Ash Carter: Chính Trung Quốc đang đẩy láng giềng về phía Mỹ
Ông đưa ra ví dụ như Việt Nam, Ấn Độ, Philippines và Nhật Bản mong muốn Hoa Kỳ nỗ lực nhiều hơn để duy trì luật pháp quốc tế và trật tự ở Đông Nam Á.
Bloomberg ngày 14/10 dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter bình luận, chính hoạt động leo thang bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông đã đẩy các nước láng giềng châu Á tìm kiếm sự hợp tác chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ. Ông đưa ra ví dụ như Việt Nam, Ấn Độ, Philippines và Nhật Bản mong muốn Hoa Kỳ nỗ lực nhiều hơn để duy trì luật pháp quốc tế và trật tự ở Đông Nam Á.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter, ảnh: Military Times.
Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại trưởng Mỹ cùng xuất hiện với hai người đồng cấp Úc Marie Payne và Julie Bishop sau hai ngày hội đàm về các vấn đề quốc phòng, an ninh. Ngoại trưởng Úc Julie Bishop nói: “Chúng tôi đang cùng chung quan điểm với Hoa Kỳ khi đề cập đến vấn đề Biển Đông. Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên không hành động đơn phương, không làm nóng tình hình, leo thang căng thẳng, đảm bảo các nguyên tắc tự do hàng hải và hàng không”.
“Nước Mỹ sẽ bay và tàu thuyền Mỹ sẽ hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép chúng tôi. Biển Đông không phải và sẽ không thể là một ngoại lệ”, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tuyên bố.
Video đang HOT
Theo Rory Medcalf từ Trung tâm An ninh quốc gia thuộc Đại học Quốc gia Úc ở Canberra, rất có thể Mỹ sẽ tuần tra 12 hải lý xung quanh các bãi Vành Khăn, Su Bi và Ga Ven trước, bởi chúng là những rặng san hô hoàn toàn ngập nước khi triều lên, không thể có 12 hải lý lãnh hải theo UNCLOS.
Ngoại trưởng John Kerry bình luận thêm: “Một quốc gia lớn đến đâu cũng không quan trọng. Nguyên tắc rõ ràng là tất cả các quốc gia dù lớn hay nhỏ cũng đều có nghĩa vụ tôn trọng luật pháp quốc tế”.
Bloomberg bình luận, tuần tra 12 hải lý xung quanh các rặng san hô và bãi cạn ở Trường Sa bị Trung Quốc chiếm đóng, bồi lấp, xây dựng và quân sự hóa đảo nhân tạo bất hợp pháp không phải là một ý tưởng tồi. Một thách thức rõ ràng có thể gây áp lực với Bắc Kinh phải làm rõ yêu sách của họ dựa trên căn cứ pháp lý nào. Đường lưỡi bò Bắc Kinh đưa ra thì không một quốc gia nào thừa nhận.
Tờ báo cho rằng Hoa Kỳ nên tuần tra ở bãi Vành Khăn trước, bởi đó là một rặng san hô ngập hoàn toàn dưới mặt nước biển, đồng thời cũng nên tiến hành tuần tra ở những bãi cạn, rặng san hô khác ngập dưới mực nước biển do các bên yêu sách khác đóng giữ. Tất cả các bên yêu sách này đều chào đón sự hiện diện của Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương dựa trên luật pháp quốc tế.
Nhà Trắng đã có thể tập trung vào việc này một cách mạnh mẽ sau khi kết thúc thành công quá trình đàm phán TPP. Tổng thống Obama có thể tạo ra thành công về đối ngoại tại APEC tháng tới nếu thúc đẩy Trung Quốc ngồi vào bàn ký kết COC, bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông với ASEAN.
Hồng Thủy
Theo giaoduc
Liên Hợp Quốc kêu gọi Nga-Mỹ đoàn kết trong vấn đề Syria
Liên Hợp Quốc vừa lên tiếng kêu gọi Nga và Mỹ cần đưa ra được những cam kết chung, nhằm tránh gây leo thang căng thẳng ở Syria.
Đặc phái viên của Liên Hợp Quốc về tình hình Syria, ông Staffan de Mistura cho biết: "Việc Nga can thiệp quân sự vào Syria đã khiến vấn đề đàm phán giữa chính phủ và phe đối lập càng trở nên khẩn cấp hơn. Điều chúng ta phải thực hiện bằng mọi giá là tránh xung đột tiếp diễn. Tôi sẽ có cuộc nói chuyện với chính quyền Moscow vào ngày 13-10 và ngay sau đó là chính quyền Washington nhằm giúp 2 nước có thể tìm được tiếng nói chung và triển khai các bước tiếp theo nhằm mang lại hoà bình".
Hiện chính quyền Tổng thống Assad đã cho thấy tinh thần sẵn sàng đàm phán, tuy nhiên, phe nổi loạn "ôn hoà" do Mỹ hậu thuẫn lại cho biết, họ sẽ không tham gia vào cuộc đối thoại do bị không kích từ Nga trong nhiều ngày qua.
Liên Hợp Quốc còn có kế hoạch tổ chức họp bàn giữa các quốc gia liên quan như Nga, Mỹ, Ả-Rập Saudi, Iran, Thổ Nhĩ Kì và nhiều nước khác.
Liên Hợp Quốc lo ngại tình hình Syria sẽ trở nên căng thẳng hơn
nếu Nga - Mỹ không hợp tác với nhau
Chiến dịch quân sự của Nga tại Syria mới bắt đầu gần đây đã làm gia tăng thêm căng thẳng giữa Moscow với Mỹ, cũng như toàn bộ khối NATO. 2 phe trái ngược hoàn toàn trong quan điểm về Tổng thống Bashar Assad và cách đây ít hôm, máy bay Nga còn 2 lần vi phạm không phận Thổ Nhĩ Kì, một nước tiếp giáp Syria và cũng là thành viên NATO.
Mặc dù vậy, vào hôm 12-10, Tổng Thư kí NATO Jens Stoltenberg đã khẳng định rằng, Nga chính là nước láng giềng lớn nhất của NATO và việc đối đầu với Nga là hoàn toàn không tốt cho toàn khối quân sự, cũng như hoà bình và ổn định thế giới.
Theo_An ninh thủ đô
"Mỹ do dự, Nhật sẽ nhảy vào Biển Đông nếu Trung Quốc gây chiến" Nhật Bản đã có 70 năm "ngủ đông" trên trường quốc tế trong khi Trung Quốc ngày càng hung hăng, hiếu chiến trên Hoa Đông và Biển Đông. Arthur Herman, thành viên cao cấp Viện Hudson ngày 7/10 bình luận trên Asia Nikkei Review, chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Tập Cận Bình đã đánh thức một người khổng lồ đang ngủ....