ATLĐ trong ngành xây dựng: Cần cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân
Theo ông Nguyễn Văn Bình – Chủ tịch CĐ Xây dựng VN – để giảm thiểu tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp (TNLĐ, BNN) trong ngành xây dựng, cần phải cải thiện được một cách căn bản điều kiện làm việc cho công nhân.
Nhiều chủ sử dụng lao động chưa quan tâm đến an toàn cho công nhân xây dựng. Ảnh: GIANG HUY
Giải pháp nào để cải thiện điều kiện làm việc?
Theo ông Hà Văn Hảo – Vụ TCCB, Bộ Xây dựng – cải thiện điều kiện lao động phải được hiểu là sự tác động của người quản lý và NLĐ để làm cho môi trường LĐ tốt hơn, năng suất và chất lượng LĐ cao hơn. Đối với ngành xây dựng, biện pháp cải thiện điều kiện làm việc phải có trọng tâm, trọng điểm và có tính lâu dài.
Ông Hảo cho rằng, quan trọng nhất với các DN xây dựng là phải đảm bảo sử dụng giàn giáo thi công, làm việc trên cao một cách an toàn. DN phải không ngừng đầu tư, đổi mới công nghệ, thiết bị thi công; công tác ATVSLĐ được chú trọng và tăng cường hơn, nhằm hạn chế TNLĐ và phát sinh BNN tại các công trình XD, nhà máy, phân xưởng SX…
Video đang HOT
Trên thực tế, môi trường và điều kiện làm việc của LĐ ngành XD vẫn gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp, nguy hiểm và độc hại, tác động trực tiếp đến sức khỏe CN. Đề cập vấn đề này, ông Phạm Đức Hinh -Trưởng phòng ATLĐ Vụ Quản lý hoạt động XD (Bộ Xây dựng) – cho rằng, chủ đầu tư, nhà thầu thi công phải thường xuyên đánh giá điều kiện làm việc của NLĐ, đặc biệt là phải phát hiện, xếp hạng thứ tự ưu tiên giải quyết, đề ra biện pháp kịp thời, xử lý các yếu tố không thuận lợi đe dọa đến an toàn và sức khỏe NLĐ.
Cải thiện điều kiện làm việc phải đem lại kết quả hạn chế đến mức thấp nhất về chấn thương, TNLĐ và BNN của người CN. Cơ quan quản lý nhà nước cần thông tin tuyên truyền sâu rộng về cải thiện điều kiện làm việc cho NLĐ, giúp DN xây dựng mô hình tuyên truyền tại chỗ để nâng cao nhận thức của NLĐ và người sử dụng LĐ. Việc rà soát, bổ sung, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về VSLĐ trong XD và từng bước đào tạo và xây dựng đội ngũ CB kỹ thuật, CN xây dựng hoạt động XD có tính chuyên nghiệp cao… cũng là bài toán đặt ra. Còn phía chủ đầu tư, tư vấn, nhà thầu thi công, điều quan trọng là phải thực hiện nghiêm túc các quy định về ATVSLĐ tại đơn vị, công trường XD cũng như các quy định về kỹ thuật, để đề ra các biện pháp ATVSLĐ hợp lý.
Trách nhiệm của CĐ
Những năm qua, CĐ Xây dựng VN đã cùng Bộ Xây dựng, Tổng LĐLĐVN, Bộ LĐTBXH tăng cường kiểm tra, thanh tra về ATVSLĐ-PCCN tại công trường, nhà máy tập trung đông CNLĐ và các công trình XD trọng điểm, công trình có nhiều nguy cơ gây mất ATLĐ. Năm 2011, đã kiểm tra 52 DN và 9 tháng đầu năm 2012 kiểm tra 16 DN. Mới đây, Bộ luật Lao động (BLLĐ) sửa đổi được QH thông qua và có hiệu lực từ 1.5.2013. Trong bộ luật có hẳn chương IX về ATLĐ, VSLĐ. Đây sẽ là cơ sở pháp lý mới để tổ chức CĐ thực hiện quyền được “Yêu cầu người sử dụng LĐ đảm bảo điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh, cải thiện điều kiện LĐ; trang cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân, thực hiện các biện pháp ATLĐ, VSLĐ” (khoản 1, Điều 16-BLLĐ) sửa đổi.
Tại cơ sở, CĐ cũng rất tích cực cùng chuyên môn thực hiện các giải pháp cải thiện điều kiện làm việc cho NLĐ. Ông Đào Minh Chương – Ủy viên Thường vụ, Chủ nhiệm UBKT CĐ TCty Sông Đà – cho biết một số kinh nghiệm cải thiện điều kiện làm việc trong thi công đào hầm dẫn nước các công trình thủy điện. Điểm quan trọng đầu tiên được lãnh đạo TCty và CĐ TCty xác định rõ là cải thiện an toàn vệ sinh LĐ và trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho NLĐ. Tại các đơn vị thi công, CĐ thường xuyên kiểm tra nhắc nhở NLĐ sử dụng đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân để phòng, chống chấn thương, BNN phát sinh.
Còn với TCty Viglacera, trong SX vật liệu XD thì yếu tố bụi, tiếng ồn, nhiệt độ… rất cao. Để khắc phục được tình trạng này, theo ông Nguyễn Quý Tuấn -Chủ tịch CĐ TCty – đơn vị đã áp dụng các giải pháp đồng bộ như giảm thiểu bụi, giảm thiểu tiếng ồn và chống rung, cải thiện vi khí hậu trong SX… Các giải pháp đi kèm là khám sức khỏe định kỳ và BNN cho NLĐ, thực hiện tốt chế độ bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật. Các đơn vị khác như CĐ TCty Cơ khí XD, CĐ Xây dựng HN, CĐ Cty TNHH MTV dịch vụ nhà ở và khu đô thị (Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị HUD)… đều có những giải pháp cải thiện điều kiện làm việc phù hợp với đặc thù của đơn vị nhằm giảm thiểu TNLĐ và BNN cho công nhân.
Theo laodong
Sai phạm liên kết đào tạo tại ĐHQGHN: Chưa thể có kết luận cuối cùng
Tại buổi họp báo quý II, liên quan đến kết luận sai phạm trong liên kết đào tạo của ĐHQGHN, Phó Tổng thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Sản cho hay, theo chỉ đạo các bên đang phải ngồi lại với nhau để trao đổi về việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật.
Ông Sản cũng cho biết thêm,vừa rồi thanh tra Chính phủ đã có kết luận về vụ việc ĐH quốc gia HN. Hai phó Thủ tướng (Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc -PV) đã nghe kết luận này, nhưng trong vấn đề áp dụng văn bản quy phạm pháp luật còn có những vấn đề đang còn phải trao đổi lại với nhau. Cho nên tại cuộc họp do phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì đã giao cho các Bộ ngành liên quan về tiếp tục nghiên cứu, trao đổi để báo cáo với Chính phủ về quan điểm của mình về bản kết luận thanh tra.
Hiện tại Thanh tra Chính phủ đang tiếp nhận các giải trình tiếp theo của ĐH Quốc gia Hà Nội. Trước đây là thời gian tương đối là gấp nên có những cái ĐH Quốc gia HN giải trình được nhưng có nhiều vấn đề đơn vị này chưa giải trình được.
"Chúng tôi đang yêu cầu ĐHQGHN cung cấp tài liệu cùng với ý kiến giải trình. Hiện nay ĐH Quốc gia HN đã gửi giải trình cũng như hồ sơ đến và thanh tra Chính phủ đang nghiên cứu các chứng cứ tài liệu đó"- Ông Sản nói.
Phó Tổng thanh tra Chính phủ cũng cho biết, hôm nay (13/7), đoàn Thanh tra Chính phủ sẽ làm việc trực tiếp với các cơ quan liên quan có nêu trong bản kết luận. Đối với ĐH Quốc gia HN thì khi làm việc xong với các cơ quan chuyên môn lãnh đạo Thanh tra Chính Phủ và ĐH Quốc gia HN sẽ gặp nhau để trao đổi ý kiến. Thanh tra Chính phủ sẽ phải có nhiều cuộc làm việc trong thời gian tới với các Bộ ngành liên quan trước khi trao đổi với ĐH QGHN.
Giải thích về việc phải trao đổi lại với các bên, ông Sản chia sẻ: "Đây là cuộc thanh tra trách nhiệm đối với quản lý nhà nước cho nên thời gian để đoàn thanh tra tiến hành làm việc rất là ngắn, nó không như là một cuộc thanh tra kinh tế xã hội. Vì thế thời gian để trao đổi cho hết nhẽ với nhau là chưa nhiều. Cho nên khi nghe bản kết luận, Thủ tướng thấy rằng cần phải tiếp tục có một sự thay đổi thống nhất lại sau đó mới bày tỏ quan điểm"
Theo điều tra riêng của Dân trí, ý kiến giải trình của ĐHQGHN gửi Thanh tra Chính phủ phần lớn vẫn xoay quanh những vấn đề mà Phó giám đốc đơn vị này trao đổi với báo chí trước đó. Phía ĐH Quốc gia HN cho biết chỉ trao đổi vụ việc sau khi đã thống nhất quan điểm với Thanh tra Chính phủ.
Một nguồn tin riêng cho hay, trong lần gửi ý kiến giải trình này ĐH Quốc gia HN cũng đã bổ sung một số tài liệu mà trước đây chưa gửi cho Thanh tra Chính phủ.
Cũng tại buổi họp báo, Phó tổng Thanh tra Nguyễn Văn Sản cũng cho hay, theo ý kiến chỉ đạo thì ý kiến các bên phải được báo cáo Thủ tướng trước ngày 15/7/2012. Tuy nhiên do phải làm việc với nhiều bên nên phải cuối tháng 7/2012 mới có kết luận cuối cùng về vụ việc.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin sớm đến bạn đọc về diễn biến tiếp theo của vụ việc này.
N.H
Theo dân trí