ASUS ra mắt dòng sản phẩm bo mạch chủ sử dụng chipset AMD X670 Series: 5 phiên bản đáp ứng mọi nhu cầu chuyên nghiệp
Ngoài việc hỗ trợ các chuẩn DDR5 và PCIe 5.0, cả 5 dòng bo mạch chủ mới của ASUS đều được nâng cấp, cải thiện đáng kể hiệu năng cùng khả năng cung cấp băng thông, độ ổn định cũng như kết nối tổng thể.
Cùng với sự ra đời của thế hệ vi xử lý AMD Ryzen 7000 series, dòng sản phẩm bo mạch chủ dựa trên nền tảng chipset AMD X670 Series hoàn toàn mới cũng đã được ASUS chính thức trình làng. Với 5 phiên bản tùy chọn bao gồm: ROG Crosshair, ROG Strix, TUF Gaming, ProArt và Prime, các sản phẩm này được kỳ vọng sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu sử dụng đang ngày càng đa dạng cao cấp, từ những game thủ, người dùng chuyên nghiệp hoặc các nhà sáng tạo nội dung.
Một số điểm chung của bo mạch chủ ASUS X670 và X670E
Dòng chipset AMD X670 Series được thiết kế để hỗ trợ tối đa cho sức mạnh của Ryzen 7000 series, thế hệ vi xử lý được chế tạo trên tiến trình 5nm tiên tiến nhất hiện nay. Điều đó đồng nghĩa với việc những bo mạch chủ mới của ASUS sẽ đều được tích hợp nền tảng socket AM5, hỗ trợ TDP đến 170w cho phép hệ thống có thể hoạt động bền bỉ hơn ở các tác vụ nặng, chạy đa nhiệm.
Bên cạnh đó, bo mạch chủ ASUS X670 và X670E sẽ đều hỗ trợ RAM DDR5 cho tốc độ truyền tải cao hơn, góp phần tăng cường hiệu suất xử lý, đồng thời kết hợp cùng phần cứng được tối ưu hóa giúp những ai đam mê “vọc” máy có thể mở rộng khả năng ép xung cùng bộ công cụ đi kèm. Đây cũng là lần đầu tiên ASUS giới thiệu bo mạch chủ tích hợp chuẩn kết nối PCIe 5.0 cho tốc độ liên kết cùng băng thông lớn hơn nhằm mục đích sẵn sàng kết nối với thiết bị tốc độ cao.
Hầu hết các mẫu bo mạch chủ đều được trang bị cổng USB4 mới nhất, cổng USB 3.2 Gen 2 cũng được tích hợp rất nhiều sản phẩm. Theo ASUS cho biết, chữ ‘E’ trong X670E là viết tắt của Extreme, tương đương với bo mạch chắc chắn có một khe cắm PCIe 5.0 x16 và ít nhất một khe cắm M2 chuẩn PCIe 5.0. Nhưng đây sẽ là con số tối thiểu vì nhiều mẫu bo mạch như ROG Strix X670E sẽ có 2 khe M2 PCIe 5.0 hay ROG Crosshair X670E Extreme có tổng cộng tới bốn khe cắm M2 chuẩn PCIe 5.0.
Ngoài ra, các bo mạch chủ ASUS X670 và X670E đều được thiết kế hướng đến việc lắp ráp được đơn giản tiện dụng hơn. Giải pháp này được gọi là ASUS Q-Design, bao gồm nút nhấn Q-Release ở khe cắm PCIe hỗ trợ tháo card đồ họa nhanh chóng, hay thiết kế Q-DIMM cho phép tháo lắp RAM, Q-Latch giúp việc khóa, thay thế ổ M.2 trở nên dễ dàng.
Mặt khác, bên cạnh tối ưu trong thiết kế, ASUS còn trang bị cho các bo mạch chủ này khả năng hiệu chỉnh quạt thông minh AI Cooling II, giúp hệ thống làm mát hiện quả mà vẫn giữ được độ ồn thấp. Bên cạnh đó, ASUS X670 và X670E đều được tích hợp sẵn khả năng ép xung với các ứng dụng như PBO hay Dynamic OC Switcher giúp việc chuyển đổi chế độ hiệu năng của hệ thống. Hai đại diện ROG Crosshair X670E Extreme và ROG Crosshair X670E Gene còn được tích hợp bộ tiện ích ROG True Voltician giúp cho những người mê ép xung có thể nắm bắt tường tận về mạch điện nhằm hỗ trợ nâng cấp mức hiệu suất cao nhất ngay từ phần cứng.
Dòng bo mạch chủ ROG Crosshair
Đây là dòng bo mạch chủ cao cấp với 3 đại diện: ROG Crosshair X670E Hero, ROG Crosshair X670E Gene và ROG Crosshair X670E Extreme. Trong số đó, ROG Crosshair X670E Extreme chính là phiên bản “khủng” nhất với thiết kế EATX hoành tráng được tích hợp đèn LED cùng màn hình AniMe Matrix sống động.
Bo mạch chủ này mang đầy đủ sức mạnh với cấu hình là dàn VRM với 20 2 pha điện SPS 110 ampe giúp đảm bảo nguồn điện cùng bộ đầu cắm cho hệ thống quạt, tản nhiệt tích hợp. Hai khe cắm PCIe 5.0 x16 dành cho các card đồ họa và nâng cấp. Giữa hai khe cắm trên bo mạch và ba khe cắm bổ sung được cung cấp thông qua card ROG PCIe 5.0 M.2 và card ROG GEN-Z.2 mở rộng, ROG Crosshair X670E Extreme cung cấp tổng cộng năm khe cắm M.2 – bốn trong số đó hỗ trợ chuẩn PCIe 5.0 x4.
Bên cạnh đó còn có 6 cổng SATA 6, các cổng USB4 và USB 3.2 hỗ trợ Quick Charge 4 có thể cung cấp nguồn sạc lên tới 60W. Các kết nối của ROG Crosshair X670E Extreme bao gồm WiFi 6E, cổng Lan Marvell AQtion 10 Gb và giải pháp âm thanh vòm SupremeFX 7.1 cùng bộ khuếch đại và op-amps tích hợp.
ROG Crosshair X670E Gene sở hữu thiết kế nhỏ hơn chỉ là microATX, với chỉ một khe cắm PCIe 5.0 x16 cùng RAM DDR5. Bên cạnh đó Gene được trang bị hai khe cắm M2 chuẩn PCIe 5.0 và một khe cắm M2 chuẩn PCIe 4.0 dành cho việc lưu trữ dữ liệu.
Trong khi đó, ROG Crosshair X670E Hero hướng tới game thủ hay người dùng chuyên nghiệp hiệu suất cao với các kết nối và thiết kế khá tương đồng với các anh em của mình. Bo mạch này được tích hợp dàn VRM cấp điện với 18 2 pha cấp điện SPS 110 ampe, cùng 2 khe cắm PCIe 5.0 x16, ba khe cắm PCIe 5.0 và hai khe cắm PCIe 4.0. Các kết nối còn lại thì tương tự như hai người đàn anh của mình. ROG Crosshair X670E Hero được xem là một bản rút gọn nhẹ nhàng của phiên bản X670E Extreme.
Dòng bo mạch chủ ROG Strix
Bo mạch chủ ROG Strix giữ lại các yếu tố chính về phong cách thiết kế và hiệu suất của dòng Crosshair trong khi lược bỏ bớt các tính năng chuyên biệt mà người dùng phổ thông có thể không thực sự cần đến. Dòng sản phẩm này có 4 phiên bản, trong đó phiên bản ROG Strix X670E-E Gaming WiFi được trang bị hai khe cắm PCIe 5.0 x16 cũng nút ngoài PCIe Slot Q-Release, tích hợp hệ thống tản nhiệt cỡ lớn.
Video đang HOT
Hai phiên bản ROG Strix X670E-F / X670E-A Gaming WiFi được rút gọn hơn với chỉ một khe cắm PCIe 5.0 x16, bốn khe cắm M.2 trên bo mạch (hai khe cho chuẩn PCIe 5.0 và hai khe cho chuẩn PCIe 4.0), hỗ trợ WiFi 6E, DDR5 và đầu cắm Thunderbolt (USB4) với hai màu sắc, phong cách khác nhau phù hợp cho nhiều đối tượng.
Riêng phiên bản ROG Strix X670E-I Gaming WiFi thì sở hữu thiết kế nhỏ gọn theo chuẩn Mini-ITX tích hợp khe cắm PCIe 5.0 x16, một cặp khe cắm ram DDR5 DIMM, cùng với hai khe cắm M.2 – một khe theo chuẩn PCIe 5.0 và một khe theo chuẩn PCIe 4.0. Bo mạch chủ này còn được trang bị ASUS Q-LED cho phép cấu hình PBO, đồng thời hỗ trợ khả năng lắp đặt dễ dàng với nhiều kết nối nhanh gọn tiện lợi.
Dòng bo mạch chủ TUF Gaming
TUF Gaming được thiết kế theo phong cách thực dụng, tối ưu hóa hiệu suất cùng tính bền bỉ, tin cậy, hướng đến các game thủ yêu thích sự đơn giản. Hai đại diện TUF Gaming X670E-Plus và X670E-Plus WiFi mang nhiều tính năng đời mới giống như với hai dòng sản phẩm đàn anh như khe cắm PCIe Gen 5.0 x16, bốn khe cắm M.2 trong đó một cho chuẩn PCIe 5.0, hai cho chuẩn PCIe 4.0 và một cho chuẩn PCIe 3.0, thiết kế Q-Design theo phong cách tinh tế hiện đại.
Dòng bo mạch chủ ProArt
Đây là dòng sản phẩm được thiết kế dành riêng cho các nhà sáng tạo, người làm nội dung cũng như các kỹ sư, nhà quay phim hoạt họa hoặc phát triển trò chơi… Chính vì vậy mà ASUS ProArt mang tới khả năng tận dụng tối đa CPU đa lõi, RAM DDR5 băng thông cao và bộ lưu trữ PCIe 5.0 tốc độ cao.
ProArt X670E-Creator WiFi nổi bật với thiết kế đẹp mắt cùng phần cứng được tối ưu hóa giúp người dùng có thể ép xung dễ dàng. Bo mạch này sở hữu hai khe cắm PCIe 5.0 x16 tận dụng được nhiều card đồ họa cùng với đó là bốn khe cắm M.2 trên bo mạch, hai trong số đó là thuộc chuẩn PCIe 5.0. Phục vụ nhu cầu sáng tạo, cho phép cắm nhiều thiết bị với băng thông tối đa nên bo mạch này được trang bị một cặp cổng USB4, USB 3.2 Gen 2×2 Type-C ở mặt trước với hỗ trợ Quick Charge 4 có thể cung cấp nguồn sạc lên tới 60W. Các kết nối WiFi 6E, cổng LAN Marvell AQtion 10G hỗ trợ tốt hơn cho khả năng kết nối đa dạng.
Dòng bo mạch chủ ASUS Prime
Đây là dòng sản phẩm chủ đạo, tuy đơn giản nhưng vẫn cung cấp các tính năng xuất sắc, hiệu suất đáng tin cậy và thiết kế không phô trương cùng một mức giá dễ tiếp cận. Trong số 3 phiên bản, Prime X670E-Pro WiFi cao cấp nhất được trang bị RAM DDR5, một khe cắm PCIe 5.0 x16 và một khe cắm M2 chuẩn PCIe 5.0, đảm bảo khả năng kết nối, tối ưu hiệu suất. Bên cạnh đó, WiFi 6E, USB4 hay LAN 2.5Gbps vẫn được đảm bảo một cách đầy đủ.
Bên cạnh đó, Prime X670-P WiFi và Prime X670-P hướng tới người dùng không cần quá nhiều đến tốc độ lưu trữ mà tập trung cho hiệu năng ấn tượng. Thay vào đó là hỗ trợ RAM DDR5 cùng nhiều khe cắm M2 linh hoạt, kết nối USB4 cũng như WiFi đều có mặt.
Hiện tại, các bo mạch chủ dòng ASUS X670 và X670E đã được mở bán trên toàn cầu.
Ngoài việc hỗ trợ các chuẩn DDR5 và PCIe 5.0, cả 5 dòng bo mạch chủ mới của ASUS đều được nâng cấp, cải thiện đáng kể hiệu năng cùng khả năng cung cấp băng thông, độ ổn định cũng như kết nối tổng thể.
ASUS Zenbook Pro 16X OLED: Thiết kế công thái học độc đáo cho giới sáng tạo chuyên nghiệp Loạt laptop ASUS trang bị AMD Ryzen 5000 H Series phù hợp với giới trẻ ASUS ra mắt ROG Phone 6 phiên bản BATMAN đặc biệt
Cùng với sự ra đời của thế hệ vi xử lý AMD Ryzen 7000 series, dòng sản phẩm bo mạch chủ dựa trên nền tảng chipset AMD X670 Series hoàn toàn mới cũng đã được ASUS chính thức trình làng. Với 5 phiên bản tùy chọn bao gồm: ROG Crosshair, ROG Strix, TUF Gaming, ProArt và Prime, các sản phẩm này được kỳ vọng sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu sử dụng đang ngày càng đa dạng cao cấp, từ những game thủ, người dùng chuyên nghiệp hoặc các nhà sáng tạo nội dung.
Một số điểm chung của bo mạch chủ ASUS X670 và X670E
Dòng chipset AMD X670 Series được thiết kế để hỗ trợ tối đa cho sức mạnh của Ryzen 7000 series, thế hệ vi xử lý được chế tạo trên tiến trình 5nm tiên tiến nhất hiện nay. Điều đó đồng nghĩa với việc những bo mạch chủ mới của ASUS sẽ đều được tích hợp nền tảng socket AM5, hỗ trợ TDP đến 170w cho phép hệ thống có thể hoạt động bền bỉ hơn ở các tác vụ nặng, chạy đa nhiệm.
Bên cạnh đó, bo mạch chủ ASUS X670 và X670E sẽ đều hỗ trợ RAM DDR5 cho tốc độ truyền tải cao hơn, góp phần tăng cường hiệu suất xử lý, đồng thời kết hợp cùng phần cứng được tối ưu hóa giúp những ai đam mê “vọc” máy có thể mở rộng khả năng ép xung cùng bộ công cụ đi kèm. Đây cũng là lần đầu tiên ASUS giới thiệu bo mạch chủ tích hợp chuẩn kết nối PCIe 5.0 cho tốc độ liên kết cùng băng thông lớn hơn nhằm mục đích sẵn sàng kết nối với thiết bị tốc độ cao.
Hầu hết các mẫu bo mạch chủ đều được trang bị cổng USB4 mới nhất, cổng USB 3.2 Gen 2 cũng được tích hợp rất nhiều sản phẩm. Theo ASUS cho biết, chữ ‘E’ trong X670E là viết tắt của Extreme, tương đương với bo mạch chắc chắn có một khe cắm PCIe 5.0 x16 và ít nhất một khe cắm M2 chuẩn PCIe 5.0. Nhưng đây sẽ là con số tối thiểu vì nhiều mẫu bo mạch như ROG Strix X670E sẽ có 2 khe M2 PCIe 5.0 hay ROG Crosshair X670E Extreme có tổng cộng tới bốn khe cắm M2 chuẩn PCIe 5.0.
Ngoài ra, các bo mạch chủ ASUS X670 và X670E đều được thiết kế hướng đến việc lắp ráp được đơn giản tiện dụng hơn. Giải pháp này được gọi là ASUS Q-Design, bao gồm nút nhấn Q-Release ở khe cắm PCIe hỗ trợ tháo card đồ họa nhanh chóng, hay thiết kế Q-DIMM cho phép tháo lắp RAM, Q-Latch giúp việc khóa, thay thế ổ M.2 trở nên dễ dàng.
Mặt khác, bên cạnh tối ưu trong thiết kế, ASUS còn trang bị cho các bo mạch chủ này khả năng hiệu chỉnh quạt thông minh AI Cooling II, giúp hệ thống làm mát hiện quả mà vẫn giữ được độ ồn thấp. Bên cạnh đó, ASUS X670 và X670E đều được tích hợp sẵn khả năng ép xung với các ứng dụng như PBO hay Dynamic OC Switcher giúp việc chuyển đổi chế độ hiệu năng của hệ thống. Hai đại diện ROG Crosshair X670E Extreme và ROG Crosshair X670E Gene còn được tích hợp bộ tiện ích ROG True Voltician giúp cho những người mê ép xung có thể nắm bắt tường tận về mạch điện nhằm hỗ trợ nâng cấp mức hiệu suất cao nhất ngay từ phần cứng.
Dòng bo mạch chủ ROG Crosshair
Đây là dòng bo mạch chủ cao cấp với 3 đại diện: ROG Crosshair X670E Hero, ROG Crosshair X670E Gene và ROG Crosshair X670E Extreme. Trong số đó, ROG Crosshair X670E Extreme chính là phiên bản “khủng” nhất với thiết kế EATX hoành tráng được tích hợp đèn LED cùng màn hình AniMe Matrix sống động.
Bo mạch chủ này mang đầy đủ sức mạnh với cấu hình là dàn VRM với 20 2 pha điện SPS 110 ampe giúp đảm bảo nguồn điện cùng bộ đầu cắm cho hệ thống quạt, tản nhiệt tích hợp. Hai khe cắm PCIe 5.0 x16 dành cho các card đồ họa và nâng cấp. Giữa hai khe cắm trên bo mạch và ba khe cắm bổ sung được cung cấp thông qua card ROG PCIe 5.0 M.2 và card ROG GEN-Z.2 mở rộng, ROG Crosshair X670E Extreme cung cấp tổng cộng năm khe cắm M.2 – bốn trong số đó hỗ trợ chuẩn PCIe 5.0 x4.
Bên cạnh đó còn có 6 cổng SATA 6, các cổng USB4 và USB 3.2 hỗ trợ Quick Charge 4 có thể cung cấp nguồn sạc lên tới 60W. Các kết nối của ROG Crosshair X670E Extreme bao gồm WiFi 6E, cổng Lan Marvell AQtion 10 Gb và giải pháp âm thanh vòm SupremeFX 7.1 cùng bộ khuếch đại và op-amps tích hợp.
ROG Crosshair X670E Gene sở hữu thiết kế nhỏ hơn chỉ là microATX, với chỉ một khe cắm PCIe 5.0 x16 cùng RAM DDR5. Bên cạnh đó Gene được trang bị hai khe cắm M2 chuẩn PCIe 5.0 và một khe cắm M2 chuẩn PCIe 4.0 dành cho việc lưu trữ dữ liệu.
Trong khi đó, ROG Crosshair X670E Hero hướng tới game thủ hay người dùng chuyên nghiệp hiệu suất cao với các kết nối và thiết kế khá tương đồng với các anh em của mình. Bo mạch này được tích hợp dàn VRM cấp điện với 18 2 pha cấp điện SPS 110 ampe, cùng 2 khe cắm PCIe 5.0 x16, ba khe cắm PCIe 5.0 và hai khe cắm PCIe 4.0. Các kết nối còn lại thì tương tự như hai người đàn anh của mình. ROG Crosshair X670E Hero được xem là một bản rút gọn nhẹ nhàng của phiên bản X670E Extreme.
Dòng bo mạch chủ ROG Strix
Bo mạch chủ ROG Strix giữ lại các yếu tố chính về phong cách thiết kế và hiệu suất của dòng Crosshair trong khi lược bỏ bớt các tính năng chuyên biệt mà người dùng phổ thông có thể không thực sự cần đến. Dòng sản phẩm này có 4 phiên bản, trong đó phiên bản ROG Strix X670E-E Gaming WiFi được trang bị hai khe cắm PCIe 5.0 x16 cũng nút ngoài PCIe Slot Q-Release, tích hợp hệ thống tản nhiệt cỡ lớn.
Hai phiên bản ROG Strix X670E-F / X670E-A Gaming WiFi được rút gọn hơn với chỉ một khe cắm PCIe 5.0 x16, bốn khe cắm M.2 trên bo mạch (hai khe cho chuẩn PCIe 5.0 và hai khe cho chuẩn PCIe 4.0), hỗ trợ WiFi 6E, DDR5 và đầu cắm Thunderbolt (USB4) với hai màu sắc, phong cách khác nhau phù hợp cho nhiều đối tượng.
Riêng phiên bản ROG Strix X670E-I Gaming WiFi thì sở hữu thiết kế nhỏ gọn theo chuẩn Mini-ITX tích hợp khe cắm PCIe 5.0 x16, một cặp khe cắm ram DDR5 DIMM, cùng với hai khe cắm M.2 – một khe theo chuẩn PCIe 5.0 và một khe theo chuẩn PCIe 4.0. Bo mạch chủ này còn được trang bị ASUS Q-LED cho phép cấu hình PBO, đồng thời hỗ trợ khả năng lắp đặt dễ dàng với nhiều kết nối nhanh gọn tiện lợi.
Dòng bo mạch chủ TUF Gaming
TUF Gaming được thiết kế theo phong cách thực dụng, tối ưu hóa hiệu suất cùng tính bền bỉ, tin cậy, hướng đến các game thủ yêu thích sự đơn giản. Hai đại diện TUF Gaming X670E-Plus và X670E-Plus WiFi mang nhiều tính năng đời mới giống như với hai dòng sản phẩm đàn anh như khe cắm PCIe Gen 5.0 x16, bốn khe cắm M.2 trong đó một cho chuẩn PCIe 5.0, hai cho chuẩn PCIe 4.0 và một cho chuẩn PCIe 3.0, thiết kế Q-Design theo phong cách tinh tế hiện đại.
Dòng bo mạch chủ ProArt
Đây là dòng sản phẩm được thiết kế dành riêng cho các nhà sáng tạo, người làm nội dung cũng như các kỹ sư, nhà quay phim hoạt họa hoặc phát triển trò chơi… Chính vì vậy mà ASUS ProArt mang tới khả năng tận dụng tối đa CPU đa lõi, RAM DDR5 băng thông cao và bộ lưu trữ PCIe 5.0 tốc độ cao.
ProArt X670E-Creator WiFi nổi bật với thiết kế đẹp mắt cùng phần cứng được tối ưu hóa giúp người dùng có thể ép xung dễ dàng. Bo mạch này sở hữu hai khe cắm PCIe 5.0 x16 tận dụng được nhiều card đồ họa cùng với đó là bốn khe cắm M.2 trên bo mạch, hai trong số đó là thuộc chuẩn PCIe 5.0. Phục vụ nhu cầu sáng tạo, cho phép cắm nhiều thiết bị với băng thông tối đa nên bo mạch này được trang bị một cặp cổng USB4, USB 3.2 Gen 2×2 Type-C ở mặt trước với hỗ trợ Quick Charge 4 có thể cung cấp nguồn sạc lên tới 60W. Các kết nối WiFi 6E, cổng LAN Marvell AQtion 10G hỗ trợ tốt hơn cho khả năng kết nối đa dạng.
Dòng bo mạch chủ ASUS Prime
Đây là dòng sản phẩm chủ đạo, tuy đơn giản nhưng vẫn cung cấp các tính năng xuất sắc, hiệu suất đáng tin cậy và thiết kế không phô trương cùng một mức giá dễ tiếp cận. Trong số 3 phiên bản, Prime X670E-Pro WiFi cao cấp nhất được trang bị RAM DDR5, một khe cắm PCIe 5.0 x16 và một khe cắm M2 chuẩn PCIe 5.0, đảm bảo khả năng kết nối, tối ưu hiệu suất. Bên cạnh đó, WiFi 6E, USB4 hay LAN 2.5Gbps vẫn được đảm bảo một cách đầy đủ.
Bên cạnh đó, Prime X670-P WiFi và Prime X670-P hướng tới người dùng không cần quá nhiều đến tốc độ lưu trữ mà tập trung cho hiệu năng ấn tượng. Thay vào đó là hỗ trợ RAM DDR5 cùng nhiều khe cắm M2 linh hoạt, kết nối USB4 cũng như WiFi đều có mặt.
Hiện tại, các bo mạch chủ dòng ASUS X670 và X670E đã được mở bán trên toàn cầu.
Asus ra mắt Zenbook 17 inch với Ryzen 6000
Asus đã công bố Zenbook Pro 17, một phiên bản khổng lồ của dòng Zenbook di động được đánh giá cao của hãng và là Zenbook đầu tiên có màn hình 17,3 inch.
Asus ra mắt Zenbook 17 inch với Ryzen 6000
Asus Zenbook Pro 17 dường như có bản lề "ErgoLift" điển hình mà bạn sẽ thấy trên dòng Zenbook, giúp nghiêng toàn bộ bàn phím lên khi bạn nhấc nắp lên (thay vì cơ chế huyền ảo hơn như 16X có, giúp nghiêng bàn phím lên nhưng để phần còn lại của boong vào vị trí).
Bên trong, Zenbook được trang bị dòng Ryzen 6000 mới của AMD. Tùy chọn hàng đầu là Ryzen 9 6900HX, cũng có thể được tìm thấy trong các máy tính xách tay chơi game mạnh mẽ nhưng không quá điên rồ như Legion 5 Pro của Lenovo . Các chip mới nhất của AMD không có năng lượng thô hoàn toàn như CPU thế hệ thứ 12 của Intel nhưng có xu hướng cải thiện thời lượng pin tốt hơn.
Zenbook Pro 17 cũng có màn hình cảm ứng IPS 2,5k với tốc độ làm mới 165Hz (cũng không phổ biến trên màn hình 17 inch bên ngoài không gian chơi game). Âm thanh được Harman Kardon chứng nhận. Các cổng bao gồm HDMI 2.0 và đầu đọc thẻ SD.
Đây không giống như một trong những thiết bị Pro cao cấp của Asus mà chỉ là một phiên bản thổi phồng của những chiếc Zenbook nhỏ hơn của hãng - thường nhắm đến người tiêu dùng hơn là đối tượng chuyên nghiệp. Thiết bị này bắt đầu từ có giá khởi điểm là 999 USD (hơn 23 triệu đồng).
ASUS ra mắt ZenBook 17 Fold OLED: laptop màn hình gập siêu ấn tượng ASUS tiếp tục mở ra kỉ nguyên laptop màn hình với khả năng gập, bạn sẽ có một laptop màn hình lớn trong thân hình nhỏ gọn. Điện thoại gập không còn là sản phẩm quá xa lạ với chúng ta nữa và tính thực tiễn của nó chứng minh bởi chính doanh số của smartphone gập ngày càng tăng trưởng mạnh. Điều...