ATM ngừng hoạt động ban đêm, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu chấn chỉnh
Nhằm chấn chỉnh về thời gian hoạt động của ATM theo các quy định pháp lý hiện hành, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa có văn bản yêu cầu rà soát lại toàn bộ hệ thống ATM.
Thời gian gần đây một số ngân hàng đã thực hiện hạn chế thời gian hoạt động vào ban đêm của ATM được lắp đặt ở các vị trí không bị giới hạn theo giờ mở/đóng cửa (của các toà nhà, trung tâm thương mại,…) gây khó khăn cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ.
Nhằm chấn chỉnh về thời gian hoạt động của ATM theo các quy định pháp lý hiện hành, NHNN yêu cầu: các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thẻ rà soát lại toàn bộ hệ thống ATM của mình, đảm bảo thời gian phục vụ khách hàng của hệ thống ATM theo đúng quy định.
Cụ thể, theo quy định, thời gian phục vụ khách hàng của hệ thống ATM là 24/24 giờ trong ngày và 7/7 ngày/tuần. Đối với máy ATM lắp đặt tại những địa điểm khách hàng chỉ có thể tiếp cận ATM trong những thời gian nhất định thì thời gian phục vụ của ATM tùy thuộc vào địa điểm lắp đặt ATM và phải được niêm yết tại nơi đặt ATM cũng như trên trang thông tin điện tử chính thức của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thẻ trên địa bàn rà soát hệ thống ATM của mình, đảm bảo thời gian phục vụ khách hàng của hệ thống ATM thực hiện theo đúng quy định nêu trên; tiến hành kiểm tra tại chỗ để chấn chỉnh và xử lý vi phạm theo thẩm quyền.
Video đang HOT
(Theo Infonet)
Chạy hơn 10 km chưa rút được tiền từ ATM ở Sài Gòn
Nhu cầu rút tiền mặt những ngày giáp Tết tăng đột biến khiến cho hệ thống ATM của các ngân hàng gần như tê liệt. Nhiều người phải di chuyển quãng đường rất dài vẫn chưa rút được.
Sáng 23/1 hệ thống ATM của nhiều ngân hàng ở TP.HCM không đáp ứng đủ nhu cầu rút tiền mặt của người dân. Trung bình cứ 15 điểm ATM thì mới có một điểm cung ứng được tiền mặt. Tuy nhiên, tại những điểm này, người có nhu cầu cũng phải chờ đợi hàng giờ đồng hồ mới tới rút được vì lượng người xếp hàng rất đông.
Anh Nguyễn Thanh Đức (phường 7, Gò Vấp) cho biết 23/1 là ngày đi làm cuối cùng nên anh muốn rút tiền mặt để quyết toán các khoản cho cơ quan. Tuy nhiên, cả một quãng đường di chuyển từ nhà lên đến văn phòng ở quận 1 (khoảng 12 km), anh không tìm được một ATM nào có thể rút được tiền.
"Trên đường đi làm tôi ghé khoảng 20 điểm ATM để rút tiền, tuy nhiên không có điểm nào rút được. Không cần là điểm giao dịch của ngân hàng mở thẻ mà trạm nào tôi cũng ghé để tìm kiếm cơ hội nhưng cũng không được. Giờ tôi đành phải ra ngân hàng rút trực tiếp, nhưng những ngày cận Tết này thì chắc chắn phải chờ rất lâu", anh Đức chi sẻ.
Những điểm ATM có thể rút được đều phải đứng chờ rất lâu. Ảnh: Việt Dũng.
Không phải ra ngân hàng rút tiền trực tiếp như anh Đức nhưng chị Bùi Ngọc Thơm (quận 9) cũng phải di chuyển 10 km mới tìm được chỗ để rút tiền ở ATM. Tuy vậy, để rút được tiền, chị phải chờ gần 30 phút mới đến lượt.
"Trên đường đi làm, tôi ghé các điểm ATM dọc theo Xa lộ Hà Nội để rút nhưng không có điểm nào còn tiền, kể cả các điểm đặt trước trung tâm thương mại. Khi di chuyển đến ngã tư Hàng Xanh, tôi mới thấy được một điểm có thể giao dịch được. Dường như đây là trạm duy nhất rút được của cả khu vực đó nên lượng người rất đông. Trước tình trạng này tôi đành chấp nhận chờ để rút được tiền", chị Thơm cho biết.
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP.HCM, trên địa bàn hiện có hơn 4.200 ATM đang hoạt động và 36.500 máy quẹt thẻ.
Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc NHNN chi nhánh TP.HCM cho hay ngay từ cuối năm 2016, NHNN đã có Văn bản số 9557 về việc đảm bảo chất lượng dịch vụ, an toàn hoạt động ATM cho dịp Tết Nguyên đán 2017. Tuy nhiên, nỗ lực này của ngân hàng là chưa đủ mà cần có sự phối hợp của doanh nghiệp và người dân.
Theo ông Minh, hiện tại, người dân vẫn chưa có thói quen giao dịch trực tuyến hay thanh toán điện tử khiến cho nhu cầu về tiền mặt là rất lớn. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp cũng thường đến sát ngày Tết mới trả lương, thưởng. Việc này dẫn đến tình trạng khách hàng phải xếp hàng chờ rút tiền, gây khó khăn cho các ngân hàng.
Ông Nguyễn Hữu Phúc, Giám đốc Trung tâm Thẻ NH TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) nhận định, nhu cầu rút tiền mặt của người dân vào dịp cuối năm cũ - đầu năm mới thường tăng rất cao, thậm chí gấp 2-3 lần ngày thường. Vấn đề này dù luôn được các ngân hàng thương mại dự đoán trước nhưng diễn biến mỗi năm một khác, dẫn đến việc nhiều ngân hàng dù đã chuẩn bị kỹ vẫn không đáp ứng được nhu cầu rút tiền mặt.
Đầu tháng 1, tại buổi họp báo thông tin kết quả hoạt động năm 2016, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng phải chuẩn bị đầy đủ tiền mặt để chủ động đáp ứng nhu cầu tăng mạnh dịp cuối năm, đặc biệt là các khoản chi trả trợ cấp xã hội, trả lương, thưởng cho cán bộ, công nhân viên của các cơ quan, doanh nghiệp...
Tại các khu công nghiệp, đông dân cư, nơi nhu cầu rút tiền mặt của người dân lớn, cơ quan điều hành yêu cầu các ngân hàng phải chuẩn bị tốt hệ thống ATM, đồng thời tổ chức các hình thức thanh toán, chi trả linh hoạt tránh tình trạng quá tải, người dân phải xếp hàng nhiều giờ đồng hồ để rút tiền.
Tuy nhiên, khắc phục tình trạng này không chỉ phụ thuộc vào hệ thống ngân hàng. Các doanh nghiệp cũng có thể góp phần làm giảm tình trạng khổ sở vì chầu chực rút tiền ATM dịp Tết bằng cách trả lương, thưởng Tết sớm, hoặc chi tiền mặt cho cán bộ, công nhân viên.
(Theo Zing News)
Bảo lãnh ngân hàng không làm tăng áp lực giá bán Mức phí bảo lãnh các ngân hàng rất cạnh tranh, chỉ từ 0,05 0,12%/tháng, tài sản thế chấp chính là sản phẩm dự án. Mức phí này không có gì để tăng áp lực lên giá dự án. Việc bão lãnh là nhằm mục tiêu cuối cùng là bảo lãnh quyền lợi khách hàng khi chủ đầu tư không thể thực hiện nghĩa...