“Át chủ bài” đi săn trên Biển Đông

Theo dõi VGT trên

Để tiêu diệt đối phương, Không quân Hải quân (KQHQ0 có thể độc lập hoặc phối hợp với lực lượng tác chiến khác như tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình, các đơn vị tàu tên lửa tiến hành các đợt tấn công ồ ạt…

“Đi săn” trên biển

Trong giai đoạn sau đại chiến thế giới lần thứ II, lực lượng không quân của Mỹ với hàng chục tàu sân bay các loại và hàng nghìn máy bay đã tham gia hầu hết các chiến trường trên toàn cầu. KQHQ đóng vai trò quan trọng trên chiến trường cả trên mặt biển và trên đất liền, trong chiến tranh Việt nam. KQHQ Mỹ đã tham gia hầu hết mọi hoạt động, từ trinh sát mục tiêu đến các cuộc không kích thường trực trên chiến trường theo yêu cầu nhiệm vụ, không quân hải quân Mỹ cũng tiến hành những hoạt động không kích ồ ạt vào các mục tiêu ven bờ và trên bộ, tham gia nhiệm vụ phong tỏa, tấn công các tàu thuyền trên biển và vào sâu trong đất liền.

Giai đoạn sau này, khi triển khai liên tiếp các chiến dịch ở nhiều vùng khác nhau trên thế giới, KQHQ Mỹ luôn là lực lượng thường trực sẵn sàng chiến đấu cao nhất, và cũng luôn sẵn sàng phối hợp thực hiện nhiệm vụ cùng với hải quân và phối hợp với lục quân tiến hành những đợt không kích ồ ạt vào các mục tiêu quan trọng của chiến trường.

Trong điều kiện chiến tranh hiện đại, để tiêu diệt được mục tiêu trên biển, trên hải đảo hoặc ven bờ, KQHQ có thể phải nhận nhiệm vụ độc lập hoặc phối hợp với các lực lượng tác chiến khác như tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình, các đơn vị tàu tên lửa tiến hành các đợt tấn công ồ ạt vào một mục tiêu hoặc một cụm mục tiêu theo yêu cầu nhiệm vụ.

Các chuyến xuất kích đơn lẻ theo phương án “chuyến đi săn tự do” hoặc “vùng không kích không hạn chế” hoặc “theo yêu cầu lục quân” thông thường không mang lại hiệu quả cao. Những chiến thuật này người Mỹ đã từng thử nghiệm ở Việt Nam, nhưng lưới lửa phòng không dày đặc ở khu vực mục tiêu và những trận địa phục kích của MiG 17 – 21 đã hạ nhiều tốp máy bay (từ 2 – 8 chiếc – phương án đi săn tự do) vì không có lực lượng trinh sát, yểm hộ và chi viện hỏa lực.

Hầu hết các cụm hải quân công kích chủ lực của các cường quốc đại dương hiện nay đều có lực lượng phòng không rất mạnh mà điển hình là hệ thống Aegis với các tên lửa chống tên lửa Standart SM-2,3 hoặc các tên lửa phòng không các tầm, đồng thời với hệ thống súng phòng không tự động tốc độ cao. Do đó, để tấn công một chiến hạm hay một cụm chiến hạm bằng một hoặc hai tên lửa như Kh-35, Moskit hoặc tên lửa Kh-59 cũng thực sự gặp nhiều khó khăn. Với một hệ thống phòng không dày đặc và hệ thống đánh chặn tầm xa, hầu như các cụm máy bay “đi săn” có thể sẽ ‘bị săn’ trước khi vào vùng phóng tên lửa hiệu quả. Các tên lửa chống tàu được phòng ở tầm xa sẽ dễ dàng bị phát hiện, theo dõi và tiêu diệt.

Át chủ bài đi săn trên Biển Đông - Hình 1

Tiêm kích đánh chặn Su-27 Việt Nam xuất kích làm nhiệm vụ bảo vệ biển đảo.

Át chủ bài đi săn trên Biển Đông - Hình 2

Máy bay cường kích Su-22 của Việt Nam trực chiến.

Do đó, để tấn công một cụm tàu hoặc một hạm tàu khu trục, tuần dương hoặc hơn nữa là tàu sân bay, lực lượng KQHQ phải triển khai một cuộc tấn công ồ ạt với tất cả các loại phương tiện bay phù hợp (Su – 22M, Su – 24, Su- 27, Su-30….) với nhiều mũi tấn công nhiều hướng (nghi binh, chính diện, ngang sườn, lực lượng tiêm kích đánh chặn và lực lượng tác chiến điện tử) và nhiều loại vũ khí (tên lửa siêu âm, tên lửa cận âm, bom có điều khiển, ngư lôi…).

Đồng thời phải kết hợp với những phương tiện tấn công khác trên biển, dưới biển và ven biển (các tổ hợp tên lửa bảo vệ bờ biển) với nhiều độ cao đạn đạo, nhiều tốc độ đầu đạn, tạo thành một đòn tấn công đa tầng, đa phương tiện nhằm gây khó khăn cho lực lượng phòng không của đối phương, làm rối loạn hệ thống phòng không đối phương để tạo cơ hội cho ít nhất một đầu đạn đánh trúng mục tiêu. Với đương lượng nổ thông thường trên các đầu đạn chống tàu hiện nay, hoàn toàn có thể gây tổn thất nặng nề cho các hạm tàu mọi chủng loại.

Át chủ bài đi săn trên Biển Đông - Hình 3

Máy bay Su-30MK2 mang tên lửa diệt hạm Kh-59.

Giai đoạn hiện nay và trong tương lai gần, do sự phát triển vượt bậc của hệ thống phòng không trên biển, cũng như sự phát triển các phương tiện bay của KQHQ, nghệ thuật tác chiến đường không trên biển đã có những thay đổi cơ bản. Đặc điểm đầu tiên, đó là khả năng tác chiến tầm xa trên khoảng cách hàng trăm km đến mục tiêu tấn công, hầu hết các lực lượng phòng không chiến hạm trên biển đều có khả năng phòng ngự lên đến hàng trăm km. Các cụm hải quân công kích chủ lực có tầm phòng không rất xa, đến 800 km.

Điều đó buộc các phi công hải quân khi tiến hành các đòn tấn công mục tiêu phải có được kỹ thuật bay thấp gần mặt nước biển, đồng thời có kỹ thuật bay tránh tên lửa tầm xa và tầm trung tốt để xâm nhập vùng phóng tên lửa diệt hạm. Do số lượng vũ khí mang trên cánh lớn hơn nhiều so với giai đoạn trước đây, số lượng máy bay tham gia tác chiến giảm xuống, nếu như trước đây, để tấn công một cụm hải quân công kích chủ lực cần từ 40 đến 50 máy bay chiến đấu các chủng loại, thì giai đoạn gần đây, số lượng tham chiến có thể giảm xuống còn 1/3 (khoảng từ 12 đến 18 máy bay) các loại, kết hợp với các đòn tấn công của các phương tiện tác chiến khác như chiến hạm nổi, tàu ngầm.

Đặc điểm thứ hai: Các máy bay thực hiện nhiệm vụ đa nhiệm, các máy bay chiến đấu có thể phải thực hiện trong một trận đánh nhiều vai trò khác nhau như: Cường kích chống tàu, tiêm kích đánh chặn, tác chiến điện tử, chống ngầm…Chẳng hạn một máy bay tuần biển trong điều kiện chiến đấu có thể phải đảm nhiệm nhiệm vụ trinh sát điện tử, tác chiến chống ngầm (mang tên lửa hoặc ngư lôi chống ngầm) hoặc ngược lại. Một máy bay chống ngầm có thể phải thực hiện nhiệm vụ tuần biển, theo dõi tàu ngầm, chiến hạm nổi và làm nhiệm vụ tác chiến điện tử. Một máy bay Su 30MK có thể thực hiện nhiệm vụ sử dụng tên lửa chống hạm, sau đó phải tham gia giải quyết nhiệm vụ tiêm kích đánh chặn lực lượng không quân đối phương…

Át chủ bài đi săn trên Biển Đông - Hình 4

Tiêm kích đa nhiệm Su-30 đóng vai trò quan trọng trong tác chiến không – hải. Ảnh: “Hổ mang chúa’ Su-30MK2 Việt Nam bay tuần phòng ở khu vực Trường Sa.

Đặc điểm thứ ba: Tác chiến trong không gian hiệp đồng quân binh chủng dạng mạng Net tốc độ cao. Đó là đặc điểm quan trọng nhất của tác chiến không hải hiện đại ngày nay. Trong không gian tác chiến không – hải phải có sự chỉ huy thống nhất của một sở chỉ huy duy nhất (tùy theo yêu cầu nhiệm vụ) có thể trên biển hoặc trên không) các mục tiêu được quản lý từ một hệ thống điều hành tác chiến duy nhất, các đòn tấn công – từ máy bay, chiến hạm nổi, tàu ngầm, tên lửa bờ biển – sẽ được quyết định (phóng tên lửa, ngư lôi từ các phương tiện mang ) cùng một lúc, trong đó các phương tiện chiến đấu , trong đó có các máy bay của KQHQ vẫn phải thực hiện các nhiệm vụ khác (tác chiến điện tử, thực hiện kỹ thuật tránh radar, tên lửa phòng không, và tham gia không chiến với các máy bay tiêm kích đối phương.

Trong tương lai không xa, do sự phát triển vượt trội của khoa học ứng dụng – robot. Các phương tiện tác chiến có người lái sẽ phải tham chiến hiệp đồng hoặc chống lại các phương tiện bay UAV tiêm kích, cường kích tên lửa hoặc đơn thuần chỉ là phương tiện trinh sát đường không mang trí tuệ nhân tạo.

Từ những kinh nghiệm tác chiến không hải trong cuộc chiến Anh – Argentina cho thấy: Tác chiến không hải trong chiến tranh hiện đại hoàn toàn không thể thiếu được lực lượng không quân, đặc biệt là lực lượng không quân tiêm kích biển. Vấn đề quản lý bầu trời, thống trị không gian biển phải được đảm nhiệm không chỉ lực lượng KQHQ mà còn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của lực lượng không quân nói chung. Trong đó, KQHQ đóng vai trò then chốt trong việc bảo vệ hạm tàu và tấn công các mục tiêu trên không, trên biển, sự phối hợp hoàn hảo giữa KQHQ và KQ nói chung còn nhiều vấn đề thực tế phải giải quyết.

Trong đó, khả năng bay biển và tác chiến không đối không với lực lượng tiêm kích đối phương vẫn là nội dung cần phải được nghiên cứu, huấn luyện thường xuyên và thực hành diễn tập nhằm đáp ứng các yêu cầu tác chiến hiện đại trong môi trường dày đặc các phương tiện tác chiến điện tử và phòng không. Một vùng biển không thể chỉ được bảo vệ bằng những hạm tàu, lãnh hải của quốc gia phải được bảo vệ chắc chắn bằng những cánh bay trên sóng.

Video đang HOT

Bất ngờ ra đòn diệt các mục tiêu trọng yếu

Dù thời gian đã qua rất lâu tính từ chiến tranh thế giới thứ II, các quan điểm, tư duy cũng như các chiến thuật tác chiến không hải của KQHQ đã có nhiều thay đổi, có thể kể đến từ việc bay vào không phận dày đặc phương tiện phòng không đến việc tấn công bằng tên lửa hành trình ngoài vùng tác chiến của lực lượng phòng không đối phương, đó thật sự là một khoảng cách rất lớn. Dù vậy, những kinh nghiệm tác chiến không – hải vẫn còn nguyên giá trị, đó là kinh nghiệm lựa chọn các mục tiêu ưu tiên.

Trong tác chiến trên biển, với lực lượng vượt trội của cụm không quân hải quân công kích chủ lực CVBG. Việc đánh tan một cụm tàu tấn công như vậy thông thường sẽ phải tập trung binh lực vô cùng lớn cũng như một trận hải chiến lớn sẽ đòi hỏi những tổn thất rất nhiều về mặt binh lực. Do đó, các đòn tấn công của hải quân nói chung và KQHQ nói riêng sẽ phải nhằm vào những mục tiêu quan trọng, có khả năng phòng ngự trước những đòn tấn công từ trên không, trên biển và dưới biển yếu hơn hoặc nếu bị tổn thất, sẽ phá hủy hoàn toàn kế hoạch tác chiến.

Các mục tiêu này có thể là bất cứ đối tượng nào, có thể là quân cảng, nơi các cụm hai quân CVBG neo đậu, cũng có thể là tàu ngầm nguyên tử khi đã bị phát hiện, các tàu đổ bộ đường biển, cũng có thể là các chiến hạm hậu cần kỹ thuật hoặc các tàu tuần dương, khu trục hạm có khả năng phòng không hoặc chống ngầm yếu hơn.v.v..

Át chủ bài đi săn trên Biển Đông - Hình 5

Tàu ngầm là thành phần không thể thiếu trong hệ thống phòng thủ biển hiệp đồng tác chiến nhiều lực lượng khác nhau.

Thông thường, các mục tiêu trọng yếu không có nghĩa là các mục tiêu không được bảo vệ hoặc bảo vệ cấp độ thấp, mà được bảo vệ và phòng không ở mức cao nhất. Do tính quan trọng của mục tiêu, các chiến hạm khác như tuần dương tên lửa, khu trục hạm phòng không, tàu hộ vệ tên lửa sẽ đặt nhiệm vụ ưu tiên trong quá trình hành quân và chiến đấu là bảo vệ các chiến hạm này chống lại những đòn tấn công ồ ạt của đối phương hoặc các đòn tấn công bí mật, bất ngờ.

Các cường quốc quân sự hải dương có thể hy vọng vào những tàu ngầm nguyên tử có khả năng bí mật bám sát mục tiêu, tấn công tiêu diệt bằng vũ khí hiện đại từ khoảng cách rất xa. Cũng có thể dựa vào các máy bay tàng hình như F-35, có khả năng bí mật đột phá tuyến phòng không trên biển của đối phương và tấn công mục tiêu quan trọng. Nhưng với những lực lượng hải quân yếu hơn về vũ khí trang bị và công nghệ chiến tranh, các mục tiêu ưu tiên phải được giải quyết bằng chiến thuật.

Kinh nghiệm nổi bật nhất của kỹ thuật tấn công mục tiêu ưu tiên phải là trận Trân Châu cảng, với đòn tấn công bí mật, bất ngờ và ồ ạt, đã tiêu diệt gần 1/3 hạm đội Thái Binh Dương của quân đội Mỹ. Phương án tấn công bằng KQHQ với bí mật tối đa trong hành động là chìa khóa dành thắng lợi trong một trận hải chiến cận bờ. Đây cũng là bài học đắt giá cho các cường quốc hải quân trên thế giới khi tiến hành các chiến dịch trên biển lớn. Ngoài ra, những chiến dịch khác trong giai đoạn nửa cuối của thế kỷ 20 cũng cho thấy, KQHQ có thể tiến hành những đòn tấn công gây tổn thất nặng nề cho những hạm đội hùng mạnh của các siêu cường.

Để thực hiện được những đòn tấn công như vậy, trong giai đoạn hiện nay, hải quân phải hy vọng vào KQHQ và lực lượng tàu ngầm với một chiến dịch tác chiến điện tử và nghi binh với cấp độ cao nhất của trình độ kỹ chiến thuật hải chiến. Theo phân tích của các chuyên gia quân sự phương Tây, đòn tấn công của lực lượng yếu hơn sẽ phải nhằm vào các mục tiêu như: Các chiến hạm đang neo đậu trong căn cứ hoặc khu neo đậu tạm thời, tàu đổ bộ, tàu hậu cần kỹ thuật trong đội hình hành quân của lực lượng hải quân chủ lực đối phương. Các khu trục hạm hoặc các tuần dương hạm thế hệ cũ, hệ thống phòng không dựa chủ yếu vào các chiến hạm trong đội hình, tàu ngầm nguyên tử đa nhiệm đang hải hành trong đội hình tiền tiêu đã bị phát hiện và theo dõi. Đây là những mục tiêu có điểm yếu và đòn tấn công thành công có thể sẽ phá hủy toàn bộ kế hoách tác chiến tiếp theo của đối phương do tổn thất có ý nghĩa rất lớn.

Cũng theo các chuyên gia phương Tây, trong việc tiêu diệt một mục tiêu ưu tiên, phải tính đến khía cạnh đối phương cảnh giác cao độ nhất, chìa khóa mở cánh cửa cho hiệp đồng binh chủng tàu ngầm – máy bay tấn công mục tiêu là một kế hoạch nghi binh hoàn hảo với sự tham gia của tất cả các phương tiện chiến đấu trên biển mà lực lượng quan trọng nhất là không quân tác chiến điện tử, các phân đội bay nghi binh chiến thuật và tên lửa hành trình tầm xa như Club – K, Moskit, Yakhont v.v… những đòn tấn công ồ ạt bằng lực lượng này sẽ tạo áp lực nặng nề cho hệ thống phòng không đối phương và tạo kẽ hở.

Át chủ bài đi săn trên Biển Đông - Hình 6

‘Lá chắn thép’ Bastion-P với các tên lửa Yakhont cực kỳ hiện đại, có thể tiêu diệt mục tiêu từ khoảng cách 300 km.

Các tàu ngầm phối kết hợp với các máy bay cường kích mang tên lửa diệt hạm siêu âm, có thể sẽ là Moskit hoặc Yakhont, triển khai trận địa phục kích hoặc bí mật cơ động độ cao thấp đến tầm bắn có hiệu quá, với tên lửa Moskit hoặc Yakhont, tầm bắn của KQHQ sẽ là khoảng 120 km, đây là tầm bắn mà tên lửa bay thấp nhất, do đó đối phương có thể không phát hiện ra bằng radar phòng không.

Cũng có thể ngay cả trường hợp này kQHQ cũng là lực lượng nghi binh, dành cơ hội cho tàu ngầm tiếp cận và tiêu diệt mục tiêu bằng tên lửa Club-S hoặc tên lửa chống ngầm, ngư lôi chống ngầm trong trường hợp phục kích tàu ngầm nguyên tử đối phương trên đáy biển địa bàn phòng ngự.

Át chủ bài đi săn trên Biển Đông - Hình 7

Su-30MK2 Việt Nam bay bảo vệ Trường Sa

Thế kỷ 21 là thế kỷ của đại dương, của những nền kinh tế biển và các cường quốc biển, những vấn đề tranh chấp lãnh hải, chủ quyền vùng nước, đảo, quần đảo hoàn toàn có thể là nguyên nhân cho xung đột vũ tranh, chiến tranh khu vực hoặc đơn thuần chỉ là những va chạm của các hạm tàu dẫn đến bùng nổ nguy cơ chiến tranh hạn chế.

Để bảo vệ vùng nước, vùng trời và những lợi ích chính đáng của quốc gia, dân tộc. Một trách nhiệm vô cùng nặng nề và cũng rất vẻ vang sẽ được đặt lên những cánh hải âu trên mặt sóng. Sức mạnh bảo vệ Tổ quốc trên biển được thể hiện bằng những hạm đội và những phi đoàn không quân hải quân. Chúng ta mong chờ và tin tưởng ở sức mạnh Việt Nam.

Theo Dantri

"Sát thủ" diệt hạm thông minh và nguy hiểm nhất Biển Đông

"Đàn" tên lửa sẽ ưu tiên tiêu diệt mục tiêu quan trọng nhất như tàu sân bay, tuần dương hạm có lượng giãn nước lớn sẽ bị công kích bởi 2 - 3 tên lửa, các tên lửa còn lại sẽ tiêu diệt các mục tiêu khác.

Tên lửa chống tàu "Yakhont" dược sử dụng để công kích các cụm chiến hạm và các chiến hạm, các tàu vận tải và tàu đổ bộ các chủng loại trong điều kiện tác chiến có mật độ gây nhiễu cao nhất của hỏa lực và tác chiến điện tử.

Tên lửa chống tàu thế hệ thứ 4 được nghiên cứu, thiết kế và chế tạo bắt đầu vào cuối những năm 1970-x và đầu những năm 1980-x tại Tập đoàn cổ phần nhà nước "Chế tạo máy - promach" dưới sự lãnh đạo của Giám đốc thiết kế kỹ sư trưởng G.Epremov. Một trong những đặc điểm khác biệt với các tên lửa chống tàu khác là các tên lửa chống tàu thế hê trước được chế tạo chuyên biệt cho các phương tiện mang khác nhau nhưng Yakhont có thể lắp đặt trên tất cả các phương tiện mang.

Tổ hợp tên lửa mới ngay từ khi thiết kế đã được đặt ra tiêu chuẩn kỹ thuật mới: là tên lửa đa phương tiện, có thể lắp đặt trên các phương tiện mang khác nhau như trên tàu ngầm, trên các chiến hạm nổi và các xuồng phóng tên lửa, trên máy bay và trên các tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển. Theo cấp độ đa phương tiện, tên lửa phải đa phương tiện hơn cả tên lửa chống tàu hiện đại của phương Tây, mà đại diện của loại này là tên lửa chống tàu Mỹ ASM "Harpoon".

Sát thủ diệt hạm thông minh và nguy hiểm nhất Biển Đông - Hình 1

Tính năng kỹ chiến thuật đặc trưng của tên lửa Yakhont là "thông minh": Tầm tần công mục tiêu ngoài đường chân trời; chế độ hoạt động hoàn toàn tự động (bắn - quên); đa quỹ đạo đường bay ("thấp", "cao - thấp"), tốc độ siêu âm trên tất cả các quỹ đạo bay; tên lửa có tính năng đa phương tiện mang (tất cả các chiến hạm nổi, các tàu ngầm và các tổ hợp phóng tên lửa trên mặt đất"), tên lửa sử dụng công nghệ tàng hình (stealth) đối với tất cả các radar hiện đại.

Tên lửa Yakhont được thiết kế cấu trúc theo mô hình khí động học thông thường với những cánh bay và cánh ổn định hình tam giác, có thể gập lại được. Cấu trúc khí động học của vật thể bay phối hợp với hệ số lực đẩy trên trọng lượng cung cấp cho Yakhont khả năng cơ động rất cao (góc tấn công - 150o), cho phép tên lửa thực hiện những đường bay phức tạp tránh các vũ khí, trang thiết bị phòng không của đối phương.

Hệ thống động lực của tên lửa chống tàu là động phản lực hành trình siêu âm (SPVRD) tích hợp với động cơ tăng tốc phản lực nhiên liệu rắn. (SPVRD) được thiết kế cho vận tốc khoảng 2,0-3,5 trong dải độ cao từ 0 đến 20,000 km. Lực đẩy động cơ là 4.000 kgf, khối lượng động cơ là 200 kg. Ống hút khí (SPVRD) đầu mũi tên lửa là hinh nón đồng trục với thân tên lửa.

Trên thực tế toàn bộ cấu hình tên lửa: Từ bộ phận hút không khí đến mặt cắt của ống phụt tên lửa kết hợp với thân tên lửa là hệ thống động lực. Ngoại trừ ống hình nón nằm ở trung tâm của ống hút không khí, bên trong lắp đặt các block của hệ thống điều khiển, anten của đài radar chủ động của bộ phận dẫn đường và đầu đạn, tất cả các không gian bên trong của tên lửa, bao quanh cả đường ống dẫn khí của động cơ phản lực dòng khí thẳng, sử dụng làm bồn chứa nhiên liệu. Phần ống phụt của động cơ hành trình được lắp đặt động cơ phản lực nhiên liệu rắn phóng - tăng tốc.

Sát thủ diệt hạm thông minh và nguy hiểm nhất Biển Đông - Hình 2

Sau khi tên lửa thoát ra khỏi ống phóng dạng container, động cơ phản lực tăng tốc nhiên liệu rắn, lắp đặt trong khoang đốt của động cơ hành trình theo nguyên tắc "búp bê Matryoshka" được khởi động. Trong khoảng mấy giây, động cơ phản lực sẽ đẩy tên lửa Yakhont đạt tốc độ 2 M. Sau đó động cơ phản lực nhiên liệu rắn sẽ dừng hoạt động và bị thổi bay ra ngoài bằng dòng khí của động cơ hành trình. Tên lửa được lắp tổ hợp hệ thống dẫn đường hỗn hợp (hệ thống dẫn đường quán tính trên suốt quỹ đạo hành trình, hệ thống radar tự dẫn chủ động tìm kiếm mục tiêu và dẫn đường ở giai đoạn cuối).

Nhiệm vụ tác chiến được hình thành theo các thông tin về mục tiêu từ hệ thống điều khiển bắn, được thể hiện bằng các thông số chỉ thị mục tiêu từ cơ sở dữ liệu máy tính. Đài radar của hệ thống tự dẫn có thể phát hiện theo dõi và bám mục tiêu lớp tàu tuần dương từ khoảng cách 75 km. Các mục tiêu thông thường trên khoảng cách 50km. Tầm gần nhất phát hiện mục tiêu là 1 km. Sau khi phát hiện mục tiêu lần thứ nhất, tên lửa sẽ tắt đài radar dẫn đường và hạ độ cao xuống tầm thấp giới hạn so với mặt nước biển từ 5 -10 m. Bằng phương pháp đó trong giai đoạn giữa quỹ đạo đường bay, tên lửa nằm ở giới hạn thấp nhất của vùng không gian hiệu lực của hệ thống phòng không.

Giai đoạn cuối, sau khi đã thoát khỏi vùng radar phòng không của đối phương trên mặt phẳng ngang, đầu tự dẫn lại tiếp tục bật radar tìm kiếm và đeo bám mục tiêu, dẫn đường bay cho tên lửa. Trong đoạn đường bay cuối cùng với tốc độ siêu âm của tên lửa Yakhont, sẽ gây trở ngại rất lớn cho các phương tiện phòng không trên đoạn đường bay quá ngắn, đồng thời cũng không thế gây nhiễu được đầu tự dẫn của tên lửa ở giai đoạn này. Nhờ thời gian hành trình của tên lửa tương đối ngắn và tầm hoạt động của đầu tự dẫn tên lửa dài và rộng, do đó không cần có yêu cầu quá cao về độ chính xác của thông tin dẫn đạn.

Sát thủ diệt hạm thông minh và nguy hiểm nhất Biển Đông - Hình 3

Sơ đồ tác chiến của loạt tên lửa Yakhont khi tấn công các cụm tàu công kích.

Góc quét tổng quan toàn bộ khu vực cơ động của mục tiêu trên độ cao tối ưu cho phép xác định sơ lược và phân định công tác theo (tên lửa - mục tiêu) đối với các cụm chiến hạm đối phương và loại trừ các mục tiêu giả. Đặc trưng nổi bật của tên lửa Yakhont thể hiện ở sự "thông minh" trong chương trình tự dẫn tên lửa đến mục tiêu, cho phép thực hiện chế độ chống tàu theo nguyên tắc một chiến hạm - một tên lửa để tấn công một hạm tàu đơn lẻ hoặc "bầy" tên lửa công kích một cụm chiến hạm.

Chỉ trong trường hợp phóng loạt tên lửa mới thể hiện rõ tính tối ưu của của tổ hợp tên lửa Yakhont. Trong trường hợp công kích theo loạt, các tên lửa hoạt động tương tự như cùng được điều khiển bởi một hệ thống tự động, tên lửa tự xác định và phân cấp độ ưu tiên của mục tiêu, lựa chọn chiến thuật tấn công và kế hoạch thực hiện chiến thuật (được thể hiện thông qua tầm cao hành trình, quỹ đạo hành trình và góc tấn công). Trong hệ thống điều hành tác chiến của tên lửa không chỉ lắp đặt hệ thống chống nhiễu khí tài tự dẫn của tên lửa, mà còn các kỹ thuật bay tránh hỏa lực phòng không.

"Đàn" tên lửa sẽ ưu tiên tiêu diệt mục tiêu quan trọng nhất, các mục tiêu ưu tiên như tàu sân bay, tuần dương hạm có lượng giãn nước lớn sẽ bị công kích bởi 2 - 3 tên lửa, các tên lửa còn lại sẽ tiêu diệt các mục tiêu trong đội hình của đối phương, loại trừ trường hợp 2 tên lửa tấn công cùng một mục tiêu. Khi lựa chọn quỹ đạo cơ động và tấn công đúng mục tiêu, trên máy tính tên lửa được đưa vào các ảnh kỹ thuật số tất các các lớp tàu hiện đại. Ngoài ra, trong dữ liệu của máy tính có cơ sở dữ liệu về các loại tàu, tên lửa có thể phân biệt được, chiến hạm nào đang nằm trong tầm ngắm - đoàn tàu congvoa, tàu sân bay, chiến hạm, cụm tàu đổ bộ và các tàu phụ trợ, từ đó lựa chọn và tấn công mục tiêu quan trọng nhất theo phân cấp ưu tiên. Thông thường, với một cụm tàu không quân hải quân công kích chủ lực, sẽ tiến hành phóng từ hai loạt đạn trở lên, trong tầm tấn công, các mục tiêu chủ chốt sẽ bị chắc chắn bị tiêu diệt.

Sát thủ diệt hạm thông minh và nguy hiểm nhất Biển Đông - Hình 4

Bộ phận đầu tự dẫn của tên lửa Yakhont.

Sát thủ diệt hạm thông minh và nguy hiểm nhất Biển Đông - Hình 5

Hạ thấp quỹ đạo bay kịp thời với thuật toán thoát khỏi vùng quét radar trên mặt phẳng ngang tương ứng với mục tiêu chuẩn bị tiến công của tên lửa Yakhont đảm bảo khả năng cắt khỏi sự theo dõi tên lửa chống tầu của các tổ hợp phòng không đánh chặn, với tốc độ siêu âm và bay ở độ cao thấp trong giai đoạn tự dẫn của radar chủ động tấn công mục tiêu cho phép giảm khả năng đánh chặn đến mực gần như không thể của tất cả các chiến hạm được trang bị hệ thống phòng không tên lửa hiện đại nhất.

Tên lửa sẵn sàng chiến đấu được đặt trong ống phóng đạn dạng container đóng kín và cách ly với bên ngoài. Tên lửa được chế tạo sao cho gần như không có khe hở giữa thân tên lửa và lòng ống phóng đạn. Kích thước của tên lửa cho phép trên cùng một phương tiên mang, có thể mang được 1 tên lửa thế hệ trước nhưng có thể mang từ 2 - 3 tên lửa Yakhont. Ống phóng tên lửa container là một phần không tách rời của tên lửa. Trong ống container, tên lửa đã sẵn sàng cho chiến đấu và được xuất xưởng, vận tải, lưu trữ và được lắp đặt vào phương tiện mang. Tên lửa được kiểm tra trạng thái kỹ chiến thuật thông qua các giắc cắm kết nối với thiết bị kiểm đo.

Ống phóng tên lửa container cùng với tên lửa rất đơn giản trong khai thác sử dụng, không cần cấp nạp chất lỏng hay gas, không cần tăng cường thêm các yêu cầu kỹ thuật về môi trường lưu giữ trong kho vũ khí hoặc trên các phương tiện mang. Điều đó giảm thiểu tới mức tối đa khai thác sử dụng, đảm bảo độ tin cậy rất cao của vũ khí trang bị, khi tên lửa được bảo quản trong một điều kiện lý tưởng trong xuốt thời gian phục vụ. Sử dụng ống phóng tên lửa với một dải góc phóng và sơ đồ phóng đạn rất rộng, thiết bị phóng đạn rất đơn giản, không cần bộ phận thoát khí gas của dòng khí phản lực. Đây là điều kiện tối ưu cho việc lắp đặt tên lửa lên tất cả các phương tiện mang có thể. Đồng thời cũng có thể thiết kế các kiểu bệ phóng khác nhau tùy theo cấu trúc thiết kế của phương tiện mang (kể các các loại chiến hạm không có nguồn gốc từ Nga).

Tên lửa có thể lắp đặt trên các khung bệ phóng trên các hạm tầu có lượng giãn nước nhỏ như các xuồng phóng tên lửa tốc độ cao - "corvette", hoặc các module hầm phóng tên lửa thẳng đứng được lắp đặt trên các chiến hạm có lượng giãn nước lớn như tàu hộ vệ tên lửa, khu trục hạm và tuần dương hạm. Các ống phóng tên lửa có thể được lắp đặt trên các chiến hạm đời cũ được nâng cấp, trong đó từ vị trí 1 tên lửa và ống phóng có thể đặt đến 3 tên lửa Yakhont. Ví dụ, trên tàu Tarantul dự án thiết kế 1241 thay vì lắp 4 ống phóng tên lửa P-15 Termit có thể lắp đến 12 tên lửa Yakhont.

Tên lửa chống tàu lớp Yakhont được sử dụng cho tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển cơ động nổi tiếng K-300P "Bastion". Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển K-300P "Bastion" với tên lửa đa phương tiện mang Yakhon được sử dụng để tiêu diệt các chiến hạm mặt nước tất cả các chủng loại trong biên chế của lực lượng đổ bộ đường biển, các đoàn congvoa quân sự, các cụm chiến hạm công kích chủ lực, các cụm không quân hải quân công kích chủ lực, các chiến hạm đơn lẻ, đồng thời cũng được sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu mặt đất có các trạm phát sóng radio, radar hoặc các mục tiêu được lập trình dữ liệu. Tên lửa có thể hoạt động được trong mọi điều kiện tác chiến bao gồm cả tác động nhiễu của các vụ nổ và bức xạ nhiệt cũng như điều kiện nhiễu xạ nặng của các phương tiện tác chiến điện tử. Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển K-300P "Bastion" có thể bảo vệ một khu vực bờ biển có chiều dài đến 600 km chống lại lực lượng đổ bộ đường biển, quản lý lãnh hải của biên giới biển quốc gia trong một hệ thống cảnh giới đồng bộ của K-300P "Bastion"

Sát thủ diệt hạm thông minh và nguy hiểm nhất Biển Đông - Hình 6

Cơ cấu biên chế tổ chức phòng thủ bờ biển của tổ hợp "Bastion".

Tổ chức biên chế tổ hợp tên lửa bao gồm:

1- Tên lửa Yakhont trong ống phóng container;

2 - Xe phóng tên lửa tự hành K-340P (STC) trên khung xe MZKT-7930 (kíp xe 3 người);

3- Xe điều hành tác chiến (MCU) K-380R trên khung sườn xe KAMAZ-43.101 (kíp xe 5 người);

4- Xe thiết bị thu thập và xử lý thông tin, cung cấp thông tin cho các xe phóng tên lửa của Tổ hợp, kết nối với sở chỉ huy tác chiến;

5- Hệ thống tự động hóa điều hành tác chiến các xe phóng đạn của tổ hợp tên lửa "Bastion";

6- Tổ hợp trang thiết bị, khí tài kỹ thuật bảo dướng, kiểm tra kiểm soát.

7- Các khí tài phụ trợ: Xe vận tải và nạp đạn K-342R (TRV); Xe phục vụ trực chiến (MOBD); Bộ thiết bị huấn luyện mô phỏng; máy bay trực thăng chiến đấu chỉ thị mục tiêu.

Cơ số tên lửa theo biên chế là 36 tên lửa (12 xe phóng tên lửa). Khoảng giãn cách khi phóng loạt tên lửa là 2 - 5 s trên một xe phóng đạn. Thời gian chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu là 5 phút. Thời gian tổ hợp trực sẵn sàng chiến đấu không có thiết bị phụ trợ là 24 h, với xe phục vụ trực chiến là 30 ngày liên tục trực sẵn sàng chiến đấu. Thời gian khai thác sử dụng tên lửa là 10 năm. Số lượng ống phóng, số lượng xe phóng trong một tổ hợp, số lượng xe vận tải - nạp đạn có thể thay đổi theo yêu cầu của đơn hàng.

Tính năng kỹ chiến thuật tên lửa Yakhont: Chiều dài ống phóng tên lửa - 8900 mm; Đường kính ống phóng tên lửa - 710-720 mm; Chiều dài tên lửa: 8000 mm; Sải cánh: - 1700 mm; Khối lượng tên lửa - 3000 kg; Khối lượng ống phóng tên lửa và tên lửa - 3900 kh; Khối lượng đầu đạn - 200-250 kh; Tốc độ bay: - 750 m/s (2.5 , trên độ cao 14000m); 680 m/s (2 , trên độ cao thấp); -2.5-2.8 / đến 3500 km/h (Brahmos); Tốc độ cất cánh sử dụng động cơ phản lực nhiên liệu rắn - 2

Tầm bắn tối đa: Trên độ cao thấp 2 - 5m - 120 km; Khi bay trên quỹ đạo bay tổng hợp - 300 km

Sát thủ diệt hạm thông minh và nguy hiểm nhất Biển Đông - Hình 7

Tổ hợp tên lửa cơ động phòng thủ bờ biển Bastion.

Độ cao cực đại theo quỹ đạo bay tổng hợp là 14000m, độ cao thấp nhất khi bay ở giai đoạn cuối là 5 - 15 m so với mặt nước biển. Góc tấn công lớn nhất là 15o.

Thời gian chuẩn bị cho tổ hợp vào sẵn sàng chiến đấu trong trạng thái hành quân là 4 phút, thời gian khởi động các thiết bị, khí tài điều khiển là 2 phút. Giãn cách giữa hai lần phóng đạn là 2 - 5 s.

Đầu đạn hiệu ứng nổ lõm và sử dụng động năng siêu âm làm nhân tố xuyên phá giáp vỏ tàu.

Yakhont phiên bản dành cho không quân hải quân.

Sát thủ diệt hạm thông minh và nguy hiểm nhất Biển Đông - Hình 8

Sơ đồ hệ thống tên lửa chống tàu Yakhont phiên bản không quân hải quân..

Phiên bản tên lửa chống tàu dành cho không quân hải quân là phiên bản tên lửa nâng cấp, do không có nhu cầu phóng đạn lên độ cao hành trình, do đó tên lửa sẽ được rút ngắn chiều dài xuống còn 6100 m và hoàn toàn mang đầy đủ tính chất của loại vũ khí "không đối hải" nhưng vẫn giữ được những tính năng kỹ chiến thuật cần thiết đặc trưng của Yakhont, tầm bắn của tên lửa đạt 300 km, tốc độ hành trình tên lửa là 2,0 - 2,6 M, tầm bay cao nhất là 15 km, tên lửa có khối lượng cất cánh nhỏ hơn (2500 kg). Trần bay của máy bay chiến đấu mang tên lửa Yakhont đạt 9000 m, giãn cách mỗi lần phóng tên lửa là 2 - 5 s, thời gian chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu là 4 phút, thời gian lưu trữ phục vụ sẵn sàng chiến đấu là 10 năm.

Sát thủ diệt hạm thông minh và nguy hiểm nhất Biển Đông - Hình 9

Các máy bay SU-27/30 của Việt Nam đều có thể mang tên lửa Yakhont.

Phiên bản tên lửa dành cho không quân không có ống phóng, chỉ có nắp đậy ống phụt phản lực và chụp khí động học bảo vệ cửa gió của động cơ phản lực hành trình. Phương án này giúp giảm tối thiểu sức cản không khí và giảm tải trọng tên lửa. Khi tên lửa được phóng đí, chụp bảo vệ khí động học và nắp đậy ống phụt phản lực được tách rời khỏi tên lửa. Các máy bay thế hệ Su - 27, 30MK, 33 hải quân có thể mang theo một tên lửa chống tàu Yakhont, máy bay tuần biển tầm xa Tu - 142 có thể mang đến 8 tên lửa chống tầu. Phương án sử dụng máy bay cường kích tuần biển cho phép có thể phóng tên lửa theo loạt, tăng cường khả năng công kích các cụm hải quân chủ lực của đối phương.

Cho đến hiện nay, tên lửa Yakhont là tên lửa chống tàu được trang bị cho lực lượng phòng thủ bờ biển Nga, được hợp tác sản xuất cùng với Ấn Độ phiên bản nâng cấp Brahmos và được lắp đặt trong tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển "Bastion" của lực lượng phòng thủ bờ biển Việt Nam. Với tính năng vượt trội về các thông số kỹ thuật và khả năng "thông minh" kết hợp với các tổ hợp tên lửa thế hệ cũ hơn sẽ tăng cường khả năng phòng ngự biển ở cấp độ ca nhất. tên lửa Yakhont cũng có thể được lắp đặt thay thế cho các tên lửa "Harpoon", "Exocet", "Otomat" trên các chiến hạm có nguồn gốc nước ngoài.

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Chính sách của ông Trump đối với những vấn đề nóng nhất ra sao?
19:30:12 06/11/2024
Ông Trump đắc cử, cổ phiếu đại gia Việt vừa bắt tay với Tập đoàn Trump tăng vọt
15:15:54 06/11/2024
"Quý bà băng giá" được xem là vũ khí bí mật giúp ông Trump đắc cử
15:41:40 07/11/2024
Hành trình trở lại Nhà Trắng đầy thuyết phục của cựu Tổng thống Donald Trump
15:10:28 06/11/2024
9 yếu tố then chốt giúp ông Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ
22:43:09 06/11/2024
Công ty TikTok bị cấm hoạt động tại Canada
14:41:33 07/11/2024
Ông Trump sẽ phát biểu trước người ủng hộ ở Florida; bà Harris hoãn diễn văn
15:12:14 06/11/2024
Khóc - cười khi nghe kết quả bầu cử tổng thống Mỹ
19:39:31 06/11/2024

Tin đang nóng

Hà Thanh Xuân đáp trả tin yêu Quang Lê, nói thẳng về biến cố đổ vỡ
06:35:02 08/11/2024
Nữ NSND là mỹ nhân sân khấu: "Cả TP.HCM dậy sóng vì tôi"
06:29:37 08/11/2024
Một nghệ sĩ không giấu được hạnh phúc khi con trai "5 tuổi biết ê a, nghe hiểu được lời mẹ nói"
06:19:15 08/11/2024
Nữ thần đầm trắng Hoa ngữ đẹp điên đảo: Diện đồ của NTK Việt, nhan sắc xứng danh "thần tiên tỷ tỷ"
05:57:20 08/11/2024
Sao Việt 8/11: Trường Giang khoe con trai, Thanh Hằng 'dính như sam' bên chồng
07:55:40 08/11/2024
Hai ông Biden, Obama nói gì khi chúc mừng ông Trump đắc cử tổng thống Mỹ?
07:48:19 08/11/2024
Cô bạn thân "như hình với bóng" của con gái Donald Trump: Mỹ nhân gợi cảm đình đám với khối tài sản gần 40.000 tỷ
06:38:30 08/11/2024
Bắt cóc, cưỡng ép người mẫu, ca sĩ nổi tiếng quan hệ tình dục rồi quay clip phát tán tại Mỹ
07:24:48 08/11/2024

Tin mới nhất

Đa số nghị sĩ Quốc hội Đức ủng hộ nghị quyết chống chủ nghĩa bài Do Thái

08:29:32 08/11/2024
Trong trường hợp có hành vi bài Do Thái ở trường học và trường đại học ở Đức, nghị quyết kêu gọi loại bỏ những người để xảy ra tình trạng này hoặc thậm chí đuổi việc họ.

Houthi tuyên bố sẽ tiếp tục các cuộc tấn công tàu thuyền ở Biển Đỏ

08:27:32 08/11/2024
Nhân vật này nói thêm rằng sự thay đổi lãnh đạo ở Mỹ hay áp lực quân sự đều không thể thay đổi lập trường của nhóm này về vấn đề Palestine.

Phi hành gia nhập viện sau khi về trái đất hiện ra sao?

08:19:55 08/11/2024
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã cập nhật tình hình của phi hành gia nhập viện sau khi từ Trạm không gian quốc tế (ISS) hồi cuối tháng trước.

Ai sẽ làm bộ trưởng quốc phòng, ngoại giao dưới thời 'Trump 2.0'?

08:07:26 08/11/2024
Nhiều tên tuổi nổi bật trong cuộc đua giữ những chức vụ hàng đầu trong chính quyền nhiệm kỳ mới mà ông Donald Trump sẽ cầm quyền sau khi được dự phóng đắc cử.

Chuyện gì đang xảy ra ở chính trường Đức?

08:02:55 08/11/2024
Thủ tướng Đức Olaf Scholz vừa cách chức bộ trưởng Tài chính, báo hiệu sự sụp đổ của liên minh chính phủ đương nhiệm.

Công tố viên đặc biệt có động thái mới về hai vụ kiện chống ông Trump

07:58:03 08/11/2024
Chiến thắng của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 không chỉ đưa ông trở lại Nhà Trắng mà còn giúp ông thoát khỏi các cuộc chiến pháp lý, theo AFP.

Chiến thắng của ông Trump giúp tài sản của 10 người giàu nhất thế giới tăng 64 tỷ USD

07:47:04 08/11/2024
Chỉ số tỷ phú Bloomberg ước tính tài sản của 10 người giàu nhất thế giới đã tăng thêm gần 64 tỷ USD vào ngày 6/11, mức tăng hằng ngày lớn nhất kể từ khi họ bắt đầu thống kê vào năm 2012.

Nhật Bản: Nhiều địa phương kêu gọi ngừng đi bộ trên thang cuốn

07:45:14 08/11/2024
Những người ủng hộ cho rằng việc đứng không chỉ ngăn ngừa té ngã mà còn tạo điều kiện thuận lợi người khuyết tật. Một nhóm vận động dẫn đầu phong trào này cho biết hy vọng sẽ tạo ra một xã hội biết quan tâm hơn.

Bà Harris phát biểu nhận thua trước ông Trump trong bầu cử

07:43:32 08/11/2024
Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris đã có bài phát biểu nhận thua sau một chiến dịch tranh cử chớp nhoáng không thể ngăn cản ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump trở lại Nhà Trắng.

Thế giới thiếu nguồn lực tài chính thích ứng với biến đổi khí hậu

07:42:53 08/11/2024
Báo cáo ghi nhận 171 quốc gia đã triển khai chính sách, chiến lược hoặc kế hoạch để ứng phó và giảm thiểu tác động do biến đổi khí hậu gây ra, dù ở mức độ triển khai và hiệu quả khác nhau.

Ngân hàng trung ương Anh giảm lãi suất xuống 4,75%

07:39:48 08/11/2024
Đồng bảng Anh đã tăng giá sau quyết định của BoE, tăng 0.6% trong ngày lên mức 1,295 USD/bảng. Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm giữ ổn định ở mức 4,54%.

Nước Mỹ dưới thời Trump 2.0

07:39:43 08/11/2024
Cựu Tổng thống Donald Trump đã tái đắc cử để quay lại làm chủ nhân Nhà Trắng một lần nữa, liệu chính sách của Mỹ trong thời gian tới sẽ như thế nào?

Có thể bạn quan tâm

Săn mây trên 'sống lưng khủng long', ngắm rừng rêu ở Tà Xùa

Du lịch

08:40:12 08/11/2024
Đỉnh Tà Xùa có độ cao khoảng 2.865m so với mực nước biển. Đây là ngọn núi ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Yên Bái và Sơn La.

Đi quãng đường 600km đến thăm chồng đột ngột, nhìn bức ảnh treo trên tường mà tôi bàng hoàng, lập tức bảo mẹ dừng việc sang tên sổ đỏ

Góc tâm tình

08:35:40 08/11/2024
Nếu không có chuyến thăm lần này, không biết tôi sẽ bị dắt mũi kéo đi đến khi nào nữa? Tôi và Kiệt là bạn bè từ thời cấp 3.

Phim Hàn đẹp ngoài sức tưởng tượng khiến netizen mê mẩn, mỗi khung hình đều đậm chất nghệ thuật

Phim châu á

08:09:21 08/11/2024
Năm 2024 là một năm lên ngôi của dòng phim tâm lý tội phạm xứ Hàn khi sau tiếng vang lớn của Black Out, khán giả lại được thưởng thức một siêu phẩm khác là Doubt (tựa tiếng Việt: Nghi Phạm Cận Kề).

1 cặp đôi phim giả tình thật bị fan ép chia tay: Nhà trai giàu bậc nhất showbiz, nhà gái bị ghét vì bất tài

Hậu trường phim

08:06:56 08/11/2024
Theo Sina, dẫu Lộc Hàm và Quan Hiểu Đồng đã công khai tình cảm được 7 năm, nhưng người hâm mộ của cả hai vẫn không hoàn toàn chấp nhận mối quan hệ này.

Một nhân tố mới gia nhập tổ đội Hip-hop lớn nhất Việt Nam, thì ra là "người quen" của dàn Anh Trai Chông Gai

Nhạc việt

08:01:41 08/11/2024
Mới đây, SpaceSpeakers Label công bố nghệ sĩ độc quyền mới - APJ. Nam nghệ sĩ gia nhập tổ đội Hip-hop lớn nhất Việt Nam với vai trò Music Producer/Singer/SongWriter.

Sao Hàn 8/11: Cuộc sống thượng lưu của 'tình đầu quốc dân', Jennie gợi cảm

Sao châu á

07:58:14 08/11/2024
Tình đầu quốc dân Park Yoo Mi khiến công chúng ngưỡng mộ bởi cuộc sống làm dâu nhà giàu, Jennie gợi cảm khó cưỡng trong loạt ảnh hậu trường.

Đi về phía lửa - Tập 1: Lính mới gây chuyện, lính cũ đầy những "vết sẹo"

Phim việt

07:42:49 08/11/2024
Những thành viên trong đội phòng cháy chữa cháy đều mang theo mình những vấn đề riêng, trong đó có cả nỗi ám ảnh khôn nguôi.

Vụ Trương Mỹ Lan: SCB đề nghị được xử lý hàng loạt bất động sản

Pháp luật

07:36:07 08/11/2024
Trong vụ án Trương Mỹ Lan, phía bị hại là Ngân hàng TMCP Sài Gòn đề nghị tòa phúc thẩm cho ngân hàng này được xử lý dự án 6A, căn nhà số 24 Lê Lợi Q.1...