“ATM nước” Út Chen
Mấy tháng nay, hạn mặn khốc liệt ở Bến Tre khiến cây trồng chết la liệt. Thế nhưng, người dân ở Long Thới, Chợ Lách vẫn “cầm cự” đến giờ này để chờ mưa nhờ 2 trụ ATM nước ngọt miễn phí của nông dân Út Chen!
Chở nước về… sông
Cuối tuần qua, mấy anh nông dân ở Long Thới kéo tới nhà anh Lê Văn Chen (Út Chen, 45 tuổi, nông dân bán cây mít giống) để phụ kéo ống nhựa loại lớn ra sông. Ống dài hơn nửa km, nối từ cây “ATM nước ngọt Út Chen” ra đến các con tàu đang đậu trên sông Hàm Luông và dẫn nước vào hồ chứa.
Hồ chứa mà anh Út Chen làm có thể tích 500m3, có hệ thống bơm điện nối ống dẫn vào hai trụ bơm cao tầm 3m, mỗi trụ đều trang bị remote có 2 chữ A – B. Mỗi ngày, người dân Long Thới cứ đưa xe tới trụ bơm, thường mỗi xe chở bồn chứa từ 1 – 2m3, bấm chữ B thì nước chảy ra, khi đầy bình thì bấm chữ A để tắt. Cứ thế là đi về, không tốn xu nào.
Anh Út Chen bấm nút xả nước vào bồn chứa cho người dân. (T.A)
Cô giáo Trang ở gần nhà anh Út Chen kể: “Cách đây khoảng 2 tháng, khi thấy cây cối héo rũ vì nước mặn, tôi và hai người hàng xóm hùn tiền mua 5 triệu đồng nước ngọt đổ vào ao, khoảng 50m3. Ngủ một đêm thức dậy, đáy ao cạn trơ vì thẩm thấu vào lòng đất. Nay có trụ nước của anh Út Chen, bà con cứ tới lấy, vừa đủ tưới, hết thì lấy tiếp”.
Tính đến nay, đã có 5 tỉnh Kiên Giang, Bến Tre, Tiền Giang, Cà Mau và Long An công bố tình huống khẩn cấp về hạn, mặn. Có 43.500ha lúa và khoảng 15.000ha cây ăn trái bị thiệt hại. Theo đó, hạn mặn đã làm khoảng 96.000 hộ dân gặp khó khăn về nước sinh hoạt. Tại Bến Tre, các tuyến sông chính độ mặn xâm nhập sâu từ tháng 1/2020. Sông Cửa Đại và Hàm Luông độ mặn vượt ngưỡng chịu đựng của cây trồng…
Cách đây hơn 2 tháng, để có nước miễn phí cho bà con, anh Út Chen đào hồ chứa, lót bạt, rồi làm ống nhựa phi 90 dài hơn nửa km nối ra sông lớn, tiền ống hết 18 triệu đồng. Cứ vài tuần anh lại mua một lần nguyên sà lan 100 – 200m3 nước, bơm lên hồ để biếu bà con. “Nhìn cây cối chết, mà bà con còn khó khăn quá tui chịu hổng nổi, nên hai vợ chồng đồng lòng mua nước hỗ trợ bà con”.
Video đang HOT
Còn nước còn tưới
Cuối tuần rồi, khi nghe có tàu lớn 1.200m3 của một nhóm bạn đi hỗ trợ nước miễn phí, anh Út Chen liên hệ xin nước cho bà con. Do tàu của Mạnh Thường Quân quá lớn, hai vợ chồng anh Út Chen tính toán, nếu để ống cũ của anh thì bơm phải 4 – 5 ngày mới cạn tàu. Thế là hai vợ chồng bàn với nhau lắp liền ống lớn. Trong ngày thứ Sáu và thứ Bảy, thanh niên trong xóm kéo đến nhà Út Chen, người vác ống, người đào rãnh, người dọn cỏ, để kéo ống ra sông. Đến trưa Chủ nhật, đường ống lớn hoàn thành, song song với ống cũ. Cứ thế, hai máy bơm trên tàu nổ hết công suất, đẩy nước lên hồ chứa. Trên bờ, bà con xung quanh dùng xe tấp nập hứng nước đem về nhà.
“Mồi” nước vào họng bơm để đưa nước lên bờ vào 22 giờ đêm. (ảnh T.A)
Anh Út Chen kể, hồi nhỏ anh đi cắt lúa mướn, đi bốc vác, đi phụ tàu…, chưa có việc nặng nhọc nào mà anh từ chối, miễn là kiếm được tiền. Tới năm 30 tuổi thì anh về quê làm cây giống trên miếng đất rộng hơn 2.000m2 của gia đình. Đến giờ, dù nổi tiếng với giống mít múi đỏ sơ đỏ cung cấp khắp nơi nhưng 2 vợ chồng vẫn đầu tắt mặt tối làm việc ngày đêm.
“Hiện giờ đất của tôi đã mua thêm được vài công, còn lại là thuê để làm giống. Tôi hướng dẫn kỹ thuật cho bà con xung quanh cùng làm, giống đủ lớn thì tôi thu mua lại để bán. Hạn mặn năm nay quá khốc liệt nên vợ chồng tôi tâm niệm phải cố gắng hết sức để cùng bà con cứu cây, chờ nhà nước có giải pháp”.
Hỏi giải pháp là gì, anh Út Chen nói: “Tôi nghĩ, giải pháp tạm thời mà tiết kiệm là làm ống lớn dẫn nước sông từ Vĩnh Long về. Cũng có thể làm cống nổi, vì từ Vĩnh Long về đây đường bộ chỉ khoảng 30km. Nếu mỗi xóm đều lắp nhiều ống rồi bơm từ ghe lên như hiện nay, thì mức độ tốn kém là quá lớn”.
Tân An
Cà Mau: Hạn mặn trồng thứ rau nhà nào cũng ăn mà kiếm bộn tiền
Mặc dù kinh tế gia đình kinh tế gia đình khá ổn định nhưng với bản chất cần cù, siêng năng trong lao động sản xuất, bà Trần Thị Bé Ba, ở khóm 2, thị trấn U Minh, huyện U Minh (tỉnh Cà Mau) vẫn tận dụng đất trống sân vườn để trồng hoa màu, trong đó có trồng hành vào mùa hạn.
Qua đó, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho kinh tế gia đình. Nhờ mô hình này mà mỗi năm bà Bé Ba đã có thu nhập vài chục triệu đồng.
Gia đình bàTrần Thị Bé Ba, ở khóm 2, thị trấn U Minh, huyện U Minh (tỉnh Cà Mau) có 4 nhân khẩu, đất sản xuất trên 10 công, mỗi năm nuôi tôm, nuôi cua thu nhập trên 100 triệu đồng.
So với nhiều hộ dân trong vùng, gia đình bác Bé Ba có kinh tế khá ổn định. Tuy nhiên, bác Bé Ba vẫn luôn cần cù, siêng năng trong lao động sản xuất.
Bà Bé Ba, thị trấn U Minh, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau đang làm cỏ xung quanh các luống hành sắp đến ngày thu hoạch.
Ngoài trồng lúa, nuôi tôm, bà Bé Ba còn tận dụng khoảng 200 m2 đất trống phía trước nhà đang ở để cải tạo trồng hoa màu. Vào mùa mưa, bà Bé Ba trồng các loại hoa màu như cải xanh, rau thơm, cà phổi... Vào mùa hạn, bà Bé Ba không trồng những loại hoa màu này mà chỉ tập trung trồng hành lá.
Hành lá có thời gian trồng gần 2 tháng là thu hoạch, nên mỗi mùa hạn bà Bé Ba chỉ trồng được 3 vụ hành. Hiện nay, rẫy hành của bác Bé Ba trồng được hơn 1 tháng tuổi, đang phát triển tốt và còn khoảng 20 ngày nữa là đến thời kỳ thu hoạch.
Nếu từ nay đến ngày thu hoạch không có sâu rầy và côn trùng không cắn phá, khi thu hoạch bà cũng có thu nhập khoảng 7 triệu đồng mỗi vụ và mỗi năm cũng có thu nhập từ bán hành và các loại hoa màu khác cũng được vài chục triệu đồng.
Trên thị trường hiện nay, 1 kg hành có giá dao động từ 15.000 đến 20.000 đồng. Nhờ vậy mà trong những năm qua, gia đình bà Bé Ba có nguồn thu nhập khá ổn định, các khoảng tiền chi tiêu hàng ngày trong gia đình không phải lo như trước đây nữa.
Bà Bé Ba cho biết: "Năm nào cũng vậy, vào mùa mưa tôi trồng nhiều loại hoa màu, riêng mùa hạn tôi chỉ ưu tiên cho trồng hành. Hành lá trồng vào mùa hạn phát triển rất nhanh, không sợ mưa dập hoặc làm gãy lá. Hành là loại hoa màu trồng rất dễ, công chăm sóc không nhiều, chi phí đầu tư rất thấp, thu nhập tạm ổn định, đầu ra dễ...".
Phát triển kinh tế gia đình gồm nuôi tôm, nuôi cua, trồng màu, trong đó có trồng hành mùa nắng hạn giúp bà Bé Ba xây dựng được căn nhà khang trang trị giá 500 triệu đồng.
Theo bà Bé Ba, trước khi trồng hành, nên dọn sạch cỏ, xới đất tơi xốp và lên giồng cao từ 2 đến 2,5 tấc, tộng từ 1 đến 1,2 mét. Phía trên mặt giồng phủ một ít rơm cho để giữ độ ẩm cho đất. Khi làm đất xong, nên bón phân NPK cho giảm độ phèn và tiến hành xuống giống hành.
"Khi hành trồng được 15 đến 20 ngày tiến hành bón phân DAP để cho hành phát triển nhanh hơn. Hôm nào trời nắng, tưới nước 2 lần vào buổi sáng sớm và buổi chiều mát. Hành là loại cây ưa nước, nhưng lượng nước nhiều quá hành dễ bị thối rễ...", bà Bé Ba tiết lộ kinh nghiệm trồng hành.
Những năm qua, gia đình bà Bé Ba, ở khóm 2, thị trấn U Minh thực hiện mô hình sản xuất nuôi tôm, nuôi cua, trồng hoa màu đạt năng suất cao, kinh tế gia đình từng bước khấm khá hơn.
Năm 2017, gia đình bà xây dựng ngôi nhà ở trị giá gần 500 triệu đồng. Mong rằng trong thời gia tới, mô hình nuôi tôm, nuôi cua, trồng hoa màu, trồng hành lá mùa nắng hạn của bà Bé Ba nhân rộng ra cho nhiều chị em phụ nữ trong khóm học tập, làm theo để cải thiện cuộc sống gia đình, xóa nghèo bền vững ở địa phương.
Huỳnh Phước
Tình trạng mặn duy trì mức cao trong tháng 4 tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long Ngày 17/4, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam cho biết, trên sông Vàm Cỏ Tây, mặn có xu thế tăng ở mức cao nhất từ đầu mùa khô đến nay khi lấn sâu vào 135km, tăng 8km so với tuần đầu tháng 4 và tăng 31km so với cùng kỳ năm 2016. Người dân Tiền Giang tích trữ nước ngọt để tưới...