Atum – Vị thần sáng tạo thế giới
Người dân Ai Cập tin rằng Atum là vị thần đầu tiên tồn tại trên trái đất, với hình dáng một người đàn ông đội vương miện kép.
Họ cho rằng thần Atum đã trỗi dậy từ làn nước hỗn loạn, tạo ra hai vị thần đầu tiên là thần Shu và thần Tefnut – cặp đôi sinh ra các vị thần khác về sau. Atum cũng được coi là người cha của các Pharaoh thời kỳ Ai Cập cổ đại.
Bức họa cổ thần Ra và Atum
Sự khởi sinh của thế giới
Atum, đôi khi được viết là Atem hay Tem, là vị thần tối cao và quan trọng trong thần thoại Ai Cập. Ông là một vị thần trong Bộ 9 vĩ đại của Heliopolis. Tên của Atum được cho là được bắt nguồn từ “tem” có nghĩa là “hoàn toàn” hoặc “hoàn thành”. Vì thế, tên ông được hiểu là “Một thực thể hoàn thiện” hay “Người làm hoàn thiện thế giới”, ông trở lại thành dòng thác của thời hỗn mang ở cuối mỗi chu kỳ sáng tạo. Là người sáng tạo, ông được xem như là bản chất cơ bản của thế giới, các vị thần và tất cả mọi thứ tạo thành bằng da thịt của ông hoặc từ linh hồn của ông.
Ông được miêu tả là một Pharaoh đội trên đầu vương miện Trắng và Đỏ, tượng trưng cho 2 vùng đất Thượng và Hạ Ai Cập. Đôi khi Atum đội chiếc đĩa mặt trời thay cho vương miện kép. Dưới địa ngục Duat, ông thường xuất hiện dưới hình ảnh một người đàn ông có cái đầu cừu, ngồi trên ngai vàng hoặc đứng thẳng. Con bò thần màu đen Mnevis, đội chiếc đĩa mặt trời giữa cặp sừng, cũng là một hiện thân của ông. Rắn, sư tử và cầy mangut là những loài vật thiêng của ông. Dưới hình dạng của loài khỉ, Atum thường mang theo một cây cung để bắn kẻ thù. Một bức tượng bọ hung lớn được đặt trong hồ thiêng Karnak để thờ thần Atum.
Khởi đầu thế giới chỉ tồn tại Nu – bóng tối hỗn mang vần vũ trong không gian. Từ dòng nước tăm tối ấy Atum xuất hiện, vị thần này tự tạo ra chính mình bằng cách sử dụng chính thần lực trong suy nghĩ và ý chí của ngài. Vì thế giới không có chỗ đứng, nên Atum sau đó đã tạo ra một mô đất. Lúc bấy giờ ngài chỉ có một mình, thần Atum không phải nam cũng không phải nữ, ngài còn có một đôi mắt nhìn thấu tất cả có thể du hành khắp vũ trụ.
Thần Atum
Atum bắt đầu tạo ra người con trai và người con gái bằng cách kết hợp lại với chính cái bóng của mình. Ngài khạc ra người con trai đầu tiên, đặt tên là Shu và biến cậu ta thành vị thần của không khí. Atum lại nôn ra tiếp người con gái đầu tiên, đặt tên là Tefnut và biến cô ấy thành vị thần của sương mù và hơi ẩm.
Sau khi được sinh ra, Atum giao cho Shu và Tefnut nhiệm vụ chia hỗn mang ra làm nhiều định luật, kiểu hình và đem lại sự ổn định cân bằng cho thế giới. Hỗn mang được chia đôi thành vùng tối và vùng sáng. Nhiệm vụ này được gọi với cái tên Maat (sự cân bằng, quy luật), khoảnh khắc hình thù nên sự sống, trong hình dạng của một chiếc lông vũ nhẹ bẫng và thuần khiết. Sau đó Shu và Tefnut lại cùng nhau sinh ra Geb – mặt đất và Nut – bầu trời.
Video đang HOT
Ban đầu cả hai đều dính chặt lấy nhau như một. Vị thần Shu tách Nut ra khỏi Geb và đẩy Nut lên trời, Nut giữ nguyên vị trí với tư thế hình vòng cung phía trên bạn tình của mình là Geb. Nut và Geb luôn mong mỏi được đoàn tụ với nhau, nhưng vì nhiệm vụ Maat họ phải chịu sự chia cắt để làm tròn bổn phận của mình. Nut tạo ra mưa cho Geb, và Geb khiến vạn vật nảy mầm trên mặt đất. Nut sinh ra mặt trời vào mỗi buổi tối trước bình minh, mỗi ngày mặt trời sẽ đi theo quỹ đạo của nó trên bầu trời và lụi tàn đi vào khoảnh khắc hoàng hôn.
Mặc dù vậy, sự hỗn mang vẫn còn chiếm hữu thế giới và chưa được phân chia hoàn toàn theo yêu cầu của nhiệm vụ Maat. Shu và Tefnut bỗng biến mất vào mặt nước tối tăm của Nu- sự hỗn mang. Thần Atum tuyệt vọng tìm kiếm những đứa con của ngài, vị thần đầu tiên bèn sai con mắt nhìn thấu tất cả của mình đi khắp nơi trên thế gian đi tìm họ. Cuối cùng Shu và Tefnut cũng quay trở lại với Atum cùng đôi mắt của ngài. Khi vị thần đoàn tụ với các con của mình, niềm hạnh phúc trong
ngài trào dâng đến nỗi Atum đã rơi nước mắt. Khi những giọt lệ ấy chạm mặt đất, những con người đầu tiên được sinh ra. Con người sinh sôi nảy nở trên mặt đất, họ có nhiệm vụ duy trì sự thật và thế cân bằng của Maat, cũng như săn sóc mặt đất cùng với việc thờ phượng các vị thần. Các vị thần đổi lại phải bảo vệ và yêu thương các tạo vật của họ.
Cuộc chiến chống lại bóng tối
Người Ai Cập cho rằng, Mặt trời là một ngọn lửa lớn, và để vượt qua được những con sông dẫn đến thiên đường và sang đến thế giới của những linh hồn thì thần Mặt trời cần phải đi trên một con thuyền lớn. Vào ban ngày, đó là một con thuyền lớn với tên gọi là Madjet (có nghĩa là Trở nên khỏe mạnh) , khi Mặt trời lặn thì nó chỉ là một chiếc xà lan nhỏ với tên gọi là Semeketet (có nghĩa là trở nên yếu ớt). Cuộc hành trình được bảo vệ bởi rất nhiều các vị thần khác, trong đó có Atum, Thoth và Maat đúng ở hai bên mạn thuyền, Horus lái thuyền và chính là người chỉ huy con thuyền.
Atum cũng tham gia vào trận chiến giữa Ra và Apep hàng đêm, là người có thể một mình đẩy lùi được con quái vật. Apep là một con rắn quỷ 2 đầu canh giữ địa ngục Nehebkau vô cùng hung dữ dài khoảng 15 mét, đầu được bọc bằng đá lửa và hình dạng to lớn kinh khủng. Toàn thân nó được bọc bằng vàng và nó sống ở dưới đáy địa ngục. Mỗi khi hoàng hôn, nó thường trườn bò tới phía Tây đường chân trời, tìm cách ám sát thần mặt trời. Thần Atum đã phải dùng tay giữ chặt để kiểm soát nó.
Trên các bức vẽ trong các ngôi mộ hoàng gia thuộc thời kỳ Tân vương quốc, Atum được miêu tả là một người đàn ông già nua đang đứng trông coi việc trừng phạt những kẻ ác và kẻ thù của thần Mặt trời Ra. Ông cũng bảo vệ những linh hồn của người tốt, đảm bảo họ an toàn khi bước qua Hồ lửa dưới địa ngục Duat, nơi mà con quỷ đầu chó Am-heh sẽ nuốt những linh hồn khi đi qua. Am-heh chỉ bị khuất phục trước thần Atum.
Trong thời Cựu Vương quốc, người Ai Cập tin rằng Atum đưa linh hồn của nhà vua từ kim tự tháp của mình về bầu trời đầy sao. Ông cũng là thần mặt trời, một kiểu kết hợp với thần mặt trời Ra. Atum được nhắc đến như ánh mặt trời vào buổi hoàng hôn, Khepri là vị thần của ánh sáng ban mai, trong khi Ra thường đại diện cho cái nắng gắt vào giữa trưa. Nói cách khác, Atum đã “chết” vào lúc chiều tối và sống lại vào lúc bình minh.
Người Ai Cập tin rằng mỗi ngày ngài lại được một lần sinh ra. Buổi sáng, sau khi tắm và ăn điểm tâm, ngài lại bắt đầu cuộc hành trình đi ngang bầu trời trên chiếc thuyền của thần Ra và dành ra mỗi ngày một giờ để kiểm tra một trong 12 khu vực. Khi mặt trời lặn, người ta cho rằng các vị thần đang đi vào địa ngục cho đến sáng hôm sau. Các vị thần tối cao này phải đánh nhau với kẻ thù là Apep – con rắn của bóng tối vĩnh cửu.
Thành Trung (biên soạn)
Vì sao thần Bast thường gắn với hình ảnh con mèo kề bên?
Thần Bast là nữ thần mèo trong thần thoại Ai Cập. Nàng là con gái của thần mặt trời Ra và được coi là một trong những vị thần gần gũi với con người nhất.
Trái ngược với người chị gái Sekhmet (nữ thần chiến tranh) tính tình khát máu hung bạo, nữ thần Bast hiện thân cho sự vui vẻ, ấm cúng, tình cảm trìu mến.
Tạo hình nhân vật nữ thần Bast
Vị thần của gia đình
Bast (Bastet, Ubaste, hay Baset) là một trong những vị thần được người dân Ai Cập cổ đại tôn sùng nhất, mang hình dáng một người phụ nữ có cái đầu mèo. Ptah- thần sáng tạo và quyền lực được xem là chồng của của nữ thần Bast. Họ có 2 người con là thần Nefertem- vị thần của y học, sắc đẹp và thần Maahes- vị thần của chiến tranh với đầu sư tử đực.
Tên của nữ thần Bast thường được người Ai Cập cổ đặt kèm cho những loại nước hoa tỏa mùi thơm (ngày nay còn được gọi là nước hoa), vì thế Bast được coi là nữ thần bảo hộ cho hương thơm, nữ thần chống lại các bệnh truyền nhiễm và xua đuổi ma quỷ. Có lẽ chính vì vậy mà người dân Ai Cập rất quý trọng loài mèo. Họ coi loài mèo là một linh vật và thường xuất hiện trong các nghi lễ thiêng liêng của họ. Đối với các vị vua, thần Bast và loài mèo được tôn thờ như vị thần hộ vệ cho hoàng gia.
Bast còn được biết đến như một nữ thần chiến tranh ở Hạ Ai Cập trong thời kỳ Ai Cập vẫn bị chia rẽ. Khi Thượng và Hạ Ai Cập thống nhất, tầm quan trọng của cô như một nữ thần chiến tranh giảm đi một chút, với Sekhmet trở thành vị thần nổi bật hơn trong chiến trận và chiến tranh. Đồng thời, các nền văn hóa ở Thượng Ai Cập đã vinh danh Sekhmet một nữ thần chiến đấu tương tự như mèo.
Tượng đồng Gayer-Anderson Cat, hiện thân của thần Bastet trưng bày tại bảo tàng Anh
Nữ thần Bast được mô tả với mèo con bên cạnh, như tỏ lòng kính trọng với vai trò của mình như là một nữ thần của khả năng sinh sản. Vì vậy, Bast cũng được xem là một nữ thần bảo vệ các bà mẹ và con cái mới sinh của họ. Trong các văn bản ma thuật của Ai Cập , một phụ nữ bị vô sinh có thể đưa ra lời đề nghị với nữ thần Bast với hy vọng rằng điều này sẽ giúp cô thụ thai.
Trong những năm sau đó, Bast trở nên mạnh mẽ khi kết nối với Mut và với Artemis của Hy Lạp. Trong hình dáng con mèo, Bast kết nối sức mạnh với Khonsu- vị thần Mặt trăng. Còn trong hình dạng sư tử cái, nữ thần sẽ kết nối sức mạnh với người cha Ra - vị thần Mặt trời. Biểu tượng của nữ thần Bast là nhạc cụ "sistrum" (một loại nhạc cụ của Ai Cập cổ đại) dùng trong các điệu múa tôn giáo.
Chính vì thế mà bà được xem là nữ thần của niềm vui, âm nhạc và lễ hội. Ngoài ra, người phụ nữ nào muốn có con thường đeo một chiếc bùa hình nữ thần với đàn mèo con nên bà cũng được xem là vị thần của gia đình.
Nhiều người cho rằng, chính người Ai Cập cổ đại là những cư dân đầu tiên thuần hóa mèo. Bức hình vẽ một người đàn ông với mèo có niên đại từ cách đây 6000 năm đã được tìm thấy bên trong khu mộ Mostegedda. Dù không chắc đây có phải một con mèo đã được thuần hóa hay không vì các nhà sử học cho biết thời gian mèo được thuần hóa là cách đây 2,000 năm, nhưng chắc chắn, loài động vật này chiếm 1 vị trí quan trọng trong lịch sử Ai Cập.
Đề cao và tôn thờ loài mèo
Người Ai Cập cổ đại rất tôn sùng nhiều loài động vật nhưng không có loài nào được sủng ái như mèo. Thời đó, mèo được gọi bằng cái tên "Mau" và người Ai Cập nghĩ đây là loài vật có thể giúp họ giải quyết các vấn đề như chuột, bọ, rắn phá hoại mùa màng. Mèo là loài động vật thiêng liêng nhất, đóng vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân nơi đây trong suốt một thời gian dài. Sở dĩ như vậy là vì dưới hình thức con mèo thần, dân Ai Cập cổ đại tôn thờ nữ thần Bast.
Bên cạnh đó, mèo còn được coi là bán thần với người Ai Cập cổ đại và chỉ các vị Vua Pharaoh mới có quyền nuôi chúng như thú cưng. Vì vậy, tất cả mèo đều được bảo vệ theo luật. Nếu ai làm hại mèo, dù cố ý hay không, đều bị xử tử. Việc giết mèo chỉ được tiến hành khi chúng sinh sôi quá nhiều và người ta sẽ hiến tế mèo cho nữ thần Bast.
Rất nhiều tác phẩm nghệ thuật khắc họa con mèo thần cầm dao cắt đầu con rắn Apep - ác thần Bóng tối (con rắn khổng lồ cố tình lật ngược chiếc thuyền thần thánh của thần Ra khi đi qua âm phủ). Ở đây, con mèo biểu trưng cho sức mạnh và sự khéo léo của giống mèo mà nữ thần giám hộ sai khiến phục vụ con người, giúp loài người chiến thắng kẻ thù ẩn nấp.
Đối với người Ai Cập, đôi mắt sáng của mèo trong đêm cũng giống như ánh trăng trong đêm mù âm u. Và nếu như có hỏa hoạn xảy ra trong nhà thì mèo sẽ là ưu tiên hàng đầu được cứu ra. Khi một con mèo chết, mọi thành viên trong gia đình sẽ để tang bằng cách cạo một bên lông mày của mình.
Họ làm như vậy nhằm thể hiện nỗi buồn đau khi con vật linh thiêng qua đời. Ngoài ra, người Ai Cập còn ướp xác và chôn cất mèo chết tại một nghĩa trang dành cho loài mèo cùng với xác ướp của những con chuột. Những con mèo cũng được chôn cùng với một bát sữa để nó sử dụng trong trường hợp sang thế giới bên kia bị đói khát.
Nếu ai đó giết chết một con mèo, thậm chí một cách vô ý, người đó cũng sẽ phải đối mặt với sự giận dữ của đám đông dân chúng Ai Cập. Theo đó, người này sẽ bị trừng phạt bằng cách bị ném xuống một hố đầy rắn độc. Sự sùng bái nữ thần Bast ban đầu mọc lên xung quanh thị trấn Bubastis. Trong vai trò là người bảo vệ - không chỉ của các hộ gia đình, mà là của tất cả Ai Cập- vị thần bảo vệ dân gian, nông thôn và quý tộc. Vì vậy, lễ hội hàng năm của nữ thần Bast là một sự kiện lớn, được tham dự bởi hơn nửa triệu tín đồ.
Theo nhà sử học Hy Lạp Herodotus, phụ nữ tham dự lễ hội tham gia vào rất nhiều ca hát và nhảy múa, hy sinh đã được thực hiện trong danh dự của Bast, và có rất nhiều đồ uống đang diễn ra. Ông viết: "Khi mọi người đang trên đường đến Bubastis, họ đi ngang qua sông, một con số lớn trong mỗi thuyền, đàn ông và đàn bà cùng nhau.
Một số phụ nữ tạo ra tiếng động với tiếng chuông, những người khác chơi sáo suốt quãng đường, trong khi những người phụ nữ còn lại, và những người đàn ông, hát và vỗ tay. "Khi ngôi đền của Bast ở Per-Bast được khai quật, xác chết còn sót lại của hơn một phần tư triệu con mèo đã được phát hiện.
Trong thời hoàng kim của Ai Cập cổ đại, mèo bị đắm chìm trong đồ trang sức bằng vàng và được phép ăn từ đĩa của chủ nhân. Khi một con mèo chết, nó đã được vinh danh với một buổi lễ phức tạp, ướp xác và can thiệp vào Per-Bast.
Năm 1888, một nông dân phát hiện 80.000 xác ướp mèo trong một ngôi mộ lớn. Đây là một trong những hiện vật có giá trị vô cùng lớn để phục vụ công tác nghiên cứu, tìm hiểu cuộc sống của người dân Ai Cập thời xưa.
Thành Trung
Những sự thật gây sốc được hé lộ khi khai quật xác ướp Ai Cập nghìn năm Các chuyên gia sử dụng tia laser, tia X và hồng ngoại để kiểm tra một số xác ướp Ai Cập có niên đại 2.000 - 4.000 năm tuổi. Kết quả cho thấy nhiều bí mật bất ngờ về cuộc sống của người Ai Cập cổ đại được giới chuyên gia giải mã. Một số xác ướp Ai Cập có niên đại 2.000...