Asus ROG Zephyrus G14 có thêm bản đặc biệt
Mẫu laptop chơi game Zephyrus G14 phiên bản hợp tác với DJ nổi tiếng Alan Walker có thiết kế lạ, cấu hình mạnh.
ROG Zephyrus G14 phiên bản đặc biệt đánh dấu sự hợp tác giữa DJ người Na Uy Alan Walker và Asus. Đây cũng là một trong số ít laptop chơi game hiện nay trên thị trường hợp tác giữa một công ty máy tính và một DJ.
Alan Walker sinh năm 1997, là nhà sản xuất, DJ người Anh gốc Na Uy. Anh nổi tiếng với đĩa đơn EDM Faded , từng đoạt quán quân trên bảng xếp hạng âm nhạc ở nhiều quốc gia. Kênh YouTube của anh hiện có hơn 40 triệu lượt đăng ký và hơn 10,4 tỷ lượt xem.
Là model thuộc dòng ROG “hầm hố”, nhưng Zephyrus G14 phiên bản Alan Walker lại được thiết kế trang nhã. Máy có phần hiển thị LED AniMe Matrix ở mặt ngoài với 1.215 bóng LED nhỏ, mỗi đèn LED phát ra ánh sáng trắng và có 256 mức độ sáng, có thể tùy biến một số nội dung như bản tiêu chuẩn, nhưng được bổ sung thêm dải chữ thêu bằng chỉ phản quang có tên của Alan Walker.
Trong các buổi trình diễn, phong cách thời trang của DJ này cũng là các mẫu áo quần, phụ kiện có thể phản quang. Tuy vậy, việc sử dụng chỉ phản quang màu trắng có thể khiến khu vực này dễ bám bẩn theo thời gian.
Khu vực góc trái của máy có logo của ROG cùng biểu tượng và chữ ký của nghệ sĩ. Phần vỏ laptop dùng chất liệu hợp kim nhôm-magie cho độ bền cao, cũng như giảm bám vân tay trên bề mặt.
Video đang HOT
Phần bàn phím có thiết kế đậm chất của dòng ROG với phần phím Space cách điệu, cụm phím tăng/giảm âm lượng, phím nguồn và phím điều khiển riêng biệt, giúp người dùng thao tác nhanh dễ dàng. Dù vậy, phần touchpad của máy có diện tích không quá lớn.
So với model Zephyrus G14 tiêu chuẩn chỉ có một màu đồng nhất với máy là đen hoặc trắng, bàn phím của phiên bản mới tạo hiệu ứng đẹp mắt hơn với các cụm phím có màu sắc khác nhau. Riêng phím A và W được thiết kế với logo của Alan Walker, trong khi phím Enter và Shift có màu xanh nổi bật.
Bàn phím trên Zephyrus G14 có kích thước tiêu chuẩn, hành trình phím bấm vừa, không bị ngắn như các mẫu laptop cùng tầm giá, dù kích thước máy mỏng hơn. Trải nghiệm cho thấy bàn phím gõ êm, nhẹ nhàng, không tốn quá nhiều lực. Bàn phím này cũng đèn nền, riêng nút nguồn được tích hợp cảm biến vân tay.
Phiên bản đặc biệt của Zephyrus G14 còn đi kèm hộp đựng hiếm thấy trên thị trường. Chiếc hộp này có thể kết nối với máy qua cổng USB Type C để tạo thành một bàn trộn (mixer) gọi là ROG Remix, trong đó tích hợp 18 hiệu ứng âm thanh của riêng Alan Walker, cho phép người dùng tự tạo các bản remix theo cách riêng trên nền nhạc có sẵn.
Laptop của Asus có cân nặng 1,6 kg, mỏng 17,8 mm, khá ấn tượng nếu so với các dòng laptop 14 inch cùng phân khúc cấu hình vốn đòi hỏi hệ thống tản nhiệt lớn. Máy có đầy đủ các cổng kết nối cơ bản, gồm 2 cổng USB Type C thế hệ thứ hai (một trong đó hỗ trợ DisplayPort 1.4), 2 cổng USB-A, 1 cổng HDMI và cổng tai nghe 3,5mm.
Cũng giống bản tiêu chuẩn, Zephyrus G14 Alan Walker được trang bị màn hình 14 inch độ phân giải 2.560 x 1.440 pixel, tần số quét 120 Hz. Màn hình máy đạt chứng nhận Pantone Validated cho độ bao phủ màu 100% dải sRGB. Tuy nhiên, sản phẩm vẫn dùng tấm nền IPS thay vì OLED như các model gần đây của Asus.
Thông số cấu hình của máy thuộc top mạnh nhất ở phân khúc chuyên game màn hình 14 inch với chip xử lý AMD Ryzen 9 4900HS thế hệ mới nhất với 8 nhân 16 luồng, card đồ họa GeForce RTX RTX 3050Ti, bộ nhớ RAM DDR4 dung lượng 16 GB, tốc độ 3.200 MHz và ổ cứng SSD NVMe dung lượng tối đa 1 TB.
Zephyrus G14 Alan Walker được Asus bán với giá 49,99 triệu đồng, cao hơi gần 3 triệu đồng so với phiên bản tiêu chuẩn. Ở phân khúc laptop gaming 14 inch, máy gần như không có đối thủ cùng tầm giá. Người dùng có thể chọn các model màn hình lớn khác cùng tầm giá, như VGS Imperium (15,6 inch, 51,3 triệu đồng), MSI Gaming GP76 Leopard (17,3 inch, 47,4 triệu đồng), Lenovo Legion 5 Pro (16 inch, 49 triệu đồng) hay Acer Predator Triton 500 (15,6 inch, 50 triệu đồng).
Laptop chơi game đắt hàng
Nhiều hệ thống bán lẻ ghi nhận doanh số laptop chơi game tăng hơn hai lần so với năm ngoái. Các mẫu giá trên 20 triệu đồng bán chạy.
Anh Dũng, sinh viên năm thứ ba ngành xây dựng tại Hà Nội, cho biết, với số tiền khoảng 20 triệu đồng, anh nghĩ đến một số dòng máy chuyên về đồ họa hoặc máy trạm đã qua sử dụng với cấu hình cao. "Nhưng đến khi ra cửa hàng, nhìn các mẫu máy chơi game với thiết kế bắt mắt, có card đồ họa rời, tôi mua luôn", anh Dũng kể.
Theo anh Dũng, vì là dòng chuyên chơi game, cấu hình máy đủ mạnh đáp ứng yêu cầu sử dụng đồ họa của trường. Ngoài ra, khi muốn giải trí, như xem phim, chơi game, laptop chơi game cũng tốt hơn các dòng máy khác do có bàn phím và màn hình tối ưu cho các nhu cầu này.
Tương tự, nhiều người không phải game thủ cũng mua laptop chơi game, khiến thị phần của dòng này ngày càng cao. Theo thống kê từ một đơn vị nghiên cứu thị trường, trong tháng 1/2021, laptop chơi game đóng góp hơn 11% doanh thu chung của thị trường laptop trong nước và có xu hướng tăng.
Một mẫu laptop chơi game ra mắt đầu năm 2021 tại Việt Nam với giá 50 triệu đồng.
Đại diện FPT Shop, đơn vị hiện chiếm khoảng 30% thị phần bán lẻ trên thị trường laptop chơi game tại Việt Nam, cho biết trong hai năm vừa qua, mỗi năm, doanh số laptop chuyên chơi game tại đơn vị này tăng gấp đôi. Doanh số năm 2020 đạt 20 nghìn chiếc. Tính từ đầu năm 2021 đến nay, tỷ trọng doanh thu từ laptop chơi game tăng 2,5 lần so với cùng kỳ năm 2020.
Bán chạy nhất là các mẫu máy có giá từ 20 đến 26 triệu đồng, sử dụng card đồ họa GTX1650Ti, như dòng Nitro Gaming 5 của Acer, TUF Gaming của Asus, IdeaPad Gaming 3 hoặc Legion 5 của Lenovo, hay Gaming Bravo của MSI.
Ngoài ra, nhiều dòng laptop chuyên chơi game với cấu hình "khủng" cũng được quan tâm. Đại diện cửa hàng máy tính An Phát (Hà Nội) cho biết, nhiều mẫu laptop với card đồ họa RTX3000-series hoặc chip AMD 5000H, có giá từ 40 đến 70 triệu đồng trong tình trạng "cháy hàng". Nhiều mẫu laptop mới ra mắt trên thế giới, sử dụng chip Intel thế hệ thứ 11 cũng được người dùng Việt Nam "săn lùng".
Laptop gaming thường có thiết kế độc đáo và ngày càng được cải tiến.
Thiết kế hầm hố, tính năng đa dụng, nhiều mẫu mã, được cho là nguyên nhân giúp laptop chơi game phát triển tại Việt Nam.
"Laptop chơi game ngày nay không chỉ để chơi game nữa. Dòng máy này có đặc trưng là thiết kế ấn tượng, cấu hình mạnh, nên được nhiều khách hàng trẻ chọn để sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, từ học tập, giải trí, đến các công việc như lập trình, dựng phim", ông Nguyễn Thế Kha, đại diện FPT Shop nhận định.
Theo ông Kha, các hãng laptop hiện nay cũng liên tục cải tiến mẫu mã và tính năng cho sản phẩm của mình. Bên cạnh các mẫu máy hầm hố, nhiều mẫu dành cho game thủ nhưng thiết kế mỏng nhẹ, pin tốt, có thể mang theo dùng hàng ngày.
Chị Hạnh - quản lý ngành hàng laptop tại công ty An Phát - cho biết, laptop chơi game được sinh viên ưa chuộng. Trong mùa nhập học, doanh số dòng này tăng vọt, chiếm trên 60% doanh số laptop tại đơn vị này.
Đại diện một cửa hàng lớn tại Thái Hà (Hà Nội) cũng cho biết một số mẫu laptop chơi game với card đồ họa cao cấp còn được "gom" để "đào coin" khi card đồ họa khan hiếm trên toàn cầu.
Theo một chuyên gia nhiều năm theo dõi thị trường máy tính tại Việt Nam, laptop chơi game du nhập vào Việt Nam từ lâu, nhưng mới "nở rộ" trong khoảng 3 năm gần đây. Dòng laptop này vốn được thiết kế cho nhu cầu chơi game, nhưng nhờ cấu hình mạnh nên được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Nhược điểm chung của dòng này là cồng kềnh, nặng, thời lượng pin kém và dễ nóng nếu chạy các tác vụ nặng.
Laptop gaming ngày càng phổ biến tại Việt Nam Thị phần của những chiếc laptop gaming tại thị trường Việt Nam đã tăng gần 4 lần so với năm 2018. Theo số liệu từ GfK , trong năm 2018, laptop gaming chiếm 3% trong tổng số máy tính xách tay được bán ra tại thị trường Việt Nam. Qua mỗi năm, con số này lại liên tục tăng cao. Trong năm 2019,...