Assad không thể bị đánh gục?
Nếu như trong gần 2 năm đầu của cuộc nổi dậy ở Syria, người ta ngỡ như rằng, số phận của Tổng thống Bashar al-Assad sắp được phán quyết, chính quyền của ông này sẽ nhanh chóng sụp đổ trước những cuộc tấn công như vũ bão của phe nổi dậy được tiếp sức bởi sức mạnh từ các cường quốc phương Tây. Tuy nhiên, trong vòng gần một năm trở lại, chiến trường cũng như chính trường Syria đã có cú đảo chiều ngoạn mục khi càng đánh Tổng thống Assad càng mạnh lên, chiếc ghế của ông dường như càng vững hơn.
Tổng thống Assad
Thực tế cho thấy, chính quyền của ông Assad đang gặp “thiên thời địa lợi nhân hòa” khi quân của ông liên tiếp giành chiến thắng trên chiến trường, phe nổi dậy ngày một thất bại và ngày một chia rẽ, cùng với đó là sự giúp đỡ nhỏ giọt của phương Tây cho phe nổi dậy và sự ủng hộ ngày càng tăng của người dân dành cho chính quyền Syria.
Lúc này, nhiều người bắt đầu tin rằng, chính quyền của ông Assad sẽ tiếp tục sống sót và tồn tại bởi ít nhất trong vòng 6 tháng qua, quân đội trung thành với ông đã giành thế thượng phong trên chiến trường.
Rõ ràng, trong suốt nhiều tháng qua, quân đội trung thành với Tổng thống Assad đang tiến những bước vững vàng và mạnh mẽ trên một loạt mặt trận ở ngoại ô thủ đô Damacus và ở phía bắc đất nước – nơi từng là trận địa tung hoành của lực lượng nổi dậy.
Quân chính phủ đã gặt hái được những thắng lợi lớn nhất ở các khu vực ngoại ô phía nam của thủ đô Damascus nhờ vào sự trợ giúp đắc lực từ nhóm chiến binh chuyên nghiệp Hezbollah đến từ Li-băng và thành phần các chiến binh người Shiite đến từ Iraq. Quân của ông Assad đã chiếm được hàng loạt thành phố từ tay phe nổi dậy từ ngày 11/10. Không chỉ phá vỡ dần được vòng vây mà lực lượng nổi dậy từng thắt chặt quanh thành trì quyền lực của ông Assad, quân đội còn giáng cho đối thủ những đòn chí tử.
Ngoài chuỗi trận chiến thắng liên tiếp ở ngoại ô thủ đô Damascus , quân chính phủ còn phát động chiến dịch tấn công dồn dập phe nổi dậy ở phía bắc. Phe nổi dậy từng làm mưa làm gió ở khu vực phía bắc Syria khi chiếm được phần lớn lãnh thổ ở đây và dựng lên thành trì vững chắc của họ. Tuy nhiên, trong suốt nhiều tháng qua, các thành trì phía bắc của phe nổi dậy liên tục thất thủ và lung lay vì những đòn đánh mạnh mẽ từ quân chính phủ. Đáng chú ý nhất là trận chiến ở Aleppo – thành phố lớn nhất và cũng từng là trung tâm thương mại của Syria . Chiến thắng của quân chính phủ ở Aleppo khiến phe nổi dậy hoảng sợ bởi điều đó cho thấy, khả năng kiểm soát khu vực phía bắc của họ đang mong manh hơn bao giờ hết.
Rõ ràng, nhìn vào thế trận hiện nay, quân đội trung thành với Tổng thống Assad đang giành lợi thế, đang dồn ép phe nổi dậy trên mọi mặt trận. Diễn biến này giúp củng cố vị thế cho ông Assad. Quân chính phủ càng thắng trên chiến trường thì chính quyền của ông Assad càng dễ dàng bác bỏ những yêu cầu của phe nổi dậy hơn trong hội nghị sắp tới ở Geneva bởi ai nắm lợi thế trên chiến trường đồng nghĩa với việc nắm lợi thế trên bàn đàm phán.
Phe nổi dậy càng lúc càng suy yếu
Khi cuộc nổi dậy ở Syria bước vào năm thứ ba thì người ta cũng chứng kiến lực lượng nổi dậy ở nước này ngày một suy yếu và bị chia rẽ.
Video đang HOT
Phe nổi dậy rời rạc, chia năm xẻ bảy bởi nhũng cuộc đấu đá nội bộ huynh đệ tương tàn kể từ khi Nhóm Quốc gia Hồi giáo Iraq và Levant có liên quan đến Al-Qaeda hung hăng tiến vào giành quyền kiếm soát các khu vực của phe nổi dậy ở phía bắc. Những cuộc đối đầu, đụng độ giữa các nhóm chiến binh Hồi giáo cực đoan, hầu hết là người nước ngoài, với lực lượng nổi dậy theo đường lối ôn hòa diễn ra thường xuyên hơn, khiến phe nổi dậy mỗi ngày thêm tổn thất.
Các phe nhóm nổi dậy còn xung đột với cả lực lượng thiểu số người Kurd ở khu vực phía đông bắc Syria và một số vùng ở tỉnh Aleppo .
Như vậy, phe nổi dậy chính thống theo đường lối ôn hòa đang phải một mình đối mặt với ba cuộc chiến, một với quân chính phủ, hai với lực lượng Hồi giáo cực đoan và ba là với thành phần người thiểu số Kurd. Điều này trên thực tế rõ ràng đã làm giảm sức mạnh và gây phương hại đến nỗ lực lật đổ Tổng thống Assad của phe nổi dậy.
Tuy nhiên, điều đáng chú ý và có lẽ là gây tổn hại lớn nhất cho phe nổi dậy chính là thành phần lực lượng chiến binh Hồi giáo cực đoan liên quan đến Al-Qaeda. Các nhóm cực đoan này đang ngày càng mạnh lên, ngày càng chiếm thế áp đảo trong nội bộ phe nổi dậy. Sự nổi lên của lực lượng cực đoan có liên quan đến khủng bố đã đẩy người dân ra xa phe nổi dậy và khiến phương Tây e ngại. Điều đó lý giải tại sao ông Assad càng ngày càng được người dân ủng hộ nhiều hơn trong khi phe nổi dậy đang mất dần chỗ đứng ở Syria .
Theo một phân tích được NATO công bố gần đây, tỉ lệ ủng hộ của người dân Syria dành cho vị Tổng thống Assad đang tăng lên. Đa số người dân Syria đang ngày một lo lắng về viễn cảnh Al Qaida tiếp quản cuộc nổi dậy và vì thế họ muốn sự trở lại của Tổng thống Assad. Dữ liệu được cung cấp cho NATO hồi tháng trước khẳng định, 70% người dân Syria ủng hộ chính phủ của Tổng thống Assad. 20% người dân được cho là đang đứng trung lập và chỉ có 10% còn lại là ủng hộ phe nổi dậy.
Việc các thành phần cực đoan, khủng bố đang lấn át lực lượng chiến binh nổi dậy theo đường lối ôn hòa cũng là nguyên nhân khiến phương Tây gần đây ngày một hững hờ với phe nổi dậy. Các cường quốc hiện giờ chỉ dồn sự tập trung cho hội nghị hòa bình ở Geneva II để tìm kiếm một giải pháp chính trị nhằm kết thúc cuộc nội chiến ở Syria chứ không còn nhăm nhăm giúp đỡ lực lượng này lật đổ ông Assad.
Với những diễn biến ở Syria trong thời gian gần đây, người ta cho rằng, chưa lúc nào trong gần 3 năm trở lại đây, vị thế của chính quyền Assad lại được củng cố mạnh mẽ như thời điểm hiện tại.
Kiệt Linh
Theo_VnMedia
Dân Syria tỉnh giấc mộng, rơi xuống "địa ngục"?
Thành phố phía đông Raqqa từng vỡ oà trong niềm phấn khích sau khi người dân thức dậy vào một buổi sáng tháng 3 và thấy đợt quân trung thành với Tổng thống Bashar al-Assad cuối cùng rời đi. Tin rằng một thời kỳ tự do mới đã đến, họ tự hứa sẽ biến Raqqa - thành phố đầu tiên và duy nhất rơi vào quyền kiểm soát hoàn toàn của phe nổi dậy, trở thành một điển hình của thời kỳ hậu Assad.
Ảnh minh hoạ
"Vào thời điểm đó, tất cả chúng tôi đều hạnh phúc với cuộc giải phóng này và việc ai có mặt ở thành phố của chúng tôi lúc đó không quan trọng. Raqqa là cho tất cả người dân Syria và tất cả những ai đã giúp chúng tôi giải phóng nó", một người dân ở thành phố Raqqa cho biết. Tuy nhiên, sự vui mừng, phấn khích đó kéo dài không lâu.
Trong những tuần sau đó, các nhà tù lần lượt xuất hiện tại những toà nhà công cộng, nguồn điện bị cắt đứt và các cửa hàng bị cấm bán thuốc lá vì hành động này bị những kẻ cực đoan coi là chống lại đạo Hồi. Thành phố Raqqa bắt đầu bị tuần tra bởi các chiến binh Hồi giáo cực đoan che mặt.
"Họ cũng bắt đầu đóng cửa các trường đại học, nói rằng vì học sinh nữ cũng đang theo học ở đây nên trường cần phải đóng cửa", một người dân có con trai là một nhà hoạt động truyền thông và hiện đang bị các chiến binh Hồi giáo truy nã cho biết.
Diễn biến trên đang diễn ra trên khắp khu vực phía bắc Syria sau khi Nhóm Quốc gia Hồi giáo Iraq và Levant (ISIL) có liên quan đến Al-Qaeda ngày càng mạnh lên và ngày càng thắt chặt quyền kiểm soát của họ đối với nhiều khu vực.
"Khi thành phố Raqqa được giải phóng, chúng tôi cứ ngỡ rằng, từ bây giờ chính quyền đã bị trục xuất ra khỏi đây và thời kỳ tự do bắt đầu. Mọi người bắt đầu dọn dẹp đường phố. Chúng tôi ngỡ như mình đang sống trong một giấc mơ. Đó là một giấc mơ và họ đã giết chết giấc mơ đó", một người dân khác, giống như hầu hết những người khác ở Raqqa muốn giấu tên vì sợ bị trả thù, cho biết.
Lực lượng chiến binh Hồi giáo đã chiếm các toà nhà chính phủ, biến chúng thành trụ sở và các nhà tù. Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria có trụ sở ở Anh cho biết, một nhà thờ của người Armenia ở Raqqa đã bị biến thành một văn phòng và một nhà thờ khác biến thành toà nhà quản lý hành chính.
Các chiến binh Hồi giáo cực đoan tiến hành những vụ xử tử công khai ở một quảng trường chính, làm dấy lên nỗi sợ hãi trong khắp người dân và bóp nghẹt bất kỳ hành động phản kháng nào. Trong ngày, chỉ có một vài cửa hàng mở cửa, bán những loại lương thực, thực phẩm thiết yếu. Vào buổi đem, đường phố tịnh không bóng người, người dân ở Raqqa cho hay.
"Mạng lưới điện toàn thành phố bị cắt, chỉ những toà nhà của lực lượng chiến binh là có điện. Cả thành phố chìm trong bóng tối trong khi họ có ánh sáng", một nhà hoạt động trốn khỏi Raqqa cách đây vài tuần cho biết.
Một nhà hoạt động di chuyển từ Raqqa đến tỉnh tây bắc Idlib đã đổ lỗi cho Quân đội Syria Tự do về việc đã cho phép các chiến binh Hồi giáo tiếp quản thành phố Raqqa.
"Tất cả những gì mà các chiến binh của Quân đội Syria Tự do quan tâm chỉ là cướp bóc và tích trữ tiền của. Ngay từ ngày đầu giải phóng Raqqa, họ đã để thành phố này lại cho nhóm ISIL", nhà hoạt động trên cho biết.
Người dân địa phương cho hay, họ chẳng biết gì nhiều về các chiến binh. Lực lượng này bao gồm cả người Iraq, người Ả-rập ở vùng Vịnh, nguời Libya và họ thường giấu danh tính đằng sau những chiếc mũ che kín mặt và tránh trò chuyện.
"Ban đầu, những tay súng che kín mặt tỏ ra rất tốt với mọi người. Họ giúp mọi người ở đây", một người dân tầm 40 tuổi kể lại. Tuy nhiên, sau đó, vấn đề bắt đầu nảy sinh, đặc biệt là sau khi ISIL bắt đầu tiến hành các vụ hành quyết công khai những người từng ủng hộ cuộc nổi dậy và thậm chí cả những chiến binh nổi dậy giúp họ tiếp quản thành phố.
"Họ bắt đầu ám sát các thủ lĩnh của Quân đội Syria Tự do. Họ đốt phá các nhà thờ, phá huỷ các bức tượng trong công viên và cướp bóc các viện bảo tàng, nói rằng tượng hay hình ảnh đều là chống lại đạo Hồi", cha của nhà hoạt động bị truy nã cho biết thêm.
Nỗi kinh hoàng mang tên chiến binh Al-Qaeda
Những chiến binh nổi dậy có liên quan đến tổ chức Al-Qaeda như thành viên của ISIL đang trở thành nổi kinh hoàng cho người dân Syria . Lực lượng này từng tiến hành nhiều vụ hành quyết gây ớn lạnh như chặt đầu và bêu đầu ở những khu vực công cộng đông người qua lại.
Khi được hỏi về mục tiêu của nhóm ISIL, một thủ lĩnh của nhóm này cho biết, họ vẫn đang chiến đấu nhằm lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad nhưng cũng tìm cách thiết lập luật Hồi giáo ở đất nước Syria.
Từ cách đây nhiều tháng, đã có không ít các chuyên gia, nhà phân tích lên tiếng cảnh báo về viễn cảnh ớn lạnh nhất khi lực lượng chiến binh Hồi giáo cực đoan và khủng bố lên ngôi thống trị ở đất nước Syria đang bị giày xéo bởi chiến tranh. Ác mộng này dường như ngày càng đến gần hơn khi mà dòng chiến binh nước ngoài có liên quan đến tổ chức khủng bố khét tiếng thế giới Al-Qaeda ồ ạt đổ vào Syria, tạo thành một lực lượng có sức mạnh ngày càng gia tăng và ngày càng giành thế áp đảo trong phe nổi dậy.
Khi mới chân ướt, chân ráo nhập cuộc vào cuộc nội chiến đẫm máu ở Syria, lực lượng chiến binh Hồi giáo cực đoan còn tỏ ra đoàn kết, thống nhất với các phe nhóm nổi dậy chính thống, ôn hòa. Tất cả cùng hướng tới mục tiêu lật đổ chính quyền của Tổng thống Assad. Vì thế, trong một thời gian đầu, phe nổi dậy với sức mạnh đang lên đã liên tiếp giáng những đòn mạnh mẽ vào quân chính phủ, khiến chính quyền của ông Assad nhiều lần chao đảo.
Tuy nhiên, càng về sau này, khi đã quen với chiến trường ở Syria, các thành phần Hồi giáo cực đoan và khủng bố bắt đầu bộc lộ những mưu đồ riêng, tách hẳn với mục đích ban đầu của cuộc nổi dậy. Lực lượng chiến binh Hồi giáo cực đoan và khủng bố muốn xây dựng một đất nước Syria dưới sự quản lý của đạo Hồi - đây là điều mà người dân Syria và bản thân phe nổi dậy chính thống không hề mong muốn, nếu không nói là rất sợ hãi nếu nó thực sự xảy ra. Có thể nói, nhiều người dân Syria dường như vừa choàng tỉnh giấc mộ và đang lo sợ về viễn cảnh khủng khiếp trước mắt.
Kiệt Linh - (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Tháo "ngòi nổ" ADIZ Tại chặng dừng chân thứ hai trong chuyến công du tới 3 quốc gia Đông Bắc Á Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tới Trung Quốc với sứ mệnh nan giải tháo "ngòi nổ" ADIZ. Phó Tổng thống Mỹ Joe Binden cùng cháu nội Finnegan Biden đến sân bay Bắc Kinh ngày 4-12 Ông Joe...