ATM gạo giữa Covid-19
Linda Syafri, một phụ nữ 28 tuổi, cùng nhiều người xếp hàng chờ đến lượt tại ATM gạo được bố trí ở một căn cứ quân sự gần Jakarta.
Vừa đeo khẩu trang vừa xếp hàng ở căn cứ quân sự Depok, ngoại ô thủ đô Jakarta, Syafri, người sắp làm mẹ, cho biết mỗi người tới đây được nhận 1,5 kg gạo.
“Tôi bị công ty cho nghỉ việc tuần trước. Chồng tôi cũng bị sa thải mà không được trả lương”, Syafri nói. “Dù số gạo trợ cấp không nhiều, nó cũng giúp ích cho chúng tôi rất nhiều trong hoàn cảnh hiện nay”.
Người dân Indonesia đeo khẩu trang xếp hàng chờ lĩnh gạo trợ cấp ở Jakarta hôm 4/5. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
10 ATM phân phối gạo được đặt quanh Jakarta là một phần trong sáng kiến của chính phủ Indonesia nhằm hỗ trợ những người bị ảnh hưởng nặng nhất bởi Covid-19, dịch bệnh khiến hàng triệu người mất việc làm tại nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á này.
Gạo được trợ cấp có chất lượng tốt, được phân phối bằng cách quét thẻ từ. Chiếc máy phát gạo nhìn giống như máy rút tiền. Người dân đủ điều kiện nhận gạo hỗ trợ là người làm công ăn lương theo ngày, lao động thất nghiệp, người không có nhà ở và người sống dưới mức nghèo đói.
“Mỗi ngày chúng tôi chuẩn bị 1,5 tấn gạo cho khoảng 1.000 người”, Ibrahim, một quan chức quân đội chịu trách nhiệm giám sát việc phân phối, nói. “Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc này hàng ngày, không dừng, kể cả cuối tuần”.
Indonesia công bố gói kích thích kinh tế trị giá 25 tỷ USD hồi tháng 3 để đối phó Covid-19, cam kết cung cấp phúc lợi xã hội cho tối đa 10 triệu hộ gia đình, bao gồm hỗ trợ lương thực và giảm giá điện.
Covid-19 xuất hiện ở 212 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến hơn 4,17 triệu người nhiễm và hơn 285.000 người tử vong. Indonesia đã báo cáo gần 15.000 ca nhiễm nCoV, với 991 ca tử vong, cao nhất Đông Nam Á.
Chính quyền của Tổng thống Joko Widodo đang nóng lòng khôi phục các hoạt động kinh tế và dỡ bỏ hạn chế xã hội, dù thiếu bằng chứng cho thấy các biện pháp hạn chế mà chính phủ ban hành đã làm phẳng đường cong Covid-19 hoặc làm chậm tốc độ lây nhiễ mới.
Gần 60.000 người nhiễm nCoV ở Đông Nam Á
Các nước Đông Nam Á ghi nhận thêm 1.087 người nhiễm và 26 người chết do nCoV, nâng số ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 59.748 và 1.909.
Singapore, vùng dịch lớn nhất khu vực, báo cáo thêm 486 ca nhiễm mới nCoV. Đây là mức tăng thấp nhất trong một tuần qua, nhưng Bộ Y tế Singapore cho biết nguyên nhân là số xét nghiệm giảm xuống sau khi một phòng thí nghiệm phải điều chỉnh thiết bị do ghi nhận tới 33 kết quả dương tính giả.
Số người chết vì Covid-19 tại Singapore vẫn là 20, không tăng so với hôm qua, trong khi số ca hồi phục tăng từ 2.296 người lên 2.721.
Lấy mẫu xét nghiệm nCoV tại một ga tàu gần thủ đô Jakarta, Indonesia, hôm 11/5. Ảnh: Reuters.
Indonesia hiện ghi nhận tổng cộng 14.265 người nhiễm, tăng 233 ca so với 24 giờ trước đó. Nước này cũng báo cáo thêm 18 ca tử vong, nâng tổng số người chết vì dịch bệnh lên 991, trong khi 2.881 người đã hồi phục
Philippines ghi nhận thêm 292 ca nhiễm và 7 ca tử vong do nCoV, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong ở nước này lên lần lượt 11.086 và 726.
Malaysia ghi nhận thêm 70 ca nhiễm mới nCoV, nâng tổng số người nhiễm toàn quốc lên 6.726, trong đó 109 người đã chết, tăng một trường hợp so với hôm qua.
Thái Lan phát hiện thêm 6 ca nhiễm nCoV, nâng tổng số lên 3.015 người, đánh dấu ngày thứ 9 liên tiếp số ca nhiễm mới dưới 10. Nước này không ghi nhận ca tử vong mới, tổng số người chết do Covid-19 vẫn là 56.
Tình hình dịch bệnh tại những nước còn lại trong khu vực Đông Nam Á không có nhiều biến động. Việt Nam, Campuchia, Đông Timor và Lào là những nước chưa ghi nhận ca tử vong do nCoV.
Quy định giãn cách ngăn Covid-19 trên thế giới Phân chia vị trí, giảm số chỗ ngồi là các biện pháp được các nước áp dụng ngăn Covid-19 tái bùng phát sau khi nới phong tỏa. Khách hàng đứng chờ thanh toán tại các vị trí đã được đánh dấu sẵn cách nhau hai mét ở một siêu thị tại thủ đô Riyadh, Arab Saudi, hôm 2/5, nhằm tránh nguy cơ lây...