Assassin’s Creed 3 Remastered công bố cấu hình PC, sẽ không phải một bản nâng cấp “hời hợt”
7 năm sau ngày phát hành, Assassin’s Creed 3 cũng sắp chào phiên bản nâng cấp vào tuần tới.
Theo nhà sản xuất Ubisoft, tựa game này sẽ không đơn giản chỉ dừng lại ở mức tỉa tót đồ họa và cải tiến chút ít về mặt âm thanh, mà còn thay đổi rất nhiều về mặt cơ chế lối chơi. Cụ thể, nó sẽ thay đổi cách bạn bắn tên (ngắm tự do thay vì bị khóa theo mục tiêu), thêm khả năng huýt sáo dụ địch và thi triển 2 pha triệt hạ âm thầm cùng một lúc. Mini-map cũng được tinh chỉnh lại để tiện quan sát hơn.
Về mặt hình ảnh, mật độ đám đông đã được tăng lên, với màu da chân thật hơn và tán lá tự nhiên hơn. Trò chơi sẽ hỗ trợ độ phân giải 4K và HDR, và bao gồm tất cả nội dung DLC, cũng như một bộ sưu tập trang phục lấy từ các trò chơi sau này.
Assassin’s Creed 3 Remastered sẽ chính thức xuất hiện vào ngày 29 tháng 3. Bạn sẽ tự động nhận được nó nếu đã sở hữu vé Season Pass của Assassin’s Creed Odyssey. Tham khảo mức cấu hình tối thiểu, đề nghị và 4K bên dưới.
Tối thiểu cho độ phân giải 1080 – tốc độ 30 khung hình/giây
Hệ điều hành: Windows 7 SP1, Windows 8.1, Windows 10 (chỉ phiên bản 64 bit)
Bộ xử lý: Intel Core i5 2400 @ 3.1 GHz, AMD FX 6350 @ 3.9 GHz
RAM: 8GB
Card đồ họa: Nvidia GeForce GTX 660, AMD Radeon R9 270X (VRAM 2GB với Shader Model 5.0)
Video Preset: Lowest (Thấp nhất)
Video đang HOT
Đề nghị cho độ phân giải 1080 – tốc độ 30 khung hình/giây
Hệ điều hành: Windows 7 SP1, Windows 8.1, Windows 10 (chỉ phiên bản 64 bit)
Bộ xử lý: Intel Core i5 3470 @ 3.2 GHz, AMD FX 8350 @ 4.0 GHz
RAM: 8GB
Card đồ họa: Nvidia GeForce GTX 770 (4GB) hoặc AMD Radeon R9 280X (3GB) trở lên
Video Preset: High (Cao)
Đề nghị cho độ phân giải 1080 – tốc độ 60 khung hình/giây
Hệ điều hành: Windows 7 SP1, Windows 8.1, Windows 10 (chỉ phiên bản 64 bit)
Bộ xử lý: Intel Core i7 3770K @ 3.5 GHz, AMD FX 8350 @ 4.0 GHz
RAM: 8GB
Card đồ họa: Nvidia GeForce GTX 970, AMD Radeon R9 290X
Video Preset: High (Cao)
Cấu hình cho độ phân giải 4K – tốc độ 30 khung hình/giây
Hệ điều hành: Windows 10 (chỉ phiên bản 64 bit)
Bộ xử lý: Intel Core i7 4790 @ 3.6 GHz, AMD Ryzen 5 1500X @ 3.5 GHz
RAM: 8GB
Card đồ họa: Nvidia GeForce GTX 1070 hoặc Radeon RX Vega56 hoặc tốt hơn
Video Preset: High (Cao)
Theo Game4V
Trên tay Gigabyte GTX 1660 OC 6G: Bản nâng cấp đáng giá của card đồ họa tầm trung
Nếu bạn đang sử dụng GTX 1060 hãy tiết kiệm tiền để có thể nâng cấp lên những chiếc card đồ họa cóhiệu năng chênh lệch cao hơn hẳn như RTX 2060 hoặc 2070 đang có mức giá cũng rất tốt.
Còn nếu bạn mới mua máy tính hoặc sử dụng những chiếc GTX 1050ti đổ lại thì Gigabyte GTX 1660 và GTX 1660Ti thực sự đáng giá để xuống tiền đấy!
Dường như RTX sinh ra chỉ để cho những người có tiền bởi cho đến hiện tại, sau vài lần điều chỉnh giá thì RTX vẫn thực sự nằm ngoài tầm với của rất nhiều game thủ. Nhưng với vị thế là một ông lớn trên thị trường thì Nvidia vẫn có thể xoay chuyển tình thế ở thị trường tầm trung một cách mượt mà hơn với quân bài truyền thống GTX. Điển hình là những quân bài 1660 Ti và 1660 ở thời điểm hiện tại.
GTX 1660 Ti và 1660 vẫn mang trong mình kiến trúc Turing nhưng bị lược bỏ 2 bộ nhân Tensor và RT. Ngoài ra GTX 1660 Ti và 1660 vẫn sẽ tái sử dụng bộ nhớ GDDR5. Vậy thì 2 chiếc card GTX thế hệ mới này liệu có đáng để mua? Câu trả lời là còn tùy vào nhu cầu của từng game thủ. Nhưng trước tiên hay chiêm ngưỡng một trong những chiếc GTX 1660 xuất hiện sớm nhất trên thị trường với thương hiệu đình đám Gigabyte
Bình mới...
Một trong những ưu điểm của những chiếc GTX 1660 và 1660Ti thế hệ mới là cơ hội được "ăn theo" những gì mà RTX đang có. Tất nhiên là chúng ta đang nói đến dáng vẻ bên ngoài của cả vỏ hộp lẫn thiết kế của card đồ họa.
Phần vỏ hộp mới của Gigabyte GTX 1660 OC vẫn có nét gì đó quen thuộc mang thiết kế chung của card đồ họa thương hiệu Gigabyte nhưng lại có những ngôn ngữ mới mang dáng dấp hiện đại, cứng cáp và dữ dằn được thêm vào khiến cảm giác như Gigabyte GTX 1660 OC "ngon lành" hơn những người anh em GTX 1000 series cách đây 3 năm.
Còn đối với bản thân chiếc card đồ họa, đó là một bước tiến lớn về mặt thiết kế. Kế thừa toàn bộ vẻ đẹp của dòng card đồ họa Gigabyte RTX 2000 series, Gigabyte GTX 1660 và 1660 Ti với bộ khung vuông vức cứng cáp, phối màu đen xám bạc hiện đại cùng những đường nét trông khác xa so với những gì chúng ta được thấy trên những phiên bản card đồ họa tầm trung cũ.
Thậm chí phần đầu của chiếc card đồ họa, còn được bao bọc bởi thiết kế khép kín giữa phần khung nhựa phía trước kết hợp với backplate cũng bằng nhựa phía sau. Không ai còn phải thấy cảnh ngón tay bị trầy xước vì vô tình đụng phải miếng nhôm trên dàn tản và cũng chẳng ai thấy chúng phải cong cong thiếu thẩm mĩ vì ai đó lỡ đụng phải.
Do không còn nhân Tensor và RT nên chiếc card đồ họa này có phần mát mẻ và tiết kiệm điện hơn hẳn. Chúng tôi chỉ thấy 2 ống đồng nhỏ chạy trên khắp dàn tản cùng một cổng nguồn 8 pin cấp thêm điện cho card mà thôi. Dàn tản nhiệt thì lại được kế thừa hệ thống quạt Windforce trứ danh của Gigabyte như các dòng sản phẩm khác. Ấy mà nhắc đến cổng cấp nguồn phụ 8 pin này thì mới thấy nó nằm lọt hẳn vào trong bộ khung của card trông thì có vẻ kín đáo an toàn ấy nhưng mà không ít những bộ nguồn dây ngắn sẽ phải gặp khó khi gặp phải vị trí cổng cắm hơi dị thường này.
Cổng xuất hình của Gigabyte GTX 1660 OC cũng được lược bỏ những cổng kém thông dụng như DVI-D mang lại sự thông thoáng cho phần thoát khí phía sau case.
Đồ uống cũng mới!
Cũng giống như GTX 1660 Ti, GTX 1660 sở hữu một kiến trúc mới với hiệu năng cao hơn chứ không phải là một phiên bản Pascal được làm mới lại trong một bộ vỏ cũ. Tuy không có khả năng Ray Tracing và DLSS như những chiếc RTX nhưng nhân đồ họa bên trong GTX 1660 vẫn có Turing Mesh Shaders (gọi tắt là Turing Shaders), một tính năng tạo các lớp đổ bóng chi tiết hơn cho hệ thống dựng hình 3D rasterized truyền thông.
Những thử nghiệm sơ bộ trên GTX 1660 cho thấy phiên bản này mạnh mẽ hơn khoảng 15-20% so với GTX 1060 và chỉ thua kém 1660Ti một chút không đáng kể.
Khi mà GTX 1060 đang có mức giá cực kì thấp như trong thời điểm hiện tại thì bước giá để tiến đến GTX 1660 hay 1660Ti lại là một con số khá tương đối. Vây thì thay thế GTX 1060, người dùng GTX 1660 hay GTX 1660Ti được hưởng lợi gì? Điều dễ dàng nhận thấy nhất là một mức hiệu năng tốt hơn để có thể gồng gánh những tựa game mới trong tương lai. Bên cạnh đó những cải tiến về mặt thiết kế sản phẩm cũng giúp game thủ có một cỗ máy ưa nhìn hơn. Ngoài ra những thế hệ driver mới của Nvidia thì luôn dành sự hỗ trợ đầy ưu ái cho những đứa con mới và từng bước đưa những đứa con đã cũ đi vào dĩ vãng.
Để tổng kết cho bài đánh giá thì chỉ có một vài điểm chính mà chúng tôi muốn đề cập cho các game thủ để bớt hoang mang khi phân vân giữa GTX 1660 với GTX 1060/1070 hay RTX 2060. Nếu bạn đang sử dụng GTX 1060 hãy tiết kiệm tiền để có thể nâng cấp lên những chiếc card đồ họa có hiệu năng chênh lệch cao hơn hẳn như RTX 2060 hoặc 2070 đang có mức giá cũng rất tốt. Còn nếu bạn mới mua máy tính hoặc sử dụng những chiếc GTX 1050ti đổ lại thì Gigabyte GTX 1660 và GTX 1660Ti thực sự đáng giá để xuống tiền đấy!
Theo GameK
Assassin's Creed 3 Remastered chính thức ấn định ngày phát hành trên PC & PS4 Ubisoft vừa công bố phiên bản nâng cấp của Assassin's Creed 3 sẽ cập bến PC, PS4 và Xbox One vào ngày 29 tháng 3 tới. Đúng như thông tin rò rỉ trước đó, Assassin's Creed 3 Remastered chuẩn bị xuất hiện vào cuối tháng tới. Nhân dịp này, hãng Ubisoft cũng tranh thủ đăng tải đoạn trailer mới giới thiệu sự cải...