Assassin’s Creed: Unity lấy cảm hứng từ Romeo Juliet
Assassin’s Creed nổi tiếng với lối chơi hành động hấp dẫn, cốt truyện có chiều sâu, pha trộn giữa hư cấu và lịch sử. Còn tình yêu? Assassin’s Creed: Unity sẽ là con “chuột bạch” đầu tiên.
Mới đây, giám đốc sáng tạo của Assassin’s Creed: Unity – ông Alex Amancio đã tiết lộ một thông tin khá thú vị về phiên bản mới nhất chuẩn bị ra mắt vào dịp nghỉ lễ cuối năm nay, đó là cốt truyện trong game sẽ mang hơi hướm của vở bi kịch huyền thoại thế kỉ XVI – Romeo and Juliet.
Như chúng ta đã biết, Assassin’s Creed: Unity sẽ mang đến hai nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn tới cốt truyện, một là chàng sát thủ Arno Dorian – người mà gamer sẽ điều khiển và Elise – thành viên của tổ chức Templar. Alex cho biết Arno đã quen biết Elise một thời gian dài trước khi phát hiện ra gia đình cô phục vụ Templar, và điều đó bắt đầu tạo ra sự xung đột trong suy nghĩ cũng như hành động xuyên suốt chiều dài trò chơi của Arno.
Assassin’s Creed Unity – Một bi kịch tình yêu giữa hai con người thuộc hai thế giới.
Trong một đoạn trailer công bố cách đây không lâu, người xem cũng có thể thấy Arno phải ra tay giải cứu cho Elise khỏi vòng vây của quân đội ngay trước khi cô bị đưa lên máy chém. Phải chăng điều này gợi ý rằng Elise sẽ phản bội Templar và đi theo tiếng gọi của tình yêu hay Assassin’s Creed: Unity cũng sở hữu một kết cục bi thảm như Romeo and Juliet?
“Đây là điều mà chúng tôi đã muốn thực hiện từ rất lâu rồi. Đội ngũ phát triển cho rằng thế hệ hiện tại sẽ là thời điểm thích hợp để triển khai nó, nhằm mang tới một cốt truyện có chiều sâu và người lớn hơn. “
Video đang HOT
Theo một số nguồn tin khác cho biết, sau khi cha của Arno bị giết chết mà thủ phạm không ai khác là cha của Elise, gia đình phục vụ tổ chức Templar này đã nuôi nấng Arno để bày tỏ sự kính trọng đối với kẻ thù của mình. Cậu bé Arno lớn lên từng ngày cùng Elise và ngay cả cho tới khi đã trở thành thành viên của hội sát thủ vẫn không hề hay biết về sự thật này.
Elise được mô tả là một nữ nhân vật mang nhiều bộ mặt khác nhau.
Một thời gian sau. cha của Elise bị giết chết và cả Arno lẫn người bạn thời thơ ấu của mình đều muốn tìm ra kẻ chủ mưu là ai. Trong quá trình ấy, Arno mới biết được gốc gác của Elise và rắc rối từ đó bắt đầu. Nếu có điểm mới lạ nào mà fan hâm mộ đang trông đợi ở Assassin’s Creed: Unity thì chắc chắn, cốt truyện sẽ là một trong những yếu tố đáng lưu tâm.
Tình yêu luôn là yếu tố thường xuyên xuất hiện trong văn học, phim ảnh dù cho tác phẩm đó có đề tài hay thể loại gì đi chăng nữa. Bằng việc đưa vào Assassin’s Creed: Unity một mối quan hệ éo le và phức tạp như giữa Arno và Elise, liệu rằng Ubisoft có thể mang đến luồng gió mới nào cho cuộc xung đột giữa hai thế lực Assassin Order và Templar hay không? Chúng ta hãy cùng chờ đợi câu trả lời khi Assassin’s Creed: Unity được phát hành vào ngày 28/10 dành cho PS4, Xbox One và PC.
Theo Gamek
Vì sao phim ăn theo game thường chán?
Cùng lắng nghe quan điểm của các vị giáo sư trong lĩnh vực điện ảnh về vấn đề này.
Phát biểu với tờ USA Today, ông Kirk Kjeldsen - giáo sư tại cục điện ảnh của đại học Virginia Commonwealth ở Richmon, Vancouver đã cố gắng giải thích vì sao các bộ phim phỏng theo cốt truyện của các trò chơi điện tử hầu như luôn luôn thất bại một cách... khủng khiếp. "Game và phim là hai phạm trù hoàn toàn khác nhau" - lời khẳng định được vị giáo sư sử dụng mở đầu cho bài diễn giải bằng lý do tại sao bộ phim ăn theo Need For Speed đã không thể làm tốt hơn tại các phòng vé mặc dù nó đã kiếm lại toàn bộ kinh phí sản xuất ngay trong tuần đầu công chiếu.
Vậy vấn đề ở đây là gì? Hầu hết các câu chuyện trong phim đều được làm theo một khuôn mẫu truyền thống, đó là cấu trúc ba phần: mở đầu, thử thách và đoạn kết, trong khi các trò chơi điện tử ít khi được xây dựng một cách hoàn hảo với khuôn mẫu này. " Đưa một kịch bản phi tuyến tính vào khuôn mẫu cố định chẳng khác nào việc viết một bài hát dựa trên một bức tranh hay một tác phẩm điêu khắc vậy." - ông Kjeldsen nói.
" Nếu có bộ phim chuyển thể từ game nào có thể đạt đến tầm gây ấn tượng tới các nhà phê bình thì đó chỉ có thể là tác phẩm được ra mắt vào năm 2010, Prince of Persia: The Sands of Time". Bộ phim đã đạt doanh thu 90 triệu USD cùng sự khen ngợi từ một phần ba các nhà phê bình.
Theo ông Kjeldsen, bộ phim dựa trên tựa game nổi tiếng của Ubisoft này đã vạch ra con đường đúng đắn cho các sản phẩm tương tự: " Prince of Persia có lẽ là hướng đi tốt nhất cho các bộ phim phỏng theo cốt truyện của các trò chơi điện tử, đó là giữ lại những phần hấp dẫn nhất của trò chơi và bỏ đi tất cả các thứ còn lại."
Tuy nhiên, ông Wheeler Winston Dixon, giáo sư nghiên cứu điện ảnh tại đại học Nebraska - Lincoln lại có ý kiến khác. Theo ông Dixon, phần hay nhất ở một trò chơi đó là việc nó có thể... chơi được: "M ột lý do đơn giản khiến hầu như các bộ phim phỏng theo cốt truyện game đều thất bại đó là chúng không phải là thứ có thể tương tác được."
" Trong game, người chơi thực sự là ngôi sao của buổi diễn. Họ chỉ đạo các diễn viên, quyết định hướng phát triển của cốt truyện và quan trọng nhất, quyết định sẽ hạ gục kẻ nào để đi đến màn chơi tiếp theo. Khi khía cạnh này của game bị loại bỏ, người xem không còn cảm thấy mình là một phần của những gì đang diễn ra trên màn hình."
Ông Dixon còn cho biết thêm một nhận định khá thú vị: " Có thể trong tương lai gần thôi khi công nghệ phát triển, các trò chơi điện tử sẽ bắt đầu chơi được bởi chính các khác giả đang ngồi trong rạp chiếu phim. Nhưng trước khi thời điểm đó xảy ra, các bộ phim không bao giờ có thể thay thế được các trải nghiệm trong game."
Ngoài ra còn một yếu tố mà các chuyên gia ở trên chưa đề cập đến nhưng đa số những người chơi game như chúng ta đều dễ dàng nhận thấy, đó là thời lượng của phim kể cả khi dài nhất lên tới 3 tiếng cũng chưa thấm tháp gì so với những tựa game ngắn nhất. Chính vì phải cố gắng gói gọn nội dung game trong khoảng thời gian hạn hẹp như vậy nên thật sự rất khó để các nhà đạo diễn có thể tạo ra sản phẩm làm hài lòng cả fan hâm mộ trò chơi lẫn bộ phận khán giả thông thường.
Vậy theo bạn liệu rằng tất cả các bộ phim ăn theo game đều rất tệ? Liệu rằng các bộ phim phỏng theo cốt truyện của Assassin Creed, World of Warcraft và Angry Bird sắp ra mắt rồi sẽ lại thất bại? Hãy cùng chờ đợi và hy vọng điều đó không xảy ra.
Theo VNE
Assassin's Creed V có thể lấy bối cảnh ở Nga Sau khi Ubisoft phủ nhận bối cảnh Nhật Bản, những thông tin mới nhất cho rằng Assassin's Creed V sẽ diễn ra tại Nga thời kì Liên Xô cũ. Như chúng ta đã biết trong một thông tin công bố mới đây, giám đốc quản lý của Ubisoft Toronto kiêm vai trò phụ trách Assassin's Creed - Jade Raymond đã tiết lộ rằng...