ATTP cuối năm 2018: Độc đáo mô hình quán cơm tiêu thụ nông sản sạch cho nông dân
Sáng nay (17.12), sau thời gian dài xây dựng và ấp ủ ý tưởng, mô hình quán cơm bình dân sử dụng nguyên liệu từ nguồn rau sạch của nông dân tại phường 6, TP. Cà Mau (Cà Mau) đã chính thức đi vào hoạt động.
Có mặt tại quán cơm từ sáng sớm, chúng tôi nhận thấy không khí tất bật chuẩn bị các món ăn, nhận đặt cơm từ khách hàng khắp nơi trong thành phố.
Chị Quách Ngọc Thơ – Chi hội trưởng Chi hội nông dân khóm 5, phường 6, cho biết: Hội Nông dân phường đã ấp ủ ý tưởng mở quán cơm sử dụng nguyên liệu từ nông sản của bà con nông dân từ rất lâu rồi, đến hôm nay mới chính thức hoạt động. Hiện quán có 4 nhân công chính và một người giao hàng, với mức lương trung bình khoảng 3 triệu đồng/tháng.
Quán cơm Nhân Nghĩa sử dụng nguyên liệu từ nguồn rau sạch của nông dân khai trương vào sáng nay. Ảnh: Chúc Ly.
Theo chị Thơ, hình thức hoạt động của quán là sử dụng hoàn toàn rau củ quả sạch do bà con nông dân tại địa phương sản xuất. Khoảng 4h sáng mọi người sẽ đến quán để chuẩn bị nấu các món và bắt đầu phục vụ cho khách hàng từ 9h sáng đến 2h chiều mỗi ngày từ thứ 2 đến thứ 7. Các loại nguyên liệu được nhập vào chiều hôm trước, dựa theo nguồn nông sản bà con cung cấp sẽ điều chỉnh nấu các món cho phù hợp.
Quán cơm Nhân Nghĩa có 3 món chính thay đổi hằng ngày, phục vụ từ 9h sáng đến 2h chiều từ thứ 2 đến thứ 7. Ảnh: Chúc Ly.”Quán được đặt tên là quán cơm Nhân Nghĩa, ngoài bán cho khách tại chỗ thì quán còn nhận giao cơm cho khách tại nhà. Giá cơm bán mỗi phần tại chỗ là 12.000 đồng, giao hàng là 15.000 đồng/phần. Mô hình này hướng tới giải quyết việc làm cho một số hội viên khó khăn và tiêu thụ sản phẩm sạch của nông dân trong phường” – chi Thơ chia sẻ.
Video đang HOT
Giá 12.000 đồng/phần ăn tại chỗ, 15.000 đồng/phần giao hàng khá rẻ so với mặt bằng chung ở TP.Cà Mau. Ảnh: Chúc Ly.
Vào sáng nay, quán cơm Nhân Nghĩa đã chuẩn bị khoảng 100 phần cơm và đã hết sạch trong ngày đầu tiên. Bà Đinh Ngọc Giàu, người cho mượn địa điểm đặt trụ sở của quán cơm Nhân Nghĩa, cho hay: Tôi cũng như nhiều anh chị em trong Hội Nông dân mong muốn góp một phần nhỏ để giúp bà con nông dân tiêu thụ ổn định sản phẩm mình làm ra. Tôi cũng mong mọi người ủng hộ quán cơm, cũng như ủng hộ cho bà con nông dân.
Mới ngày đầu khai trương, quán cơm nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của khách hàng. Ảnh: Chúc Ly.
Trao đổi với chúng tôi, ông Đỗ Minh Phường – Chủ tịch Hội Nông dân phường 6, thông tin: Quán cơm đi vào hoạt động với mục đích lớn nhất là tạo thêm thu nhập cho hội viên khó khăn, tiêu thụ sản phẩm sạch của nông dân. Hiện tại ở phường 6 có một số hộ ở khóm 8 trồng mô hình rau sạch, đây là nguồn cung nguyên liệu chính cho quán. Ngoài ra, Hội cũng đã liên hệ với một số tổ hợp tác, hợp tác xã trồng rau sạch trong địa bàn TP.Cà Mau để cung ứng thêm nguồn nguyên liệu nếu quán hoạt động tốt và mở rộng thêm.
Quán cơm nhận giao hàng tận nơi cho khách. Ảnh: Chúc Ly.
“Quán cơm sẽ do chi hội khóm 5 quản lý trực tiếp. Hằng tuần sẽ có báo cáo về Hội Nông dân để có hướng hoạt động trong thời gian tới. Nguồn lợi nhuận của quán sẽ được dùng để hỗ trợ cho nông dân khó khăn” – ông Phường cho biết.
Theo Danviet
Bỏ hầm đất liều chuyển sang nuôi tôm trải bạt, có ngay tiền tỷ
Thấy được mô hình nuôi tôm thâm canh công nghệ cao có nhiều ưu điểm so với cách nuôi truyền thống, anh Thức đã mạnh dạn đầu tư mở rộng diện tích. Giờ đây, nói về kỹ thuật nuôi tôm, anh Thức không thua kém chuyên gia bởi những cách làm độc đáo, hiệu quả.
Anh Thái Minh Thức được xem là một trong những hộ tiên phong đầu tư nuôi tôm thâm canh công nghệ cao tại ấp Cái Nai, xã Hoà Tân, TP.Cà Mau (Cà Mau).
Anh Thái Minh Thức kiểm tra ao tôm nuôi. Ảnh: C.L
Trao đổi với chúng tôi, anh Thức cho biết: "Trên phần đất của gia đình, tôi đã nuôi tôm thâm canh trong hầm đất được khoảng 10 năm. Khoảng gần 3 năm nay tôi bắt đầu chuyển qua nuôi tôm thâm canh trong ao lát bạt, áp dụng kỹ thuật cao. Nhờ "làm liều" vậy mà thành công hơn tôi tưởng, nhờ đó thu nhập của gia đình ổn định hơn".
Anh Thức chia sẻ: "Ngày mới bắt đầu chuyển từ cách nuôi tôm truyền thống sang mô hình nuôi tôm công nghệ cao, cả xóm ai cũng ái ngại cho tôi. Vì lúc đó, mô hình này quá mới, họ lo tôi sẽ thất bại. Nhưng tôi đã quyết thì sẽ làm đến cùng. May mắn là tôi được công ty bán con giống nhiệt tình hỗ trợ kỹ thuật cho tôi ở giai đoạn đầu".
Được biết, qua quá trình học hỏi, năm 2015, anh Thức bắt tay vào cải tạo một đầm nuôi công nghiệp của gia đình, với diện tích khoảng 1.200m2 để thả tôm nuôi thử nghiệm theo hình thức nuôi tôm trải bạt. Ở lần nuôi này, với mật độ nuôi 150 con/m2, anh Thức đã thu được khoảng 3,8 tấn tôm.
Sau quá trình đầu tư bài bản, qua 4 kỳ thu hoạch đầu, anh Thức đều thành công, năng suất từ 24-30 tấn/ha, cao gấp 5 lần nuôi tôm truyền thống.
"Cái khác của việc chuyển từ nuôi ao đất sang ao trải bạt chính là cách xử lý nước, hình thức mới đòi hỏi kỹ thuật cao hơn rất nhiều. Tuy nhiên, khi nuôi tôm mật độ cao, thì với ao đất tôm sẽ không lớn được do nước dễ đục, khó xử lý; trong khi đó với ao trải bạt việc quản lý và xử lý nguồn nước dễ dàng hơn, tôm nhanh lớn" - anh Thức cho biết.
Lợi nhuận hàng trăm triệu đồng/năm
Sau khi trừ các khoản chi phí, hiện trung bình anh Thức lãi khoảng 250-300 triệu đồng/ao nuôi tôm.
Anh Thức cho rằng, đối với hình thức nuôi truyền thống rủi ro cao, mỗi năm chỉ nuôi được từ 1-2 vụ. Còn nuôi tôm trong ao trải bạt, nếu nông dân nắm vững kỹ thuật thì mỗi năm có thể nuôi 3 vụ, thu nhập ổn định hơn. Như ở năm rồi, anh Thức thu về khoảng 36 tấn.
Hiện anh Thức đang áp dụng nuôi tôm thẻ trong ao lát bạt, với tổng diện tích khoảng 2,9ha, trong đó tổng diện tích 3 ao nuôi khoảng 4.000m2, và nhiều ao phụ khác. Anh Thức cho biết: Với diện tích ao nuôi tôm trung bình khoảng 1.200m2, với mật độ 200 con/m2, thì tổng chi phí đầu tư khoảng 400 triệu đồng. Sau khi trừ các khoản chi phí, hiện trung bình anh Thức lãi khoảng 250-300 triệu đồng/ao.
Nói về kỹ thuật nuôi tôm trong ao lát bạt, theo anh Thức, trung bình tôm giống từ khi bắt về đến lúc thu hoạch là khoảng 90 ngày. Trong đó, sẽ có khoảng 30 ngày tôm được gièo, 60 người nuôi. Ngoài ra, áp dụng công nghệ cao trong nuôi tôm đòi hỏi người nuôi phải chuẩn bị tốt các phương tiện và đặc biệt phải có diện tích đủ lớn để trang bị các ao phụ cận.
Cụ thể, cứ 1.000m2 ao nuôi tôm sẽ cần đến khoảng 4.000m2 đất cho các ao lắng và ao sẵn sàng, nhằm đảm bảo môi trường nước tốt nhất cho con tôm phát triển.
"Lưu ý nhất là trong xử lý nước, phải làm sao cho nước không cho có tảo xanh, đồng thời phải cung cấp đủ oxy cho tôm do nuôi ở mật độ cao. Đối với thời tiết, phải chú ý có lưới che nắng, khi nhiệt độ cao sẽ xuất hiện tảo nhiều. Ngoài ra, tránh thả con giống vào mùa lạnh, tốt nhất thả trước đó để khi tôm lớn sẽ rơi vào thời điểm lạnh, lúc này không còn ảnh hưởng nhiều" - anh Thức chia sẻ.
Hiện tại, áp dụng nuôi tôm thẻ trong các ao lát bạt, ở các ao gièo anh Thức đã trang bị bạt che để không cho nước mưa vào. Thời gian tới, anh Thức dự định sẽ lắp bạt che cả phía trên ao nuôi để không cho nước mưa xâm nhập. Theo anh Thức, cách làm này giúp người nuôi quản lý nguồn nước dễ hơn; hiện đang chuẩn bị ao nuôi khoảng 1.000m2, để thực hiện ý tưởng này.
Theo Danviet
Cà Mau: Xe tải đâm vào 3 nhà dân, 4 người may mắn thoát nạn Chiều nay (12.9), tại đường Lý Văn Lâm, khóm 6, phường 1, TP.Cà Mau (Cà Mau), một chiếc xe tải bất ngờ đâm liên tiếp vào 3 nhà dân gây thiệt hại nhiều tài sản. Theo người dân có mặt tại hiện trường, khoảng 16h15, chiếc xe tải mang biển kiểm soát 69C - 02001 lưu thông từ hướng Bến xếp dỡ hàng...