AstraZeneca đẩy nhanh chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin và thuốc trị COVID-19 cho Việt Nam
AstraZeneca đang đẩy nhanh lựa chọn đối tác và chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin và thuốc trị COVID-19 cho Việt Nam.
Đây là một trong các nội dung báo cáo tại buổi làm việc của Thủ tướng Phạm Minh Chính với công ty.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp chủ tịch kiêm tổng giám đốc Công ty AstraZeneca Việt Nam ngày 19-1 – Ảnh: TTXVN
Chiều 19-1, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp chủ tịch kiêm tổng giám đốc công ty AstraZeneca Việt Nam và các thị trường châu Á mới nổi, ông Nitin Kapoor. Tham dự buổi làm việc có Bộ trưởng Bộ Y tế và lãnh đạo Bộ Ngoại giao, Bộ Khoa học và Công nghệ.
Thủ tướng đánh giá cao vai trò và những đóng góp của Tập đoàn AstraZeneca trong cuộc chiến chống COVID-19 trên toàn cầu và tại Việt Nam.
Thủ tướng hoan nghênh công ty AstraZeneca Việt Nam hoàn thành trước thời hạn cam kết cung ứng đầy đủ 30 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 cho Việt Nam trong năm 2021, góp phần giúp Việt Nam triển khai thành công chiến lược vắc xin, kịp chuyển trạng thái sang thích ứng linh hoạt, an toàn và kiểm soát hiệu quả COVID-19.
Ông Nitin Kapoor báo cáo về công tác triển khai các thỏa thuận đã đạt được tại cuộc làm việc giữa Thủ tướng và tổng giám đốc Tập đoàn AstraZeneca toàn cầu trong khuôn khổ chuyến thăm làm việc của Thủ tướng tại Vương quốc Anh hồi tháng 11 vừa qua.
AstraZeneca đang đẩy nhanh dự án chuyển giao công nghệ sản xuất gia công thuốc biệt dược gốc tại Việt Nam trị giá 90 triệu USD và đang lựa chọn đối tác để chuyển giao công nghệ vắc xin cho Việt Nam, giúp người dân Việt Nam tiếp cận tốt hơn với dược phẩm chất lượng cao được sản xuất ngay trong nước.
Video đang HOT
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp chủ tịch kiêm tổng giám đốc Công ty AstraZeneca Việt Nam ngày 19-1 – Ảnh: TTX
Với mong muốn đóng góp hơn nữa cho công tác phòng chống dịch COVID-19, thể hiện tình cảm của Tập đoàn đối với Chính phủ và nhân dân Việt Nam, ông Nitin Kapoor cho biết tập đoàn đang xem xét tiếp tục giảm giá vắc xin cho Việt Nam.
Thủ tướng đề nghị tập đoàn tích cực triển khai các dự án đầu tư đã cam kết, tiếp tục cung cấp các loại vắc xin và thuốc điều trị COVID-19 thế hệ mới cho Việt Nam để nâng cao khả năng bảo vệ trước các biến chủng mới cũng như chia sẻ kinh nghiệm quốc tế trong triển khai tiêm chủng cho trẻ em từ 5-12 tuổi.
Thủ tướng khẳng định, Chính phủ Việt Nam sẽ hỗ trợ, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để Tập đoàn triển khai các dự án đầu tư nghiên cứu, sản xuất và chuyển giao công nghệ dược phẩm tại Việt Nam.
Bổ sung vấn đề bạo lực gia đình, xâm hại trẻ em vào công tác mặt trận 2021
Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam Hà Thị Nga nhấn mạnh hiện nay các vụ việc liên quan đến xâm hại trẻ em có chiều hướng tăng và diễn biến phức tạp hơn.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến phát biểu khai mạc hội nghị - Ảnh: MTTQ
Ngày 30-12 diễn ra hội nghị trực tuyến Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam lần thứ 6, khóa IX.
5 nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2022
Tại hội nghị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến cho biết trong năm 2022, MTTQ Việt Nam triển khai 5 nội dung trọng tâm.
Trước hết, tiếp tục tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết, quyết định, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19 và đẩy mạnh phong trào thi đua phục hồi phát triển kinh tế.
Tập trung chỉ đạo xây dựng 3 đề án và 1 chỉ thị trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định. Nâng cao thực chất công tác giám sát, phản biện xã hội. Đa dạng hóa cách thức lắng nghe được nhiều ý kiến của các tổ chức thành viên, kịp thời tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân.
Cùng với đó, tăng cường hơn nữa công tác phối hợp, thống nhất hành động với các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức thành viên của MTTQ Việt Nam.
Bà Hà Thị Nga nêu ý kiến trên thực tế hiện nay các vụ việc liên quan đến xâm hại trẻ em có chiều hướng tăng lên - Ảnh: MTTQ
Bổ sung nắm bắt dư luận xã hội về bạo lực, xâm hại, mua bán người
Nêu ý kiến tại hội nghị, bà Hà Thị Nga, chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, đề nghị báo cáo kết quả công tác mặt trận năm 2021 cần bổ sung nội dung nắm bắt tình hình dư luận xã hội về vấn đề bạo lực gia đình, xâm hại trẻ em, mua bán người. Trên thực tế, hiện nay các vụ việc liên quan đến xâm hại trẻ em có chiều hướng tăng lên và có diễn biến phức tạp hơn.
Bà cũng góp ý cần nhấn mạnh thêm mong muốn của người dân và cử tri gửi tới các bộ, ngành để có cơ chế căn cơ, lâu dài hơn hỗ trợ người dân sớm ổn định cuộc sống trong đại dịch COVID-19.
Cùng quan điểm, thiếu tướng Võ Sở, chủ tịch Hội truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh Việt Nam, cho rằng trước diễn biến của dịch, MTTQ cần lưu tâm đến vấn đề quan tâm, chăm lo người lao động bởi hiện nay, các khu công nghiệp, nhà máy, công xưởng là những nơi tập trung nhiều người.
"Vai trò của MTTQ Việt Nam cần được thể hiện mạnh mẽ hơn để phối hợp với các sở, ngành tại địa phương đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân. Đồng thời tổ chức rà soát những người lao động tự do bị mất việc làm do ảnh hưởng của dịch bệnh để có chính sách chăm lo, hỗ trợ cho người lao động vượt qua khó khăn trong cuộc sống" - ông nêu.
Trong công tác đối ngoại nhân dân, công tác về người Việt Nam ở nước ngoài, ông Nguyễn Tài Phương, ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, đề xuất Mặt trận cần tổ chức các đoàn chuyên trách đến thăm, tiếp cận cụ thể đời sống của các cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, các doanh nghiệp, trí thức, lãnh đạo hội đoàn.
Đặc biệt, gắn kết được trong 500.000 trí thức và khoảng 200.000 doanh nhân hoạt động ở hầu khắp các lĩnh vực của đời sống xã hội trên toàn cầu. Đồng thời, thể hiện vai trò của Mặt trận thông qua việc tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của kiều bào khi về sống hoặc đầu tư ở trong nước.
Tổ chức 21.728 cuộc giám sát
Theo báo cáo của MTTQ 58/63 tỉnh, thành phố, mặt trận các cấp đã tổ chức 21.728 cuộc giám sát, trong đó cấp tỉnh chủ trì giám sát 454 cuộc, cấp huyện giám sát 3.327 cuộc, cấp xã giám sát 17.947 cuộc.
Tổng số hoạt động giám sát, phối hợp với các cơ quan hữu quan là 29.027 cuộc. Trong đó có 3 chuyên đề giám sát tiếp công dân, giám sát cán bộ, đảng viên và giám sát Luật đất đai được triển khai trong hệ thống MTTQ Việt Nam và các đoàn thể, đã kiến nghị nhiều nội dung xác đáng
Ngày 21/12: Có 16.325 ca mắc COVID-19, Hà Nội lại nhiều nhất cả nước với 1.704 ca Bản tin phòng dịch COVID-19 của Bộ Y tế cho biết có 16.325 ca mắc COVID-19 tại 62 tỉnh, thành phố; Hà Nội lại tiếp tục nhiều nhất cả nước với 1.704 ca; Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bến Tre, Phú Yên, Sóc Trăng. Thông tin về số ca mắc COVID-19 mới...