đối tượng trộm cắp tài sản của du khách nước ngoài Đang thực hiện hành vi trộm cắp tài sản của người nước ngoài tắm nắng trên bờ biển, Huỳnh Văn Đến đã bị lực lượng thanh niên xung kích quản lý trật tự đô thị thành phố Nha Trang, Khánh Hòa bắt giữ giao cho cơ quan Công an. ảnh minh họa Khoảng 10h30 ngày 21-2, lợi dụng chị Juliet Mary Smith (SN...