ASEM 10 bàn về tranh chấp biển Đông
Hôm qua và hôm nay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Á – Âu lần thứ 10 (ASEM-10), với chủ đề “Đối tác trách nhiệm vì tăng trưởng và an ninh bền vững” diễn ra tại Milan (Italia).
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Đức Angela Merkel hội đàm trước thềm ASEM 10
Sự thiếu hụt lòng tin
Cứ hai năm một lần, ASEM nhóm họp với 53 nguyên thủ thế giới. Trước đó một ngày, tại Thủ đô Berlin (Đức), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn. Song thế giới vẫn đứng trước nhiều mối lo ngại, thách thức cùng với những diễn biến nhanh chóng, phức tạp và rất khó lường. Các nguy cơ từ xung đột vũ trang, tranh chấp lãnh thổ, sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực, sự trỗi dậy của chủ nghĩa khủng bố, cũng như những thách thức về an ninh phi truyền thống như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, an ninh nguồn nước… ngày càng nổi lên gay gắt.
Những năm gần đây, khu vực châu Á – Thái Bình Dương nổi lên là động lực tăng trưởng và liên kết của kinh tế thế giới, đưa khu vực này trở thành một trung tâm quyền lực mới, một trung tâm kinh tế lớn chiếm gần 55% GDP toàn cầu và có vai trò rất quan trọng trong tiến trình hình thành trật tự thế giới trong tương lai. Tuy nhiên, khu vực này đang tồn tại nhiều vấn đề. Nổi lên là diễn biến phức tạp của các điểm nóng như bán đảo Triều Tiên, các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, đặc biệt là ở biển Đông và biển Hoa Đông… và đáng lo ngại là sự thiếu hụt lòng tin – nhân tố chủ yếu khiến cho hòa bình, ổn định ở đây chưa thực sự bền vững. Nếu môi trường hòa bình, an ninh, phát triển của châu Á – Thái Bình Dương bị xấu đi thì sẽ gây tác động rất tiêu cực và hệ lụy khôn lường đối với khu vực và toàn thế giới.
Vị thế Việt Nam được nâng cao
Trước đó, ông David O’Sullivan, Giám đốc điều hành Cơ quan hành động đối ngoại của Liên minh châu Âu (EEAS) cho biết, nội dung của Hội nghị sẽ đề cập đến xung đột ở miền Đông Ukraine, vấn đề biển Đông và biển Hoa Đông. EU mong muốn các bên liên quan giải quyết các tranh chấp trên cơ sở tuân thủ Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS).
Video đang HOT
Các chuyên gia đều cho rằng, những vấn đề trên sẽ làm “nóng” ASEM. Do Ukraine nằm sát sườn EU, nên các nước thành viên EU đặt nhiều trọng tâm vào vấn đề này, nhất là khi dự kiến sẽ có cuộc gặp giữa Tổng thống Nga với nhà lãnh đạo Ukraine Petro Poroshenko. Ngoài ra, châu Âu cũng quan tâm đến các cuộc gặp song phương của lãnh đạo các nước châu Âu với Tổng thống Nga Putin.
Còn chuyện tranh chấp chủ quyền trên biển Đông và Hoa Đông thì không thể không lắng nghe bởi tính chất nhạy cảm của khu vực này. Tại buổi đón Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng nêu rõ quan điểm, Đức ủng hộ lập trường của Việt Nam giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế. Và khẳng định ASEM chắc chắn sẽ trao đổi vấn đề này để tạo được con đường hàng hải tự do, an ninh, an toàn. Báo giới châu Âu cũng cho rằng đây là lập trường chung của EU.
Rõ ràng, vị thế của châu Á đang được nâng cao trong quan hệ với châu Âu và yêu cầu kết nối chặt chẽ Á – Âu ngày càng trở nên cấp thiết để hợp tác hiệu quả và đem lại nhiều lợi ích. Cụ thể, từ năm 2003 đến 2013, xuất khẩu của 20 nước châu Á sang 28 nước thành viên EU tăng từ 25 đến 30% và nhập khẩu tăng từ 40 đến 44%.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp Thủ tướng Trung Quốc
Hôm qua, bên lề ASEM 10, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có cuộc gặp Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. Hai bên nhất trí triển khai thực chất ba nhóm công tác hợp tác về xây dựng cơ sở hạ tầng, hợp tác về tiền tệ và bàn bạc hợp tác cùng phát triển trên biển trong khuôn khổ đoàn đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ hai nước. Về vấn đề biển Đông, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh đề nghị hai bên kiểm soát tốt tình hình trên biển, không có hành động làm phức tạp thêm tình hình, thúc đẩy các cơ chế đàm phán tiến triển, nghiêm túc thực hiện Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc; Tôn trọng luật pháp quốc tế, cùng nhau duy trì hòa bình, ổn định của khu vực và thế giới.
Đối thoại với doanh nghiệp
Chiều qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là một trong ba nhà lãnh đạo cấp cao châu Á được mời đối thoại với các doanh nghiệp hàng đầu tại phiên Đối thoại với Diễn đàn doanh nghiệp Á – Âu. Tham dự Diễn đàn có đại diện của nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Việt Nam như: Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia, Ngân hàng Thương mại Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Tại đây, Thủ tướng nhấn mạnh: Hầu hết các đối tác chiến lược và đối tác toàn diện của Việt Nam là các thành viên ASEM. Với triển vọng triển khai và hoàn tất 14 hiệp định thương mại tự do trong giai đoạn đến năm 2020, trong đó có Hiệp định thương mại tự do song phương Việt Nam – EU đang trong giai đoạn hoàn tất, Việt Nam sẽ trở thành một mắt xích quan trọng của mạng lưới liên kết kinh tế rộng lớn với 56 đối tác, trong đó có 47 nước thành viên ASEM.
Theo Giao Thông Vận Tải
ASEAN Nhật Bản chung nỗi lo về Biển Đông
"ASEAN và Nhật Bản cũng cùng chung lo ngại về các diễn biến mới đây ở trên biển, trong đó có biển Hoa Đông và Biển Đông". Thượng tướngThứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh đã chia sẻ như vậy tại Nhật Bản khi ông dẫn đầu Đoàn đại biểu Quốc phòng Việt Nam tham dự hội nghị tại Nhật Bản mới đây.
Đây là Hội nghị thứ trưởng quốc phòng ASEAN - Nhật Bản lần thứ 6 đang diễn ra tại thành phố Yokohama, Nhật Bản. Hội nghị diễn ra trong bối cảnh các bên đều dành sự quan tâm đặc biệt đến hòa bình và ổn định trên biển do an ninh trên biển tác động đến toàn bộ tình hình an ninh, chính trị và kinh tế của toàn khu vực và thế giới. Hội nghị lần này tập trung thảo luận hai chủ đề chính là "Hiện trạng liên quan đến an ninh biển ở khu vực Châu ÁThái Bình Dương" và "Những cách thức duy trì, cải thiện tình hình an ninh biển trong khu vực".
"Tất cả các quốc gia đều nhận thức được tính cần thiết của việc tăng cường hợp tác giữa ASEAN và Nhật Bản trong các lĩnh vực an ninh cũng như hợp tác với các quốc gia khác để các vùng biển trở nên hòa bình, ổn định, ít thách thức hơn và các bên cần đề ra biện pháp đối phó nhằm ngăn chặn sao cho các thách thức này không dẫn đến nguy cơ nổ ra xung đột quân sự", Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nói.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng
Để giải quyết các thách thức an ninh, Nhật Bản đã đưa ra một số sáng kiến và đề xuất hợp tác cụ thể với các nước ASEAN trên các lĩnh vực phi truyền thống như cứu trợ thảm họa, chống cướp biển, tìm kiếm cứu nạn...
"Các nước đặc biệt quan tâm đến những vấn đề tranh chấp trên biển, đồng thời khẳng định rằng phải có một nhận thức chung về luật pháp, không có tiêu chuẩn kép và không có nhận thức khác nhau về luật pháp quốc tế, hành xử hòa bình, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực; khi có tranh chấp xảy ra, các bên cần đàm phán cả song phương và đa phương để giải quyết vấn đề", Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nói.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh, các nước cần hợp tác chặt chẽ hơn nữa để có được quy tắc ứng xử trên Biển Đông làm yên lòng các nước ASEAN, các đối tác và các quốc gia có lợi ích trên Biển Đông.
Tại Hội nghị, các bên nhất trí tiến tới hành động từng bước tùy theo năng lực của từng quốc gia, nhằm đảm bảo lợi ích chung cho tất cả các nước tham gia.
Nội dung hợp tác cụ thể mà 10 nước ASEAN và Nhật Bản có thể cùng tham gia gồm các hoạt động hợp tác trên biển, cứu hộ cứu nạn, hợp tác về công nghiệp quốc phòng phục vụ cho an ninh biển và đặc biệt là hợp tác để đề ra nhận thức chung về cách ứng xử trên biển bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Đối với Việt Nam trên tinh thần quan hệ chiến lược sâu rộng, trước đó Việt Nam và Nhật Bản đã nhất trí sẽ tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực, trong đó có việc Việt Nam và Nhật Bản hợp tác để nâng cao năng lực cho các lực lượng thực thi pháp luật trên biển của Việt Nam.
Tàu Cảnh sát biển 8001
Trước đó, nhân chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Fumio Kishida hồi đầu tháng 8, hai bên đã ký kết thỏa thuận về việc Nhật Bản cung cung cấp khoản viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam nhằm đảm bảo an toàn hàng hải trị giá 500 triệu yen, trong đó có 6 tàu sử dụng cho mục đích tuần tra trên biển. Theo tờ Japan Times trước đó cho biết, trong 6 tàu tuần tra mà Nhật cung cấp cho Việt Nam, có 2 tàu kiểm ngư của cơ quan ngư nghiệp Nhật Bản và 4 tàu đánh cá thương mại, đều đã qua sử dụng, thuộc lợp 600-800 tấn. Trong gói viện trợ 500 triệu yen này còn có cả xuồng cứu sinh và các thiết bị khác.
Nhận xét về mối quan tâm và vai trò của Nhật Bản trong vấn đề Biển Đông, hầu hết các chuyên gia quốc tế đều nhận định: Mặc dù tránh can dự trực tiếp vào các tranh chấp ở Biển Đông, nhưng Nhật Bản có lợi ích lâu dai và thực tế ở Biển Đông, như đảm bảo việc tiếp cận các tuyến đường thương mại và các nguồn tài nguyên cần thiết.
Nhật Bản coi sự thống trị của Trung Quốc ở Biển Đông là mối đe doa đối với tuyến đường biển then chốt của nước này và sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc là một thách thức đối với vị thế vốn vững chắc của Tokyo ở Đông Nam Á. Khi các nước có tuyên bố khẳng định chủ quyền ở Biển Đông khác tìm kiếm sự cộng tác để củng cố các luận điểm của họ và khi Mỹ khôi phục lại sự can dự của mình ở khu vực, Tokyo có thể sử dụng các tranh chấp ở Biển Đông để xác lập lại vi thê ở Đông Nam Á và đảm nhận vai lớn hơn trong vấn đề an ninh khu vực.
Theo Năng Lượng Mới
Mỹ buộc phải can thiệp vì Trung Quốc muốn "dạy bài học" cho láng giềng? Dựa vào thực lực quân sự mạnh, TQ đang gia tăng mạnh mẽ hơn các yêu sách chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông và biển Hoa Đông, khiến cho Mỹ buộc phải can thiệp. Tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 093 Hải quân Trung Quốc Tờ "Thời báo New York" Mỹ ngày 10 tháng 10 đăng bài viết của Wesley K....