Ashton Carter từng muốn ném bom Triều Tiên
Ashton Carter, ứng viên cho chức Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ do đích thân Tông thông Barack Obama đề xuất, từng đề nghị đánh bom Triêu Tiên nhằm ngăn kế hoạch thử nghiệm tên lửa đạn đạo của quốc gia châu A.
Thứ trưởng quốc phòng Mỹ Ashton Carter, ứng viên cho chiếc ghế lãnh đạo Lầu Năm Góc – Anh: Reuters
Ông Carter cùng cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ William Perry từng đề xuất đánh bom Triêu Tiên hồi năm 2006 để ngăn Bình Nhưỡng tiến hành thử nghiệm tên lửa Taepodong 2, tuần san Time (My) cho hay.
“Chúng ta sẽ không thể biết được liệu tham vọng của Triêu Tiên có bị dập tắt khi bị can thiệp vũ lực hay không, trừ phi Mỹ nghiêm túc xem xét hiểm họa này và can thiệp vào”, Carter và Perry nhận định.
Washington lo ngại loại tên lửa này của Triêu Tiên vì sợ rằng Bình Nhưỡng có thể tìm ra cách gắn đầu đạn hạt nhân và bắn vào các vị trí của Mỹ ở Thai Binh Dương, chẳng hạn như Hawaii, hãng tin Business Insider (My) bình luận. Sau cùng, vụ phóng tên lửa kể trên được tiến hành vào ngày 4.7.2006 nhưng đã thất bại.
Tuy nhiên, bình luận trên Time, hai ông Carter và Perry nhấn mạnh rằng Triêu Tiên vẫn có thể rút ra những thông tin quý báu ngay cả khi thử nghiệm thất bại.
Và Mỹ có các khí tài để ngăn cản ngay tại giai đoạn Triêu Tiên đang cố phát triển vũ khí có khả năng tấn công tới Mỹ mà không gây ra những tổn thất nặng nề về nhân mạng, hai quan chức quốc phòng Mỹ cho hay.
Hoang Uy
Video đang HOT
Theo Thanhnien
Ashton Carter - người đa tài thầm lặng của Lầu Năm Góc
Có nền tảng học vấn cao và nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực an ninh, Ashton Carter hiện là ứng viên số một cho chiếc ghế bộ trưởng quốc phòng Mỹ.
Ông Ashton Carter, người được cho là sẽ trở thành ông chủ mới của Lầu Năm Góc. Ảnh: AP
Reuters hôm qua dẫn lời nghị sĩ Jim Inhofe thuộc Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ cho biết Ashton Carter, 60 tuổi, cựu Thứ trưởng Quốc phòng, nhiều khả năng đã được Tổng thống Barack Obama chọn đề cử làm ông chủ mới của Lầu Năm Góc.
Nếu thông tin này là chính xác, Carter sẽ thay thế người tiền nhiệm là ông Chuck Hagel, từ chức hôm 24/11, trở thành bộ trưởng quốc phòng thứ 4 của Mỹ dưới thời Tổng thống Obama. Carter, người mà AP gọi là ẩn số trên chính trường, sẽ bước ra khỏi vùng an toàn của mình ở hậu trường và trở thành trung tâm của sự chú ý khi phải đối phó với nhiều vấn đề liên quan đến quốc phòng và chính sách đối ngoại của Washington.
Theo AP, khi xem xét những người kế nhiệm ông Hagel, Carter là cái tên đầu tiên xuất hiện trong số những ứng viên tiềm năng bởi nền tảng học vấn cũng như danh tiếng là một trong số những bộ óc thông minh nhất thuộc bộ máy an ninh quốc gia.
Carter tốt nghiệp khoa vật lý và lịch sử trung cổ tại Đại học Yale, nhận bằng tiến sỹ vật lý lý thuyết tại Đại học Oxford. Ông từng là giáo sư Đại học Havard và chuyên gia cấp cao tại tổ chức Đối tác Công nghệ Toàn cầu, tư vấn trong lĩnh vực công nghệ cho các công ty đầu tư. Carter cũng là cố vấn phụ trách các vấn đề toàn cầu tại Goldman Sachs.
Đại tướng Martin Dempsey, Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, tại một buổi lễ chia tay Carter, từng nói đùa rằng ông đích thực là một "mọt sách" và nếu xét theo tiêu chuẩn của Hollywood thì Carter "không nóng bỏng một chút nào". Tuy nhiên, tướng Dempsey vẫn hết lời ca ngợi, cho rằng Carter xứng đáng nhận được sự tôn trọng và chính phủ "thật may mắn" khi có ông phục vụ.
Ashton Carter từng bước giành được những vị trí quan trọng trong bộ máy an ninh quốc gia Mỹ một cách hết sức thầm lặng. Ông đảm nhận nhiều vai trò khác nhau, từ chuyên gia quốc phòng, nhà chiến lược tới chuyên gia nguyên tử hay một viện sĩ.
Không giống như nhiều Bộ trưởng Quốc phòng khác, Carter chưa bao giờ phục vụ trong quân đội hay quốc hội. Tuy nhiên, ông từng dành nhiều thời gian bên các binh sĩ và xây dựng được mối quan hệ gần gũi với cả một thế hệ các nhà lãnh đạo quân sự khi làm việc tại Lầu Năm Góc.
Carter là người có rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực an ninh. Trước khi đảm nhận chức vụ Thứ trưởng Bộ Quốc phòng từ tháng 10/2011 đến tháng 12/2013, ông là trưởng nhóm công nghệ và mua bán vũ khí của Lầu Năm Góc.
Từ năm 2009 đến năm 2011, ông Carter quản lý việc mua sắm vũ khí và là nhân vật chính trong việc tái cấu trúc chương trình phát triển máy bay chiến đấu F-35 tối tân của Mỹ.
Ông cùng cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng William Perry, trong nhiều năm, đã đấu tranh cho một khái niệm mà họ gọi là phương pháp "bảo vệ phòng ngừa", sử dụng ngoại giao quốc phòng để xây dựng quan hệ đối tác an ninh trên toàn thế giới, từ đó dùng chúng như một phương tiện nhằm giải quyết sớm các mối hiểm họa tiềm tàng đối với quốc gia.
Ông cũng có những hiểu biết sâu rộng về cơ cấu hoạt động bên trong kho vũ khí hạt nhân của Mỹ. Những năm 90 của thế kỷ trước, ông là trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng trong Chính phủ của Tổng thống Bill Clinton.
Ứng viên số một
Không lên tiếng xác nhận về lựa chọn của Tổng thống Obama nhưng trong một phát biểu trước báo giới, Josh Earnest, phát ngôn viên Nhà Trắng, ca ngợi rằng Carter đã làm việc "rất, rất tài tình" khi còn là Thứ trưởng Quốc phòng và nhận được sự ủng hộ từ cả hai đảng trong Quốc hội.
Theo Michael O' Hanlon, chuyên gia phân tích công nghiệp quốc phòng tại Viện Brookings, "Sự nghiệp của ông ấy, một phần nào đó, chính là sự chuẩn bị hoàn hảo cho thời khắc này".
Ngoài việc có hiểu biết về cơ chế làm việc của Lầu Năm Góc, Carter còn được nhìn nhận như một bậc thầy về quản lý nguồn ngân sách lớn. Đây là một điểm cộng đáng giá tại thời kỳ mà Capitol Hill đang phải thắt lưng buộc bụng. Bên cạnh đó, ông cũng nắm vững xu hướng phát triển của công nghệ chiến tranh trong tương lai.
"Anh không thể kiếm được ai khác làm tốt hơn thế", CNN dẫn lời O'Hanlon nhận xét.
"Ông ấy là nhà kỹ trị và là một người quản lý tốt", Jane Harman, giám đốc Trung tâm Wilson, nói. "Ông ấy đã gây được ấn tượng tốt với giới quân đội bằng những cam kết bền chặt với binh sĩ". Ngoài ra, quan điểm của Carter về các ưu tiên quốc phòng dường như cũng phù hợp với các chương trình nghị sự của ông Obama, trong đó có việc giành nhiều sự quan tâm hơn tới các đồng minh và đối tác ở châu Á - Thái Bình Dương.
Carter có lẽ sẽ nhận được sự đón tiếp nồng hậu trong phiên điều trần của Thượng Viện, không giống như ông Chuck Hagel trước đây, AP bình luận. Nhưng ông sẽ phải đối mặt với một đống hỗn độn những vấn đề an ninh cấp bách, ít nhất là ngang bằng với thời điểm ông Hagel nhậm chức.
Nhiệm vụ của ông bắt đầu với việc phải phát triển một chiến lược nhằm "làm suy yếu và tiến tới đánh bại hoàn toàn" nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Iraq và Syria.
Carter cũng phải tìm ra phương cách đối phó với cuộc khủng hoảng ở Ukraine, căng thẳng giữa Nhà Trắng và Bộ Quốc phòng quanh việc đóng cửa nhà tù Guantanamo Bay, Cuba, cũng như mối lo ngại tại Lầu Năm Góc về tác động của việc cắt giảm ngân sách quốc phòng.
Theo Anthony Cordesman, quan sát viên quốc phòng lâu năm tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, trong hai năm cuối nhiệm kỳ của Tổng thống Obama, một chân trong Lầu Năm Góc không phải là điều gì "đặc biệt đáng mơ ước" đối với những ai có tham vọng chính trị lớn.
"Anh ít có cơ hội nhận được tín nhiệm cao hoặc đánh giá tốt về chính trị khi trở thành bộ trưởng quốc phòng" bởi "có quá nhiều vấn đề và sự bất ổn",AP dẫn lời Cordesman nói.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Ashton Carter nhiều khả năng trở thành chủ Lầu Năm Góc Cựu Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter là ứng viên hàng đầu cho vị trí ông chủ Lầu Năm Góc, thay thế cho ông Chuck Hagel, người vừa từ nhiệm, theo Channel News Asia ngày 3.12. Ashton Carter là ứng cử viên hàng đầu cho vị trí Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ - Ảnh: Reuters Ashton Carter nhiều khả năng đã được...