Assassin’s Creed: Sự khởi đầu của một huyền thoại
Nhắc đến Assassin’s Creed, người ta thường nhắc đến bộ ba game về Ezio, hoặc những phần game của Connor, Edward hay mới đây là Bayek. Nhưng có một phiên bản mà có lẽ nhiều người chưa chơi qua bao giờ, và ai chơi rồi cũng mau chóng lãng quên. Đó là phiên bản đầu tiên – phiên bản đã khai sinh ra series này, Assassin’s Creed (2007).
Thật ra thì khởi đầu của Assassin’s Creed lại là một phiên bản của một series khác đang rất thành công của Ubisoft là Prince of Persia: Assassin. Dưới đây là một đoạn footage gameplay của phiên bản đó:
Nhưng Prince of Persia: Assassin lại chưa bao giờ được ra mắt, lý do là vì trong quá trình phát triển, nhận thấy nó đã đi quá xa so với cốt lõi của Prince of Persia nên Ubisoft quyết định thay đổi và biến nó thành một series riêng. Và thế là Assassin’s Creed ra đời.
Lần đầu xuất hiện tại E3 2006, Assassin’s Creed đã khiến mọi người kinh ngạc vì gameplay mới lạ, parkour tự do, số lượng NPC khá đông đúc, họ còn ngỡ đây là một đoạn phim CGI chứ chẳng phải game nữa rồi. Mà cũng đúng, bên cạnh Crysis thì Assassin’s Creed cũng là một “sát thủ phần cứng” năm 2007 vì yêu cầu cấu hình khá cao so với thời đó.
Và hiển nhiên là người ta cực kỳ trông đợi sự ra mắt của Assassin’s Creed. Ubisoft cũng kỳ vọng nó sẽ thành công lớn vì quả thực là họ đã đổ không ít thời gian và công sức vào nó – trên dưới 4 năm trời phát triển với engine Anvil mới. Khi mới ra mắt, quả thật đó là một cơn sốt nóng hổi. Lấy hình tượng từ nhóm sát thủ khét tiếng thế kỷ 12 – các Hashashin, và các hiệp sỹ Templar nổi tiếng. Một câu chuyện về cuộc chiến giữa hai phe phái để tranh giành Apple of Eden. Quả là hấp dẫn phải không?
Assassin’s Creed kể về cuộc chiến giữa hai phe Hashashin và các hiệp sỹ Templar để tranh giành Apple of Eden.
Assassin’s Creed cho chúng ta nhập vai vào Desmond Miles, người bị công ty Abstergo – hiện thân của Templar thời hiện đại – bắt cóc nhằm khai thác thông tin về Apple of Eden thông qua cỗ máy có thể truy cập vào các ký ức tổ tiên Desmond nằm sâu trong DNA của anh. Ngược dòng quá khứ, chúng ta nhập vai tổ tiên Desmond là một sát thủ của hội sát thủ tại Syria năm 1191 giữa cuộc Thập tự chinh thứ ba – Altair Ibn-La’Ahd.
Video đang HOT
Một sát thủ tài năng, trẻ tuổi nhưng kiêu ngạo, nhận nhiệm vụ thu hồi Apple of Eden đang cất giấu tại Nhà thờ Solomon ở Jerusalem, do quá tự tin và không nghe lời khuyên của đồng đội là Malik nên Altair đã tự tiện đối đầu với Grand master của Templar là Robert de Sable và bị quăng ra khỏi căn phòng, Malik và em trai Kadar thì bị kẹt lại. Một mình trốn thoát về tổng hành dinh của Hội tại Pháo đài Masyaf, Altair ngạc nhiên khi Malik trở về được và thành công khi thu hồi được Apple of Eden, nhưng Kadar đã chết và Malik yêu cầu Altair phải trả giá.
Sự bất cẩn của Altair cũng đã tạo nên cái cớ để Templar tấn công Masyaf, và dù sau đó Hội sát thủ đã đánh đuổi được Templar đi, Altair vẫn bị xử tội vì đã phản lại 3 lời thề của một sát thủ:
- Không giết người vô tội
- Không được để lộ danh tính
- Không được làm tổn hại đến Hội
Lẽ ra hình phạt cho Altair là cái chết, nhưng Mentor của Hội – Al Mualim lại tiếc tài năng của Altair. Ông giáng cấp Altair làm lính mới và giao cho anh nhiệm vụ tiêu diệt 9 tên Templar quyền lực ở Acre, Damacus và Jerusalem nhằm ngăn cản Templar mở rộng ảnh hưởng. Qua từng nhiệm vụ, Altair dần thấy được sự thật về những cổ vật là “Pieces of Eden”. Và khi hạ sát mục tiêu cuối cùng – Robert de Sable, hắn cho Altair biết còn một Templar thứ 10, đó chính là Al Mualim, ông ta âm mưu độc chiếm Apple of Eden cho riêng mình nên mới giao cho Altair đi ám sát 9 Templar còn lại.
Cùng với các sát thủ chưa bị điều khiển bởi Apple of Eden, Altair đánh bại Al Mualim, sau đó khi kích hoạt Apple of Eden, Altar ngạc nhiên khi nhìn thấy Quả táo đang hiển thị một bản đồ ba chiều cho thấy địa điểm của các cổ vật tương tự được chôn giấu khắp thế giới. Đến đây cũng là kết thúc của game.
Như vậy, cốt truyện của game nói đúng ra khá đơn giản: một cuộc tranh đấu giữa hai tổ chức nhằm tranh giành một báu vật. Vì vậy để hấp dẫn người chơi, Assassin’s Creed cần truyền tải nó sao cho thật hấp dẫn, và đáng tiếc là cách truyền tải nội dung của game khá là nhạt nhẽo. Chúng ta đến 1 thành phố, tìm đầu mối, hạ sát mục tiêu, quay về Masyaf báo cáo, rồi lại lặp lại vậy. Mới đầu chơi thì còn hào hứng, nhưng sau 3-4 lần liên tiếp thì sẽ chán dần và cố mà chơi qua cho xong, hệ thống nhiệm vụ phụ cũng ít ỏi và… chán không kém. Đó là chưa kể các nhân vật được khắc họa và phát triển cũng khá là nửa vời, không để lại ấn tượng gì nhiều.
Thế nhưng, game vẫn có những điểm rất tốt: đồ họa rất đẹp vào thời điểm năm 2007 với tông màu xanh xám và cổ kính nhằm làm nổi bật sự cổ xưa. Hệ thống di chuyển, parkour rất tốt vào lúc đó, và cách ám sát thì khá hấp dẫn (ai mà không thấy cái hidden blade ngầu bá cháy chứ hả?). Gameplay của Assassin’s Creed khiến người ta thích thú (trèo lên nóc tòa nhà cao vút, ngắm thành phố cái rồi nhảy cái ùm xuống đống rơm – bao ngầu, bao phê). Dĩ nhiên vẫn có những hạn chế nhất định trong gameplay, ấy là so với những hậu bản, còn ở thời điểm nó ra mắt, gameplay của Assassin’s Creed thực sự tỏa sáng.
Vì vậy, tốt có, dở có, Assassin’s Creed khiến người ta tranh luận xem thực sự thì nó hay hay dở? Gameplay hay, đồ họa đẹp nhưng cốt truyện quá đơn giản đến nhàm chán, cách khai thác cốt truyện ấy còn nhàm chán hơn. Và muốn hoàn thành game thì ít nhất bạn phải bỏ ra 15-20 tiếng, khá là nhiều. Nhưng thành công của nó là không thể phủ nhận (đến trước khi Assassin’s Creed II ra mắt thì Assassin’s Creed đã bán được khoảng 8 triệu bản cho ba hệ máy PS3/Xbox 360/PC), thành công đó là đủ để Ubisoft tiếp tục, và những gì xảy ra sau đó chúng ta đều đã biết: Assassin’s Creed II ra đời và chính thức biến series này thành một thương hiệu lớn và lượng fan ngày càng đông.
Với vai trò kẻ tiên phong, Assassin’s Creed đã làm khá tốt, nhưng có lẽ người ta nhìn lại thì lẽ ra nó đã có thể tốt hơn thế. Dù sao, nếu bạn là fan cứng của series, vẫn nên chơi thử 1 lần, để tôn trọng tựa game đã khai sinh cả series.
Theo GameK
Assassin's Creed 2019 sẽ được đặt trong bối cảnh Hy Lạp cổ đại?
Tiếp nối thành công của Origins, Assassin's Creed phiên bản Hy Lạp chắc chắn sẽ còn tạo thêm nhiều bất ngờ cho cộng đồng game thủ.
Theo thông tin vừa được VG247 đăng tải, phiên bản Assassin's Creed tiếp theo sẽ được phát hành trong năm 2019 với bối cảnh đặt ở thời kỳ Hy Lạp cổ đại. Như vậy, sau khi phiêu lưu ở Ai Cập, Assassin's Creed sẽ quay trở lại khu vực Châu Âu quen thuộc.
Được biết, Assassin's Creed là dòng game hành động lén lút do Ubisoft sản xuất và phát hành từ năm 2007. Lấy chủ đề về sự tranh đấu giữa hai tổ chức cổ đại là Assassins (Sát thủ) và Knights Templar (Hiệp sĩ dòng Đền), Assassin's Creed đã đưa người chơi đến với nhiều bối cảnh khác nhau trong lịch sử nhân loại.
Ở thời điểm hiện tại, tính trên tất cả các nền tảng, Assassin's Creed đã có tổng cộng 20 phiên bản (cả chính lẫn phụ). Với 100 triệu bản đã được bán ra, sản phẩm của Ubisoft hiện đang đứng thứ 17 trên bảng xếp hạng 100 dòng game bán chạy nhất mọi thời đại.
Ở phiên bản gần nhất trong năm 2017, Ubisoft đã đặt tên cho sản phẩm là Assassin's Creed: Origins. Game kể về hội sát thủ đầu tiên trên thế giới được xuất hiện trong thời Ai Cập cổ đại. Với nhiều cải tiến về lối chơi và nội dung, Assassin's Creed: Origins đã nhận được đánh giá cao từ cả phía người chơi lẫn giới phê bình.
Tiếp nối thành công của Origins, Assassin's Creed phiên bản Hy Lạp chắc chắn sẽ còn tạo thêm nhiều bất ngờ cho cộng đồng game thủ. Tuy nhiên, để có được những cái nhìn đầu tiên về tựa game này, có lẽ chúng ta sẽ phải chờ đợi thêm trong một thời gian nữa.
Theo GameK
Cười rụng rốn: Assassin's Creed Origins che hết "phần nhạy cảm" của tượng cổ vì sợ bị phê phán Dù tựa game được đánh giá là phù hợp cho người trên 18 tuổi, thế nhưng "cẩn tắc vô áy náy", Ubisoft vẫn che hết những gì họ có thể che trong chế độ mới của Assassin's Creed Origins Mới đây, để chứng minh sự hoành tráng của thế giới game cũng như chứng tỏ rằng đội ngũ phát triển Assassin's Creed Origins...