Assad: Syria đã không lầm trong việc chọn bạn bè
Tổng thống Assad vừa có cuộc trao đổi khá thẳng thắn về tiến trình hòa bình Syria và vai trò quan trọng của Nga đối với nước này và khu vực.
Đàm phán Geneva: Chưa nói đến được điều gì
Trong cuộc phỏng vấn độc quyền dành riêng cho Sputnik, Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã kể về tầm nhìn của ông với giải pháp hòa bình ở đất nước, sự hợp tác Nga-Syria và đánh giá về vai trò của Moscow trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố.
Trong cuộc đàm đạo với Tổng Giám đốc Hãng thông tấn quốc tế “Rossiya Segodnya” Dmitry Kiselev, ông Bashar Assad đã đánh giá về cuộc đàm phán Geneva, đề cập đến mối quan hệ hữu nghị Moscow-Damascus và niềm tin của người Syria đặt vào Nga trong cuộc chiến chống IS.
Trong cuộc phỏng vấn, câu hỏi đầu tiên mà ông Kiselev đặt ra đối với Tổng thống Assad là có khoảng bao nhiêu người tị nạn đã buộc phải rời khỏi đất nước mình và nguyên nhân gì khiến họ chạy trốn khỏi Syria? Còn có bao nhiêu người di tản trong nội địa Syria? Tôi muốn làm rõ câu hỏi này.
Ông Assad cho biết, đương nhiên, không thể đánh giá chính xác về số lượng dân di cư từ Syria, hoặc những người tản cư trong nội địa đất nước. Chính phủ chỉ có thể định ra một con số áng chừng nào đó, bởi vì có những người di tản ở trong Syria, nhưng họ không đăng ký.
Tuy vậy, Tổng thống Syria cho rằng, vấn đề không phải là những con số mà là những điều đọng sau đó. Cho đến tận bây giờ, nhiều quốc gia vẫn đổ lỗi về cuộc nội chiến cho chính Syria và bản thân ông, đồng thời không xúc tiến công việc nghiêm túc để giải quyết vấn đề người tị nạn nước này.
Chủ nghĩa khủng bố là vấn đề đích thực. Chúng ta cần đấu tranh với nó trên cấp độ quốc tế, vì khủng bố không chỉ động chạm đến riêng Syria, mà còn đang còn hiện hữu ở Iraq và đã vươn vòi bạch tuộc khủng khiếp sang cả châu Âu.
Chủ nghĩa khủng bố được sự ủng hộ trực tiếp của Thổ Nhĩ Kỳ, của hoàng gia cầm quyền ở Saudi Arabia, cũng như của các nước phương Tây, đặc biệt là Pháp và Anh. Ông cho rằng, vấn đề chủ nghĩa khủng bố hệ trọng hơn nhiều so với vấn đề con số ước tính lượng người tị nạn.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc đánh giá qui mô phá hủy và sự thiệt hại mà Syria gánh chịu trong mấy năm lại đây, Tổng thống Assad cho biết, theo ước tính sơ bộ, tổn thất kinh tế và thiệt hại về cơ sở hạ tầng của đất nước đã vượt quá con số 200 tỷ USD.
Tổng thống Syria Bashar al-Assad trong cuộc phỏng vấn độc quyền của Sputnik
Các vấn đề kinh tế có thể giải quyết trực tiếp ngay sau khi tình hình Syria ổn định trở lại. Nhưng khôi phục cơ sở hạ tầng đòi hỏi khoảng thời gian dài mà chỉ sức lực của Syria thì sẽ không làm được, đo đó, cộng đồng quốc tế cần phải có sự hỗ trợ xứng đáng cho nước này.
Video đang HOT
Ông Assad cho biết, nước này đã bắt tay vào công việc tái thiết cơ sở hạ tầng của đất nước ngay cả trước khi kết thúc cuộc khủng hoảng, để có thể giảm thiểu tác động của nó đối với các công dân Syria và đồng thời giảm bớt dòng người di cư ra nước ngoài và chạy loạn trong đất nước.
Trên thực tế, nhiều người đã rời khỏi cả những khu vực an toàn của đất nước vì mức sống sa sút, do không đủ khả năng đảm bảo cho bản thân những nhu cầu thiết yếu. Vì vậy, nhà nước cần phải thi hành những bước đi cơ bản nhất để cải thiện tình hình kinh tế và tình hình trong lĩnh vực dịch vụ.
Tổng thống Syria cho rằng, đó chính là những điều mà chính quyền Damascus cảm thấy cần thiết và đang làm để khôi phục đất nước. Tuy nhiên, điều kiện cần là các bên phải thực hiện đầy đủ hiệp định ngừng bắn để tạo điều kiện hòa bình để tái thiết đất nước.
Về câu hỏi đánh giá như thế nào về kết quả các cuộc đàm phán ở Geneva về Syria, vừa kết thúc tuần trước, ông Assad nói rằng, hiện giờ chưa thể đánh giá là các cuộc đàm phán Geneva đã đạt được cái gì. Tuy nhiên, chính quyền Damascus đã bắt đầu những bước đi cơ bản, chính là hoạch định những nguyên tắc nền tảng cho các cuộc thương lượng.
Chủ yếu chính quyền Syria sẽ làm việc với ông De Mistura (đặc phái viên Liên Hợp Quốc về vấn đề Syria), chứ không phải là với phía lực lượng đối lập. Syria sẽ còn thảo luận và đối thoại về tài liệu này trong thời gian các vòng thương lượng tiếp theo.
Ông Assad nói rằng, hiện nay, những gì đã đạt được trong vòng đàm phán trước, chỉ mới dừng lại ở mức độ bắt đầu vạch ra đường lối cho cuộc đàm phán hữu ích và nếu các bên tiếp tục đường lối này thì những vòng tiếp theo sẽ mang tính xây dựng và hiệu quả hơn.
Theo_Báo Đất Việt
Tổng thống Assad: Erdogan 'mất hết dây thần kinh' khi Nga tham chiến
Tổng thống Syria Bashar Assad đã nói gì khi lần đầu tiên ông lên tiếng về vụ máy bay Nga bị bắn rơi? Ông Assad cho rằng Ankara đã 'mất hết các dây thần kinh' khi Nga bắt đầu tham chiến.
Tổng thống Syria Bashar Assad trả lời phỏng vấn đài truyền hình của Cộng hoà Séc.
Kênh RT ngày 2/12/2015 đã đăng tải một số nội dung chính được trích dẫn từ một cuộc phỏng vấn do kênh truyền hình của Cộng hoà Séc đăng tải, trong đó, có nhân vật khách mời chính là Tổng thống Syria Assad.
Trong cuộc phỏng vấn và trả lời câu hỏi đáng chú ý này, lần đầu tiên nhà lãnh đạo của đất nước Syria đang gặp khốn khó tại Trung Đông đã nói ra nhận định và bình luận của ông về sự kiện quân đội Thổ Nhĩ Kỳ cho máy bay tiêm kích bắn hạ một máy bay ném bom chiến thuật Su-24 của Nga hôm 24/11 vừa qua trên khu vực gần biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria.
Vụ máy bay Nga bị bắn rơi
Theo Tổng thống Syria Assad, việc bắn hạ máy bay quân sự Nga của Thổ Nhĩ Kỳ đã bộc lộ ý đồ và mối quan tâm thực sự của Ankara trong cuộc chiến chống khủng bố IS ở Syria.
Nhà lãnh đạo Syria cho rằng, cá nhân ông tin rằng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã "mất hết các dây thần kinh" khi chứng kiến thực tế quân đội của Nga làm thay đổi cân bằng trên mặt trận ở Syria.
"Sự thất bại của Erdogan ở Syria cũng chính là thất bại của các nhóm quân do Ankara tài trợ. Điều này đồng nghĩa với sự sụp đổ chính trị có thể nhìn thấy của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan.
Chính vì vậy, ông ấy (Erdogan) muốn làm mọi thứ để có gạt bỏ những gì cản trở ý định của mình" - Tổng thống Syria Bashar Assad đưa ra bình luận, cáo buộc nhà lãnh đạo nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan trong cuộc phỏng vấn.
"Chính vì vậy Erdogan đã làm điều đó (bắn rơi máy bay Nga). Nhưng, tôi không nghĩ rằng, hành động của Erdogan có thể thay đổi đổi được tình hình. Cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố vẫn đang tiếp tục được tiến hành".
Về sự kiện máy bay Nga bị bắn hạ trên lãnh thổ Syria (theo tuyên bố của ông Assad-PV), nhà lãnh đạo Syria nhận định rằng biến cố này sẽ không tác động nhiều đến các cuộc đàm phán hoà bình tại đất nước đang bị chiến tranh tàn phá mà trong đó ông vẫn là một nhà lãnh đạo đúng luật pháp.
"Tôi cho rằng, biến cố đã cho thấy sự không hề nao núng của ông Erdogan, người, theo chúng tôi đã "mất hết các dây thần kinh" chỉ vì thực tế là sự can thiệp quân sự của Nga đã làm thay đổi cân bằng thế trận".
Ông Assad chỉ ra rằng, sự tham gia của quân đội Nga để giải quyết tình hình tại Syria sẽ càng ngày càng mạng hơn.
Báo Nga RT cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những quốc gia ủng hộ Mỹ và liên minh của phương Tây đang mong muốn Tổng thống Assad phải từ bỏ quyền lực từ hôm 24/11 đến nay vẫn khăng khăng cho rằng nước này bắn hạ máy bay Nga vì phi cơ Nga xâm phạm không phận Thổ trong 17 giây chứ không vì lý do nào khác.
Ankara cũng tuyên bố rằng, quân đội nước này đã cảnh báo phi công Nga trước khi cho tên lửa từ máy bay tiêm kích F-16 bắn hạ tài sản quân sự của Nga, nhưng, điều này trái ngược hoàn toàn với những thông tin do Nga, Syria và 1 trong 2 phi công đã may mắn thoát chết tường thuật lại.
Cáo buộc việc tài trợ cho khủng bố
Trong cuộc phỏng vấn với truyền hình Séc, Tổng thống Assad cũng cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia và Qatar là những quốc gia có sai lầm lớn nhất trong cuộc chiến chống IS nói chung và chủ nghĩa khủng bố nói riêng.
Ông Assad buộc tội các cường quốc khu vực này cùng với phương Tây đã hỗ trợ cho những tay súng khủng bố và biến Syria chở thành một trung tâm của chủ nghĩa khủng bố quốc tế.
"Nếu muốn chiến đấu và đánh bại khủng bố, cần phải cắt đứt và cô lập các nguồn cung tiền, trang bị và hoạt động tuyển mộ của khủng bố vốn chủ yếu chảy qua Thổ Nhĩ Kỳ và với sự giúp đỡ của Saudi Arabia và Qatar" - Tổng thống Assad tuyên bố.
Trong cuộc phỏng vấn, ông Assad cũng nhấn mạnh rằng điều kiện tương tự cũng cần phải áp dụng đối với cái mà ông gọi là "tiến trình giải hoà" ở Syria nếu cuộc khủng hoảng tại đất nước này được giải quyết.
Tổng thống Nga Putin là một trong những lãnh đạo cao cấp của Nga từng lên án, cáo buộc chính quyền Ankara của Tổng thống Erdogan hỗ trợ khủng bố thông qua hoạt động mua dầu của IS khai thác trộm trên lãnh thổ Syria.
Sẵn sàng ân xá cho các phe, nhóm đối lập
Theo ông Assad, có những nhóm khủng bố gây chiến vì tiền, có những nhóm khác gây chiến vì sợ hãi và họ có thể được hưởng ân xá nếu hạ vũ khí như là một phần của các thoả thuận và cam kết với chính quyền Syria.
"Khi các nhóm phiến quân hạ vũ khí để quay lại cuộc sống bình thường, chính quyền sẽ cho họ quyền ân xá. Sẽ không có xử án, các bạn (các nhóm phiến quân-PV) được tự do trở lại cuộc sống yêu bình...
Tuy nhiên, IS, Al Nusra, Al Qaeda... đã không buông súng, quyết không từ bỏ vũ khí. Họ không sẵn sàng đàm phán với chính phủ Syria" - ông Assad nói.
Khi nói về khả năng đàm phán ngừng bắn giữa chính quyền Syria và các phe nhóm đối lập, Tổng thống Syria Assad cho biết khả năng được điều đó là khá thực tế trong một cuộc đàm phán ở Praha, thủ đô của Séc sắp tới.
Quan sát đa chiều
Xin được nhắc lại rằng, đây là những tuyên bố của Tổng thống Syria khi nói về tình hình Syria, sự kiện bắn rơi Su-24 của Nga, cáo buộc của ông nhằm vào chính quyền và cá nhân Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan trên quan điểm của chính phủ Syria trong cuộc phỏng vấn với truyền hình Cộng hoà Séc.
Với các cáo buộc nói rằng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ làm ăn, hỗ trợ khủng bố, như các phương tiện truyền thông quốc tế trước đó cũng đã đăng tải nhiều, trong đó các tờ báo lớn của thế giới cũng đã dẫn lời biện hộ của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan nói rằng "nếu chứng minh được ông, thân nhân và chính quyền của ông có làm ăn mờ ám với khủng bố thì đích thân ông sẽ từ chức".
Các nhà lãnh đạo, các cơ quan tối cao của Nga cũng đã đưa ra những cáo buộc tương tự những gì Tổng thống Syria đã nói ra nhằm vào Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan nhưng đến nay vẫn chưa có những bằng chứng cụ thể được trình bày.
Nếu chỉ quan sát các sự kiện từ một góc nhìn, một nguồn tin cục bộ sẽ khó có thể nhận định được bản chất của vấn đề đang khiến cả thế giới quan ngại.
Quan hệ Nga - Thổ được cho là sẽ còn căng thẳng và điều này sẽ không thể chấm dứt trong một sớm một chiều.
Hoà Bình
Theo_Người Đưa Tin
Vũ khí nào khiến IS kinh sợ nhất? Ngay đầu tuần, cộng đồng thế giới lại bị một phen rúng động trước loạt vụ tấn công khủng bố kinh hoàng nhằm vào thủ đô Brussels của Bỉ. Sau thủ đô Paris xinh đẹp, đến lượt thủ đô Brussels yên bình trở thành nạn nhân của chủ nghĩa khủng bố tàn bạo và vô nhân tính. Ảnh minh họa Máu đã đổ,...