Asia Times: Lý do Việt Nam sẽ là nước chiến thắng sau dịch Covid-19
Báo châu Á cho rằng, tâm phục, khẩu phục Việt Nam sẽ là bên chiến thắng sau đại dịch Covid-19. Chính sách ngoại giao thời Covid-19 của Việt Nam rất tuyệt vời, khôn ngoan và phát huy đúng bản sắc hào khí dân tộc.
Việt Nam đang kiểm soát rất tốt dịch Covid-19.
Việc dù còn khó khăn nhưng sẵn sàng hỗ trợ khẩn cấp cho phương Tây nhiều khả năng sẽ giúp Việt Nam thu về không chỉ là sự tin cậy, ngưỡng mộ mà còn cả những phần thưởng hiện vật xứng đáng với những nỗ lực của Chính phủ và nhân dân trong đỉnh điểm đại dịch Covid-19.
Asia Times có bài viết của tác giả David Hutt phân tích về những thành công và nỗ lực tuyệt vời đáng ghi nhận của Việt Nam trong cơn bão tố Covid-19.
Chính sách “ngoại giao thời coronavirus” của Việt Nam mang đến hiệu ứng đặc biệt khi Hà Nội sẵn sàng giúp đỡ khẩn cấp cho phương Tây, theo tờ báo châu Á, nhiều khả năng sẽ giúp Việt Nam thu về những “phần thưởng hiện vật” sau đại dịch này. Và điều đó là hoàn toàn xứng đáng.
Video đang HOT
Thông qua việc đóng cửa biên giới sớm và hiệu quả, sự minh bạch trong xử lý khủng hoảng và ngoại giao chiến lược Covid-19, Việt Nam đang nổi lên nhanh chóng như là một trong những nước chiến thắng sau đại dịch.
“Đối với một quốc gia từ lâu đã nỗ lực chứng minh mình là một nhân tố toàn cầu đáng tin cậy và có trách nhiệm, sự bùng phát của Covid-19 và tác động tối thiểu của nó đối với Việt Nam đã mang đến cho quốc gia này một cơ hội mà các nhà phân tích khủng hoảng cho rằng Việt Nam đang nắm chắc trong tầm tay”, Asia Times phân tích.
Carl Thayer, giáo sư danh dự tại Đại học New South Wales ở Úc và là một chuyên gia về Việt Nam, nói rằng Hà Nội đã nhanh chóng ghi dấu ấn của mình trong chiến lược “ngoại giao thời coronavirus”.
Việt Nam gần đây đã đẩy mạnh sản xuất thiết bị y tế và quyên góp những mặt hàng thiết yếu này đến các quốc gia có nhu cầu khẩn cấp, bao gồm Mỹ, Nga, Tây Ban Nha, Ý, Pháp, Đức và Vương quốc Anh.
Trong số đó, năm quốc gia châu Âu trong số những nước trên đều đang vật lộn để đối phó với đại dịch, và đều là những nước đã đàm phán các thỏa thuận đối tác chiến lược với Việt Nam trong những năm gần đây, ông Thayer lưu ý.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi đầu tháng này đã bày tỏ “cảm ơn những bạn bè của chúng tôi tại Việt Nam” trong một bài đăng trên Twitter sau khi Mỹ nhận được 450.000 bộ quần áo hazmat bảo hộ được sản xuất tại các nhà máy Việt Nam, do công ty hóa chất DuPont của Mỹ sở hữu và vận hành.
Việt Nam cũng trao tặng khẩu trang, dung dịch sát khuẩn, khử trùng cũng nhiều vật tư y tế bảo hộ phục vụ tuyến đầu chống dịch Covid-19 khác cho các cơ quan y tế ở Campuchia và Lào, những quốc gia mà Việt Nam có quan hệ đặc biệt.
“Đại dịch coronavirus là một cơ hội tuyệt vời để Việt Nam tăng cường sức mạnh mềm, vì nó giúp quảng bá hình ảnh hào phóng của người Việt đối với cộng đồng quốc tế”, đó là nhận xét của ông Alexander Vuving, giáo sư tại Trung tâm nghiên cứu an ninh châu Á-Thái Bình Dương ở Honolulu, Hawaii.
Derek Grossman, một nhà phân tích quốc phòng cao cấp tại RAND Corporation, một nhóm chuyên gia cố vấn có trụ sở tại Washington, nói rằng việc xử lý đại dịch coronavirus của Việt Nam, cũng như ngoại giao trong bối cảnh khủng hoảng, giúp Hà Nội chứng minh giá trị của mình với thế giới.
Nhiều nhà phân tích cho rằng Việt Nam sẽ nhận được “phần lớn nhất” của “làn sóng chuyển dịch thứ hai” sau đại dịch. Các chính trị gia ở Washington, Tokyo và một số thủ đô ở châu Âu đã bắt đầu lên tiếng về sự cần thiết của việc tách rời nền kinh tế khỏi Trung Quốc, bao gồm cả việc hạn chế phụ thuộc vào một nguồn nước ngoài duy nhất cho những mặt hàng nhập khẩu thiết yếu như vật tư y tế.
“Việt Nam là nước hưởng lợi lớn từ sự đa dạng hóa này vì quốc gia này đã tỏ ra thân thiện trong khi vẫn quản lý để đảm bảo hiệu quả về mặt chi phí đối với các công ty từ phương Tây”, ông Vuving nói.
5 ca mắc Covid-19 mới, Việt Nam có 212 ca
6h ngày 1/4, Bộ Y tế công bố thêm 5 ca Covid-19 mới, nâng tổng số ca Covid-19 ở Việt Nam lên 212 ca. Thêm 1 nhân viên Công ty Trường Sinh mắc Covid-19.
Theo báo cáo của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, tới 6h sáng 1/4 đã ghi nhận thêm 5 trường hợp mắc mới, nâng tổng số bệnh nhân mắc Covid-19 tại Việt Nam lên 212 người. Trong đó 1 ca là nhân viên Công ty Trường Sinh, 1 ca bị nhiễm bệnh trong cộng đồng và 3 ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh.
Ca bệnh 208 (BN 208): Bệnh nhân nữ, 38 tuổi, làm nhân viên Công ty Trường Sinh, Bệnh viện Bạch Mai.
Ca bệnh 209 (BN209): Bệnh nhân nữ, 55 tuổi, quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ tại Đức Giang, Long Biên, Hà Nội, hiện đang nấu ăn tại Công ty Xăng dầu Khu vực I. Từ ngày 18/3 đến ngày 24/3, bệnh nhân có tiếp xúc gần với ca bệnh dương tính với SARS-CoV-2 là BN163 tại bếp ăn công ty Xăng Dầu Khu vực I. Những người có tiếp xúc gần với BN209 bao gồm: chồng, hai con trai, mẹ đẻ và người giúp việc. Sau khi xác định đây là trường hợp tiếp xúc gần có yếu tố nguy cơ cao, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội đã chuyển bệnh nhân tới cách ly và theo dõi tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang. Ngày 29/3, mẫu bệnh phẩm được gửi đến Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương. Hiện tại bệnh nhân đang thực hiện các thủ tục cần thiết để chuyển sang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh, tình trạng sức khoẻ ổn định.
Ca bệnh 210 (BN210): Bệnh nhân nữ, 26 tuổi, có địa chỉ ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Bệnh nhân từ Thái Lan về ngày 20/3, trước đó có tiếp xúc gần với ca bệnh dương tính với SARS-CoV-2 là BN201. Sau khi nhập cảnh, bệnh nhân đã được Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Hà Tĩnh đưa về khu cách ly của tỉnh và lấy mẫu làm xét nghiệm cho kết quả dương tính với SARS-CoV 2. Ngày 29/3, mẫu bệnh phẩm đã được gửi đến Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương. Hiện tại bệnh nhân đang được cách ly tại Bệnh viện Đa khoa Cầu Treo, tỉnh Hà Tĩnh, tình trạng sức khoẻ ổn định.
Ảnh minh hoạ.
Ca bệnh 211 (BN211): Bệnh nhân nữ, 23 tuổi, quốc tịch Việt Nam, du học sinh tại Mỹ, có địa chỉ tại phố Chùa Láng, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội. Ngày 19/3, bệnh nhân từ Mỹ về Việt Nam quá cảnh Abu Dhabi và Bangkok, đến Hà Nội ngày 20/3. Sau khi nhập cảnh, bệnh nhân được chuyển đến khu cách ly tập trung tại Lữ đoàn 24, xã Quỳnh Lưu, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Ngày 24/3, xét nghiệm sàng lọc của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Ninh Bình cho kết quả dương tính SARS-CoV-2. Ngày 25/3, mẫu bệnh phẩm được gửi đến Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương. Hiện tại bệnh nhân đang được cách ly và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình, tình trạng sức khoẻ ổn định.
Ca bệnh 212 (BN212): Bệnh nhân nữ, 35 tuổi, quốc tịch Việt Nam, nghề nghiệp kinh doanh tự do, có địa chỉ tại Hòa Tiến, Hưng Hà, Thái Bình. Bệnh nhân cùng chồng từ Nga về Việt Nam ngày 27/3 trên chuyến bay mang số hiệu SU290 (ghế 42C). Sau khi nhập cảnh, bệnh nhân cùng chồng được chuyển đến khu cách ly trường Văn hóa Nghệ thuật Vĩnh Phúc. Ngày 29/3, bệnh nhân xuất hiện biểu hiện mệt mỏi, sốt nhẹ, được chuyển lên cách ly theo dõi tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh, mẫu bệnh phẩm gửi đến Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương và có kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Hiện tại bệnh nhân đang được cách ly và điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh, tình trạng sức khoẻ ổn định.
BV Bạch Mai: Nguy cơ thiếu nhân viên vì nhiều người bị cách ly do Covid-19 Chiều 29/3, Bộ Y tế đã tổ chức họp trực tuyến với 300 điểm cầu với các tỉnh thành từ Hà Tĩnh trở ra. Ông Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện (BV) Bạch Mai cho biết, BV có nguy cơ thiếu nhân viên khi nhiều người bị cách ly tại nhà, không đến BV để làm việc được. Theo ông Tuấn, các...