Asinelli và Garisenda – Hai tháp cổ thu hút khách du lịch ở Bologna, Italy
Tháp nghiêng Asinelli và Garisenda nằm trong số 10 điểm đến tuyệt vời nhất khi du khách tới thăm Bologna, Italy.
Cả hai tòa tháp đều được xây dựng vào thế kỷ 12 bởi các gia đình quý tộc Bologna.
Hai tòa tháp cổ Asinelli và Garisenda.
Bologna – thành phố của Italy nổi tiếng về văn hóa và khoa học được coi là thành phố của những tòa tháp và vào thời điểm đỉnh cao, có khoảng 200 tòa tháp trong thành phố này. Cảnh quan đô thị của thời trung cổ chắc chắn đã khác so với hiện tại. Trong số 200 tòa tháp này chỉ còn chừng 20 tòa tháp nguyên vẹn tới thời điểm hiện tại.
Là những người khổng lồ thầm lặng, hai tòa tháp Asinelli và Garisenda đã chứng kiến sự thay đổi của thành phố từ trên cao. Đá của hai tòa tháp đã bị mài mòn sau nhiều năm nhưng ngày nay chúng vẫn tạo ấn tượng đẹp cho cảnh quan đô thị.
Tòa tháp Asinelli đứng ở trung tâm thành phố có chiều cao 97,20 m và nổi bật bởi độ nghiêng 1,3⁰. Nó chính là tháp nghiêng cao nhất ở Italy, một trong những di sản quý giá của Bologna.
Video đang HOT
Nguồn gốc của tháp Asinelli không thực sự rõ ràng. Điều chắc chắn duy nhất là sau 900 năm xây dựng, ngọn tháp vẫn ở nguyên vị trí bất chấp động đất, sấm chớp, hỏa hoạn và thậm chí cả đạn đại bác.
Trong giờ mở cửa, du khách có thể vào tham quan bên trong ngọn tháp nghiêng này. Bước vào bên trong, du khách sẽ đi bộ qua cầu thang gỗ với 496 bậc để có một tầm nhìn tuyệt vời từ trên đỉnh tháp. Trên thực tế, ngọn tháp từng được sử dụng như một điểm quan sát để từ đó kiểm soát quận Quadrilatero.
Tháp Garisenda là “người bạn đồng hành” của tháp Asinelli. Tháp chỉ cao gần 48 m và có đặc điểm là dốc mạnh. Vào thế kỷ 15, Garisenda trở thành một địa điểm thương mại.
Nét độc đáo của tháp cổ Bình Lâm
Tháp Bình Lâm nằm ven sông Gò Tháp đổ ra cửa biển Thị Nại thuộc xóm Long Mai (thôn Bình Lâm, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, Bình Định).
Người xưa đã lấy tên thôn Bình Lâm để đặt tên cho ngọn tháp này.
Tháp Bình Lâm cao 20m, bình đồ vuông, về hình thức tạo dáng, tháp cũng được xây cất theo kiểu tầng như các tháp khác, cửa chính quay về phía đông, còn ba mặt là cửa giả quay về ba hướng Tây - Nam - Bắc.
Trong các cửa giả, cửa phía Tây và cửa phía Nam là còn nguyên, cửa chính và cửa phía Bắc đã bị sụt lở phần vòm.
Phần lớn các cửa giả đều được xây nhô ra cách thân tháp chừng 1,5m.
Những cửa giả này, phần vòm được tạo nhiều lớp mái vòm nhọn, mỗi vòm như vậy tạo cảm giác như một tòa lâu đài thu nhỏ; trong các ô khám các "tòa lâu đài" đều có tượng thần bằng đất nung, nhưng đã bị mất từ lâu.
Cửa chính của tháp quay về phía Đông, còn ba mặt là cửa giả quay về ba hướng Tây - Nam - Bắc.
Nhìn lên đỉnh tháp, ở giữa các tầng tháp đều được tạo các cửa giả và cũng được cấu tạo theo kiểu lâu đài. Càng lên cao, tháp càng được thu nhỏ dần về phía đỉnh.
Tuy nằm ở vị trí bằng phẳng, song với chiều cao của tháp trên 20 m, khi đứng dưới chân ngước mắt nhìn, vẫn thấy dáng cao vút uy nghi của kiến trúc.
Cái đẹp nhất ở đây là những vòm cửa giả, mỗi cửa giả là một tác phẩm nghệ thuật sinh động mà những người nghệ sĩ Chăm vô danh gửi lại cho hậu thế.
Phần lớn các cửa giả đều được xây nhô ra cách thân tháp chừng 1,5m.
Giáp với mái và thân, tháp lại được trang trí những mô típ hoa văn kiểu chuỗi hạt uốn lượn liên hoàn hình chữ U chạy vòng quanh tháp. Lên các tầng trên, hoa văn cũng được lặp lại như vậy.
Ở Bình Lâm, các mô típ hoa văn đều được tạo trực tiếp lên gạch với hình dáng tỷ lệ cân đối, điều đó đã tạo vẻ đẹp cho di tích này.
Những họa tiết trang trí các tháp góc và những hình ảnh tòa lâu đài trên các cửa giả, cùng với những hoa văn trang trí kiểu chuỗi hạt, cho thấy ở tháp Bình Lâm một xu hướng mới đã bắt đầu xuất hiện.
Tháp nằm ở vị trí bằng phẳng, nhưng với chiều cao trên 20 m, khi đứng dưới chân ngước mắt nhìn vẫn thấy dáng cao vút uy nghi của kiến trúc.
Như trên mặt tường không còn thấy hoa văn trang trí mà xuất hiện những rãnh nhỏ chạy dọc từ trên xuống; vòm cửa đã bắt đầu vươn cao hình mũi giáo, một xu thế đơn giản để đi đến dáng vẻ hoành tráng, khỏe khoắn của phong cách kiến trúc Bình Định sau này.
Tháp Bình Lâm được xếp hạng di tích năm 1993.
Có thể xem Bình Lâm là di tích mang phong cách kiến trúc chuyển tiếp từ thế kỷ X sang phong cách Bình Định cuối thế kỷ X, đầu thế kỷ XI. Tháp Bình Lâm được xếp hạng di tích năm 1993.
Vẻ đẹp tháp cổ ngàn năm tuổi của người Chăm ở Bình Định Tháp Bánh Ít ngàn năm tuổi là quần thể độc đáo với nhiều dáng vẻ kiến trúc đa dạng, trang trí đẹp cùng những bức tượng đá trầm tư mang đậm dấu ấn văn hóa Chăm. Tháp Bánh Ít hay còn gọi là tháp Bạc nằm cách thành phố Quy Nhơn (Bình Định) khoảng 20 km. Công trình này được xây dựng vào...