Ẩu đả sau cuộc họp chia tiền đền bù, hơn 300 người vây trụ sở xã
Vây trụ sở xã Thạch Lạc (Thạch Hà, Hà Tĩnh) từ sáng đến tối để yêu cầu giải thích sự việc xô xát giữa trưởng thôn và bảo vệ chợ với dân, song khi được chính quyền giải thích đó là sự hiểu nhầm, hàng trăm người dân đã rút về.
Sáng 10/12, UBND xã Thạch Lạc (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) tổ chức cuộc họp giữa lãnh đạo xã và các trưởng thôn đánh giá, chuẩn bị cho việc cấp phát tiền đền bù sự cố môi trường biển do công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh gây ra.
Trụ sở UBND xã Thạch Lạc. Ảnh: Đức Hùng
Ông Dương Kim Mậu, Chủ tịch UBND xã Thạch Lạc cho biết, sau khi kết thúc cuộc họp, một số người dân đã vào phòng họp, phân vân lý do tại sao không được nhận tiền đền bù. Lãnh đạo xã sau đó đã mời vài trường hợp ngồi lại để phân tích kỹ từng đối tượng, điểm kiểm kê lĩnh tiền.
Trong lúc đang họp bàn, do mâu thuẫn trong nói chuyện về việc đền bù, xóm trưởng xóm Bắc Lạc và một nam bảo vệ chợ Chùa (hợp đồng với xã) đã ẩu đả. Hậu quả khiến anh Trần Văn Rô (trú xã Thạch Lạc) bị thương, phải nhập viện.
Hơn 300 người dân tập trung “vây” trụ sở, yêu cầu lãnh đạo xã giao người đánh anh Trần Văn Rô ra để giải trình. Ảnh: Đức Hùng
Video đang HOT
“Sau xô xát, hơn 300 người cho rằng người của chính quyền đánh dân nên tập trung tại trụ sở xã, đòi đưa bảo vệ của chợ Chùa ra giải thích”, ông Mậu nói.
17h, người dân vẫn tập trung tại trụ sở UBND xã Thạch Lạc phản đối việc đánh người. “Chúng tôi muốn lãnh đạo xã giao người đã đánh anh Rô ra giải trình tại sao hành xử như vậy”, một người dân nói.
Công an huyện Thạch Hà đã huy động nhiều chiến sĩ tới hiện trường, đồng thời bắc loa thông báo đề nghị bà con bình tĩnh, không gây mất an ninh trật tự.
Lãnh đạo công an huyện Thạch Hà đã phát loa khuyên bà con tránh kích động, nên ngồi lại đối thoại với chính quyền. Ảnh: Đức Hùng
Sáng 11/12, ông Trần Việt Hà, Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà cho biết, do bà con hiểu nhầm việc cán bộ xã đánh dân nên xảy ra việc tụ tập, thực ra đây là cuộc ẩu đả của những người dân. Tới 19h hôm qua, tất cả đã giải tán khỏi trụ sở xã Thạch Lạc.
“Ở góc độ xô xát, cơ quan công an sẽ điều tra. Về việc đền bù sự cố môi trường, chính quyền sẽ tuyên truyền, vận động người dân hiểu các quy định nhà nước, xác định đối tượng kê khai, rà soát những trường hợp tạm thời chưa được chi trả trong đợt này để đảm bảo lợi ích cho họ”, Chánh văn phòng huyện Thạch Hà Đoàn Tiến Đạt nói.
Hiện tượng cá chết hàng loạt khởi nguồn vào tháng 4 từ một số lồng nuôi cá bè gần khu công nghiệp Vũng Áng (Hà Tĩnh), sau đó lan đến Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế. Cuối tháng 6, Formosa Hà Tĩnh đã thừa nhận xả chất thải chưa qua xử lý ra biển làm hải sản chết hàng loạt và bồi thường 500 triệu USD.
Xã Thạch Lạc có hơn 1.000 người bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển. Theo danh sách ban đầu, xã được cấp phát hơn 36 tỷ để chi trả, trung bình mỗi hộ dân lĩnh từ 20 triệu đến 200 triệu đồng tiền đền bù.
“Xã đã kê khai đầy đủ những trường hợp đủ điều kiện hưởng đền bù, song có nhiều người dân đòi hỏi kê khai cả người đang lao động ở nước ngoài, sinh viên vào diện đền bù… Khi chưa được chấp thuận thì họ phản đối”, Chủ tịch UBND xã Thạch Lạc nói.
Theo dự kiến, chiều 12/12, xã Thạch Lạc sẽ chi trả tiền đền bù đợt đầu tiên cho bà con.
Đức Hùng
Theo VNE
Đã chi trả 262 tỷ đồng bồi thường từ Formosa cho ngư dân
Tính đến ngày 7/11, đã có 2 tỉnh thực hiện chi trả đợt một cho người dân (Hà Tĩnh và Thừa Thiên Huế) với 262 tỷ đồng.
Phó thủ tướng Trương Hoà Bình chủ trì cuộc họp về ổn định đời sống và sản suất kinh doanh sau sự cố môi trường biển miền Trung. Ảnh: VGP
Chủ trì cuộc họp về ổn định đời sống và sản xuất kinh doanh sau sự cố môi trường biển miền Trung ngày 8/11, Phó thủ tướng Trương Hòa Bìnhyêu cầu, đối với số tiền công ty Formosa bồi thường, các bộ ngành và địa phương liên quan phải thực hiện đúng quy định về hỗ trợ cho người dân bị thiệt hại. Cùng với đó, tiếp tục triển khai có hiệu quả các chương trình lồng ghép phát triển kinh tế-xã hội được thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước cho các địa phương.
Thứ trưởng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Vũ Văn Tám cho biết, tới ngày 4/11, các địa phương đã cơ bản hoàn thành việc kê khai, niêm yết, xác định thiệt hại, áp định mức, đồng thời hướng dẫn và giải đáp thắc mắc của người dân.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng, các bộ đã tạm cấp 3.000 tỷ đồng cho 4 tỉnh. Tính đến ngày 7/11, đã có 2 tỉnh thực hiện chi trả đợt một cho người dân (Hà Tĩnh và ThừaThiên Huế) với 262 tỷ đồng.
Phó thủ tướng cũng chỉ đạo Bộ Tài nguyên và môi trường tổ chức tiêu huỷ 966 tấn hải sản không bảo đảm an toàn thực phẩm và bồi thường 100% giá trị.
Đối với hơn 4.000 tấn hải sản bảo đảm an toàn thực phẩm nhưng chưa tiêu thụ được thì giao các địa phương tổ chức tiêu thụ, hỗ trợ 30% giá trị; khoảng gần 100 tấn hải sản an toàn nhưng đã quá hạn sử dụng thì chuyển sang chế biến thức ăn chăn nuôi, hỗ trợ 70% giá trị. Các bộ ngành, địa phương có trách nhiệm giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện vấn đề này.
Hiện tượng cá chết hàng loạt khởi nguồn từ một số lồng nuôi cá bè gần khu công nghiệp Vũng Áng (Hà Tĩnh), sau đó lan đến Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. Cuối tháng 6, Formosa Hà Tĩnh đã thừa nhận là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự cố môi trường biển, bồi thường 500 triệu USD.
Xuân Hoa
Theo VNE
Bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường biển xong trước cuối năm Phó thủ tướng Trương Hoà Bình yêu cầu Bộ Y tế tiếp tục lấy mẫu hải sản khai thác ở tầng đáy trong vùng biển dưới 20 hải lý để xét nghiệm, công bố khi hải sản đảm bảo an toàn thực phẩm. Phó thủ tướng Trương Hòa Bình vừa yêu cầu các bộ ngành, địa phương liên quan tập trung chi trả...