‘Át chủ bài’ giúp Liên Xô chặn Mỹ ném bom hạt nhân xuống Triều Tiên năm 1950
Sức mạnh không quân từ Liên Xô làm cân bằng lực lượng các bên trong Chiến tranh Triều Tiên, giúp Bình Nhưỡng thoát khỏi vụ ném bom hạt nhân mà Mỹ từng đề xuất.
Tháng 6/1950, cuộc xung đột vũ trang nổ ra trên bán đảo Triều Tiên giữa Bình Nhưỡng và Seoul. Các đồng minh của Triều Tiên là Liên Xô và Trung Quốc, trong khi Hàn Quốc được sự hỗ trợ của liên minh các nước do Liên hợp quốc và Mỹ dẫn đầu.
Cuộc đối đầu này trở thành một trong những giai đoạn nóng nhất của Chiến tranh Lạnh giữa Liên Xô và Hoa Kỳ, khi nhiều loại vũ khí và các phi công chiến đấu đều trong tình trạng trực chiến.
Máy bay chiến đấu MiG-15 của Liên Xô xuất kích trên bán đảo Triều Tiên.
Sức mạnh của “sát thủ” MiG-15
Không quân của Triều Tiên, vốn dựa trên máy bay cũ của Liên Xô từ Thế chiến 2, đã bị bắn hạ liên tiếp trong những tháng đầu tiên đối đầu với đối thủ. Trong một thời gian dài, các phi công Mỹ chiến đấu bên phía Hàn Quốc luôn chiếm ưu thế trên không, và chưa vấp phải sự kháng cự nghiêm trọng của đối phương.
Mọi thứ thay đổi vào ngày 1/1/1950, khi các máy bay chiến đấu MiG-15 mới nhất của Liên Xô xuất kích trên bầu trời bán đảo Triều Tiên.
Các chuyên gia xử lý mặt đất, các cố vấn quân sự và các phi công giàu kinh nghiệm của Liên Xô cũng đã tới Triều Tiên. Tuy nhiên, sự tham chiến của các phi công Liên Xô trong Chiến tranh Triều Tiên được giữ bí mật.
Theo đó, nhiệm vụ chính của Quân đoàn Không quân tiêm kích Liên Xô số 64, đóng quân tại Trung Quốc, là bảo vệ các cơ sở chiến lược của Triều Tiên khỏi các cuộc tấn công của máy bay ném bom hạng nặng B-29, mà người Mỹ gọi là “Siêu pháo đài bay”.
Về đặc tính bay, MiG-15 vượt trội hơn F-80 và F-84 của Mỹ. Sử dụng lợi thế về độ cao và tốc độ bay, cũng như trang bị pháo mạnh hơn, máy bay Liên Xô dễ dàng vượt qua các máy bay tiêm kích hộ tống và tấn công từng cặp máy bay ném bom Mỹ trên đường tiếp cận biên giới Triều Tiên.
Chiến thuật này tỏ ra thành công và đến cuối tháng 11/1950, MiG-15 làm giảm đáng kể hiệu quả các cuộc ném bom của Mỹ vào Triều Tiên.
Cố gắng lật ngược tình thế, Mỹ đã gửi máy bay chiến đấu F-86 Sabre mới đến Hàn Quốc vào tháng 12/1950. Những chiếc máy bay này đã trở thành đối thủ chính của MiG trong Chiến tranh Triều Tiên.
Máy bay mới của Mỹ không hề thua kém các máy bay chiến đấu của Liên Xô về hiệu suất bay. Ngoài ra, trong hệ thống ngắm bắn của F-86, khác với MiG, có sử dụng thiết bị dò tìm cự ly vô tuyến, giúp bắn đối phương với độ chính xác cao. Đồng thời phi công Mỹ được sử dụng trang phục chống quá tải.
Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, các máy bay F-86 Sabre không thể sử dụng hết khả năng của mình. Các máy bay chiến đấu trên tàu sân bay ở Hàn Quốc, phải bay khá dài để tiếp cận địa điểm tấn công, nên đốt cháy nhiều nhiên liệu. Do đó khi chiến đấu, phi công phải tiết kiệm nhiên liệu và không thể vận hành máy bay ở chế độ chiến đấu tối đa.
Video đang HOT
“Hẻm MiG” và thế cân bằng chiến lược Mỹ – Xô
Một trong những trận đánh lớn nhất của Lực lượng Phòng không Liên Xô và Mỹ trong Chiến tranh Triều Tiên là 2 trận chiến đã đi vào lịch sử, với tên gọi “Thứ Năm Đen” và “Thứ Ba Đen”.
Ngày 12/4/1951, các máy bay MiG của Liên Xô đã bắn rơi 10 máy bay ném bom hạng nặng và 4 máy bay chiến đấu của đối phương chỉ trong vài phút. Ngoài ra, 15 chiếc B-29 khác bị loại sau khi quay trở lại sân bay. Các phi công Liên Xô trở về căn cứ mà không bị tổn thất nào.
MiG-15 của Liên Xô tạo cân bằng sức mạnh quân sự trong Chiến tranh Triều Tiên.
Ngày 30/10/1950, dưới sự bảo vệ của 200 máy bay chiến đấu, 21 máy bay ném bom hạng nặng cố gắng đột phá lãnh thổ Triều Tiên. Người Mỹ đã bị phản công bởi 44 chiếc MiG hiện đại. Các phi công trong số đó đã bắn hạ 12 “Siêu pháo đài bay” và 4 tiêm kích F-84. Các phi công Mỹ trong trận chiến này bắn rơi 1 máy bay Liên Xô. Sau sự kiện này, việc ném bom xuống Triều Tiên đã dừng lại gần một tháng.
Một trong những khu vực đối đầu thường xuyên giữa Không quân Hoa Kỳ và Liên Xô trong Chiến tranh Triều Tiên là bờ Nam sông Áp Lục, do các phi công Liên Xô kiểm soát.
Người Mỹ gọi vùng chiến sự này là “Hẻm MiG” (MIG Alley). Theo đó, “con hẻm” này là nơi diễn ra các trận không chiến đầu tiên trong lịch sử của máy bay chiến đấu phản lực.
Mặc dù Mỹ có lợi thế về quân số trên bầu trời bán đảo Triều Tiên, song nhờ sự anh dũng của các phi công Liên Xô và khả năng chiến đấu của máy bay chiến đấu MiG-15, sự tương đương về lực lượng được thiết lập, duy trì cân bằng cho đến khi kết thúc chiến tranh.
Theo các nhà nghiên cứu, chính cục diện này đã cứu Triều Tiên và Trung Quốc thoát khỏi vụ ném bom hạt nhân từ trên không, mà Bộ Tư lệnh Mỹ đã đề xuất nhiều lần với Tổng thống Mỹ Harry Truman trong chiến tranh liên Triều.
Ngã trên đỉnh vinh quang: Vết trượt dài của Ukraine khiến Trung Quốc cũng tan tành giấc mộng
Bỏ lỡ hợp đồng "đôi bên cùng có lợi" và vấp phải nhiều thất bại khác, ngành công nghiệp Ukraine chết dần chết mòn, trong khi Trung Quốc cũng không thể thực hiện giấc mộng của mình.
"Ông trùm" công nghiệp
Theo tạp chí MW, Cộng hòa Ukraine trở thành quốc gia độc lập sau khi Liên Xô tan rã. Đây là quốc gia lớn thứ 3 [chỉ sau Nga, Kazakhstan] trong số 15 quốc gia kế thừa của Liên Xô, và hứa hẹn sẽ trở thành một cường quốc công nghiệp lớn.
Dưới thời Liên Xô, Ukraine từng là một trong những khu vực công nghiệp hóa mạnh nhất của siêu cường này. Nước Cộng hòa mới không chỉ được thừa hưởng một lượng lớn trong kho vũ khí hạt nhân/phi hạt nhân của Liên Xô [với hơn 1.000 đầu đạn] mà còn hưởng lợi từ lĩnh vực quốc phòng và công nghệ dân sự.
Khi mới thành lập, Ukraine có kho vũ khí hạt nhân lớn thứ 3 thế giới, một đội máy bay ném bom siêu âm liên lục địa vô cùng đáng gờm và một loạt nhà máy sản xuất vũ khí tiên tiến. T-80 và T-64 [hai mẫu xe tăng hạng nặng chủ lực của Liên Xô chưa từng được xuất khẩu] phần lớn được sản xuất trên lãnh thổ Ukraine.
Có thể nói, một trong những nền công nghiệp hàng đầu thế giới khi ấy đang tập trung trên lãnh thổ của một quốc gia mới thành lập.
Tại Ukraine dưới thời Liên Xô còn có nhà máy đóng tàu có khả năng chế tạo tàu sân bay. Tới khi Liên Xô sụp đổ, dự án tàu sân bay lớp Ulyanovsk với lượng giãn nước 85.000 tấn đã bị loại bỏ.
Các nhà máy đóng tàu của Ukraine có công suất hoạt động hàng đầu thế giới, chỉ mình nhà máy đóng tàu tại Biển Đen đã đặt ky 2 tàu sân bay lớp Kuznetsov, 4 chiếc lớp Kiev, 2 tàu sân bay trực thăng lớp Moskva, cùng nhiều tàu chiến loại khác.
Máy bay An-225. Ảnh: MW
Viện thiết kế Antonov của Ukraine đã cho ra đời mẫu máy bay An-225 lớn nhất trên thế giới, cất cánh lần đầu tiên năm 1988.
Nhiều nhà máy từng đặt nền tảng cho ngành công nghiệp điện tử của Liên Xô và đảm nhiệm chế tạo nhiều hệ thống, từ động cơ tàu thuyền cho tới các loại tên lửa không-đối-không mà sau đó Ukraine cũng được thừa hưởng, mang lại cho nước này một trong những căn cứ công nghiệp hàng đầu thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực quân sự.
Vết trượt dài
Mặc dù có tiềm năng đáng kể nhưng các lực lượng vũ trang Ukraine nói riêng, và ngành công nghiệp Ukraine nói chung, đã suy yếu trong 3 thập kỷ qua do nạn tham nhũng nghiêm trọng và quản lý yếu kém.
Nước này đã thực hiện một số giao dịch vũ khí trong những năm 1990 và dần trở thành nguồn cung ứng công nghệ cao cấp giá rẻ, không chỉ cho Trung Quốc, mà còn cho Triều Tiên và Iran ở các lĩnh vực tên lửa hành trình, tác chiến thiết giáp cho tới công nghệ phòng không và không gian.
Có tiềm năng lớn để trở thành nhà cung cấp vũ khí dài hạn cho Trung Quốc nhưng những thay đổi chính trị đã khiến Ukraine nhanh chóng rơi vào tầm ảnh hưởng của phương Tây, trong đó Mỹ đã gây áp lực buộc Kiev không tiến hành một số thỏa thuận vũ khí dù rất béo bở.
Đáng chú ý nhất trong số này là thỏa thuận bán máy bay ném bom Tu-160 cho Trung Quốc, dự kiến sẽ có hợp đồng hiện đại hóa và tân trang, cũng như chuyển giao công nghệ tên lửa đi kèm. Tương lai, Ukraine còn đứng trước cơ hội hỗ trợ về lâu về dài để Bắc Kinh sản xuất loại máy bay ném bom tương tự tại Trung Quốc.
Tu-160 được đánh giá là một trong những loại máy bay ném bom đáng gờm nhất trên thế giới vào thời điểm đó. Trung Quốc từ lâu đã khao khát có được Tu-160, thậm chí đã cử một phái đoàn tới Ukraine để thảo luận việc mua sắm.
Sự quan tâm này được lý giải như sau: Nêu tấn công Mỹ, thi Trung Quốc cần có loại máy bay ném bom chiến lược tầm xa và hiệu suất rất cao như Tu-160 bởi đê bay đên khu vưc phong tên lưa, máy bay ném bom của Trung Quốc phai đi qua chuỗi đảo thứ nhất và thứ hai, nơi có rất nhiều các mối đe dọa tư phia cac máy bay chiến đấu và tàu chiến với hệ thống phòng không đang tuần tra vung biên nay.
Ngoài ra, Bắc Kinh cũng nhòm ngó động cơ NK-32, "trái tim" của Tu-160. Đây là loại động cơ có lực đẩy lớn nhất thế giới vào thời điểm đó, chúng sẽ giúp ích rất nhiều cho chương trình phát triển máy bay chiến đấu và máy bay ném bom trong tương lai của Trung Quốc.
Thế nhưng, Trung Quốc đã không thể thực hiện được giấc mộng của mình. Áp lực từ phương Tây cuối cùng đã buộc Kiev pha huy các máy bay ném bom chiến lược Tu-160 lớn nhất và mạnh nhất thế giới. Vao giơ phut cuôi cung, Nga đã nhân được 8 chiêc Tu-160 từ Ukraine đổi lây cac đơt cung cấp khí đôt.
Máy bay ném bom Tu-160 của Ukraine bị phá hủy. Ảnh: MW
Xu hướng tương tự cũng diễn ra trong ngành đóng tàu Ukraine. Sự can thiệp của phương Tây đã khiến Kiev gặp nhiều khó khăn trong việc bán tàu sân bay lớp Kuznetsov đã hoàn thiện một phần cho Trung Quốc.
Điều đó đã buộc Bắc Kinh phải mua tàu thông qua một công ty tư nhân với giá chỉ 20 triệu USD, chấm dứt triển vọng chuyển giao công nghệ sinh lợi và các loại hình hỗ trợ hứa hẹn mang lại lợi ích cao cho cả hai bên.
Những nỗ lực nhằm đưa Ukraine trở thành một nhà sản xuất xe tăng chiến đấu chủ lực lớn trên thế giới đã không thành công, bất chấp việc theo đuổi biến thể T-80 nâng cấp trong chương trình T-84 Oplot.
Xe tăng T-84 trong biên chế Quân đội Thái Lan. Ảnh: MW
Thái Lan đã đặt mua các xe tăng T-84 đầu những năm 2010, phần lớn là để đáp trả việc phương Tây gây áp lực buộc Bang Kok không mua các xe tăng tiên tiến T-90 từ Nga.
Tuy nhiên, việc Ukraine không đáp ứng được các điều khoản trong hợp đồng không chỉ khiến Bộ Quốc phòng Thái Lan chấm dứt các kế hoạch mua sắm trong tương lai, mà còn ngăn cản các khách hàng tiềm năng khác tìm đến. Ngành công nghiệp xe tăng của Ukraine chết dần chết mòn những năm sau đó.
Cuộc khủng hoảng kinh tế cũng khiến cho Ukraine gần như không thể đưa chiếc T-84 nào vào trang bị, phần lớn lực lượng của họ phụ thuộc vào mẫu xe tăng T-64 có từ thời Liên Xô và số lượng ít ỏi xe tăng T-80.
Song, việc xe tăng T-64 tỏ ra kém hiệu quả khi chiến đấu với lực lượng ly khai trong nước, dù đã được nâng cấp hệ thống giáp bảo vệ mới nhất, đã thể hiện sự suy yếu của ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine.
Trong khi đó, Không quân Ukraine đang phải phụ thuộc vào các tiêm kích MiG-29 và Su-27 từ thời Liên Xô nhưng chúng được nâng cấp khá ít so với các máy bay cùng loại ở Nga, Ấn Độ...
Việc thiếu đi các công nghệ, từ tên lửa không-đối-không dẫn đường bằng radar chủ động, cho tới các cảm biến hay hệ thống tác chiến điện tử hiện đại, đã khiến Không quân Ukraine phải đối mặt với sự chênh lệch về chất rất lớn so với Nga, hay thậm chí là với Belarus, Kazakhstan.
Khi Liên Xô sụp đổ, Ukraine tự hào có tới 176 tên lửa liên lục địa (ICBM), 43 máy bay ném bom chiến lược, 214 máy bay ném bom chiến thuật, 20 máy bay tiếp dầu IL-78, 245 máy bay ném bom Su-24, 80 tiêm kích đánh chặn hạng nặng hiện đại hóa MiG-25, 260 tiêm kích thế hệ 4 MiG-29 và Su-27, cùng nhiều trang bị khác.
Kho vũ khí ấn tượng này đã đưa Ukraine vượt xa Trung Quốc, Nhật Bản hay bất kỳ cường quốc châu Âu nào khác, họ chỉ xếp sau Mỹ và Nga.
Tình trạng yếu kém của lực lượng vũ trang Ukraine ngày nay trong bối cảnh ngày càng phụ thuộc vào viện trợ của phương Tây đã buộc Kiev phải cân nhắc tới việc mua các khí tài cũ đã lỗi thời của Mỹ và có thể phải sớm dựa vào máy bay huấn luyện hạng nhẹ của Trung Quốc. Có thể nói, Ukraine là minh chứng rõ ràng nhất cho cú ngã từ đỉnh cao trong lịch sử quân sự hiện đại.
Tại sao Nga tiếp tục đem vũ khí hạng nặng đến đảo tranh chấp với Nhật? Kể từ khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc cách đây 75 năm, quần đảo Kuril vẫn thuộc quyền quản lý của Nga ngay cả khi Nhật Bản tuyên bố chủ quyền đối với bốn đảo cực nam (trong đó có hai đảo lớn nhất). Một xe tăng T-72B3 của Nga Người Nga gọi là Nam Kuril, trong khi người Nhật...