ASEAN: Tư duy, hành động Cộng đồng, gắn kết cùng vượt qua khó khăn
Năm 2020 đánh dấu chặng đường 53 năm hình thành và phát triển của ASEAN cũng như gần một phần tư thế kỷ Việt Nam tham gia tổ chức đang đươc xem la hinh mâu thành công vê hơp tac khu vưc.
Cộng đồng ASEAN đa đưa ASEAN trở thành một Cộng đồng gắn kết về chính trị, liên kết về kinh tế và sẻ chia trách nhiệm xã hội.
Lễ thượng cờ ASEAN nhân kỷ niệm 53 năm thành lập ASEAN và 25 năm Việt Nam gia nhập ASEAN. (Ảnh: Nguyễn Hồng)
Ngày 8/8, ASEAN bước sang tuổi thứ 53. Có thể nói, chặng đường hình thành và phát triển của ASEAN hơn năm thập kỷ qua được tiếp nối bởi những nỗ lực bền bỉ của các nước thành viên với kim chỉ nam là hiện thực hóa tinh thần Tuyên bố Bangkok “vì một khu vực Đông Nam Á hòa bình – tự do – thịnh vượng”.
Hình mẫu trong hợp tác
Với dân số hơn 642 triệu người và diện tích hơn 1,7 triệu km2, ASEAN là một thị trường nhiều tiềm năng. Dự báo đến năm 2050, ASEAN sẽ là nền kinh tế lớn thứ tư thế giới. Cộng đồng ASEAN đã bước vào năm thứ năm hình thành và phát triển, kể từ mốc 31/12/2015 và đang nỗ lực hiện thực hóa Tầm nhìn đến 2025, bước đầu đạt được những tiến triển đáng khích lệ.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh trong một bài viết đã từng khẳng định rằng, ASEAN ngay nay đươc coi la hinh mâu thành công vê hơp tac khu vưc. Cộng đồng ASEAN đa đưa ASEAN trở thành một Cộng đồng gắn kết về chính trị, liên kết về kinh tế và sẻ chia trách nhiệm xã hội.
Cac diên đan do ASEAN khơi xương đa quy tu đươc nhiêu quôc gia, đươc tất cả cac nươc lơn coi trong. Trên thưc tê, vai tro trung tâm cua ASEAN đa đươc khăng đinh thông qua viêc ASEAN thuc đây sư ra đơi va dân dăt Diên đan Khu vưc ASEAN (ARF), Hôi nghi Câp cao Đông A (EAS), Hôi nghi Bô trương Quôc phong (ADMM) va Hôi nghi Bô trương Quôc phong Mơ rông (ADMM ), đóng góp ngày càng quan trọng vào việc giải quyết những vấn đề chung của khu vực. Tiêu biểu là việc ASEAN đã bay to lâp trương kiên đinh trong việc duy trì hòa bình, ổn định trên Biển Đông va khu vưc, như Tuyên bô vê Ưng xư cua cac bên ơ Biên Đông (DOC) năm 2002 va đam phan vê Bô Quy tăc Ưng xư ở Biên Đông (COC) đang đươc ky vong sơm hoan tât, cung nhiêu tiên triên quan trong khac.
Không chỉ gắn kết, liên kết về nội khối, ASEAN còn tich cưc mơ rông quan hệ với các đối tác bên ngoài, trở thành một đối tác quan trọng của các nước lớn trong và ngoài khu vực. Trên cơ sơ quan hê đôi ngoai rông mơ bao gôm 10 đôi tac đôi thoai, trong đo co tât ca cac nươc lơn, tiêng noi ASEAN đươc lăng nghe va vai trò trung tâm của ASEAN từ đó ngày càng được củng cố.
Năm nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đều nằm trong các đối tác đầy đủ của ASEAN. Ngày càng có nhiều đối tác bên ngoài mong muốn thiết lập quan hệ đối tác với ASEAN và tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (TAC). Trong chiến lược khu vực của các nước lớn như Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở, Vành đai và Con đường, chính sách “Hành động hướng Đông”… vai trò trung tâm của ASEAN luôn được nhấn mạnh và coi trọng.
Video đang HOT
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh và Phu nhân cùng các Đại sứ ASEAN tại Lễ kỷ niệm Ngày ASEAN và 25 năm Việt Nam tham gia ASEAN, ngày 28/7/2020 tại Hà Nội. (Ảnh: Tuấn Anh)
Lửa thử vàng, gian nan thử sức
Lịch sử hơn năm thập kỷ tồn tại chứng kiến không ít lần bó lúa vàng ASEAN phải gồng mình qua giông bão. Nhưng qua đó, ASEAN lại trưởng thành, tự cường và vững vàng hơn trước. Chìa khóa thành công và sức mạnh của ASEAN chính là sự đoàn kết. Tinh thần ấy đã và đang được thể hiện thông qua nỗ lực ứng phó của ASEAN trong cuộc chiến chống lại dịch Covid-19. Những tháng qua, hợp tác của ASEAN theo tinh thần “Gắn kết và Chủ động thích ứng” đã giúp ASEAN vững vàng để ứng phó với dịch Covid-19, trở thành hình mẫu của thế giới về ứng phó với dịch bệnh.
Dịch bệnh Covid-19 đã để lại những hệ lụy nặng nề với phát triển kinh tế và ổn định xã hội của các quốc gia thành viên ASEAN, nhưng trước thách thức này, cộng đồng ASEAN đã quyết không chùn bước.
Giữa đại dịch làm cả thế giới chao đảo, thấy rất rõ một Cộng đồng ASEAN kịp thời hành động, chủ động thích ứng, gắn kết các quốc gia. Hệ thống ứng phó y tế khẩn cấp của ASEAN và hợp tác với các Đối tác đã được kích hoạt ngay từ những ngày đầu dịch. Các nước ASEAN đã tích cực chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, phối hợp trong kiểm soát, ngăn ngừa dịch bệnh. Toàn thể ASEAN với cam kết chính trị ở mức cao nhất, cách tiếp cận đồng bộ, tổng thể ở cấp quốc gia và khu vực, đã thể hiện bản lĩnh vững vàng của một khối ASEAN đoàn kết và gắn bó, đầy tình tương thân, tương ái.
Mặc dù dịch bệnh còn phức tạp song các quốc gia thành viên ASEAN đã cơ bản kiểm soát tốt tình hình. So với thế giới, đạt tỷ lệ cao về số bệnh nhân khỏi bệnh trên tổng số ca lây nhiễm. Tỷ lệ tử vong ở mức thấp và đang giảm nhanh. GDP bình quân ASEAN được dự báo tăng trưởng mức thấp trong 2020, nhưng các nền kinh tế ASEAN vẫn giữ được ổn định.
Đã trở thành một triết lý trong cuộc sống, lửa thử vàng, gian nan thử sức. Chừng nào ASEAN còn giữ được đoàn kết và thống nhất, còn gắn kết được bởi giá trị và lợi ích chung vượt lên trên khác biệt của sự đa dạng, Cộng đồng ASEAN sẽ còn vững bền và trường tồn.
Việt Nam – Một phần không thể tách rời
Ngày 28/7/2020 đánh dấu một phần tư thế kỷ Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN, trùng với thời điểm Việt Nam đảm nhiệm trọng trách Chủ tịch luân phiên lần thứ hai của Hiệp hội.
Theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, vơi Viêt Nam, ngày 28/7 cua 25 năm trước đông thơi là cột mốc quan trọng đánh dấu bước tiến rất quan trọng của Việt Nam trên con đường hội nhập khu vực và quốc tế. Việt Nam đã từng bước hội nhập với tâm thế ngày càng tự tin, ngày càng tích cực, chủ động, không ngưng phát huy vai trò là một đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng các nước Đông Nam Á nói riêng và cộng đồng quốc tế nói chung.
Viêt Nam tưng bươc khăng đinh la môt phân không thê tach rơi cua ASEAN va khu vưc Đông Nam A, găn sư phat triên cua đât nươc vơi ASEAN va mong muôn ganh vac công viêc chung cua ASEAN. Chinh sach đối với ASEAN đa trơ thanh môt bô phân quan trong trong chinh sach đôi ngoai cua Viêt Nam.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam đã đánh giá, gia nhập ASEAN mang lại cho Việt Nam rất nhiều lợi ích quan trọng. Thứ nhất, tham gia ASEAN giúp Việt Nam có điều kiện để phát triển nhanh, vững chắc: có một môi trường hòa bình, ổn định để tập trung cho phát triển; mở rộng quan hệ với các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, các đối tác lớn, quan trọng; mở rộng thị trường, thu hút thêm nhiều nguồn lực từ bên ngoài cho phát triển đất nước; hội nhập sâu rộng với khu vực và quốc tế.
Thứ hai, góp phần nâng cao năng lực cho Việt Nam, theo đó để hội nhập với ASEAN và thế giới, Việt Nam tiến hành đổi mới, hoàn thiện thể chế theo hướng phù hợp hơn với tiêu chuẩn khu vực và quốc tế; Việt Nam đẩy mạnh nâng cao trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành trong các hoạt động quốc tế và đa phương.
Thứ ba, góp phần nâng cao vị thế, vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế cũng như giúp Việt Nam tự tin tham gia vào các sân chơi quốc tế. Việt Nam đã trở thành thành viên tích cực không chỉ của ASEAN mà của cả cộng đồng quốc tế. Từ chỗ chỉ tham gia, nay Việt Nam đã đủ vững vàng, tự tin tham gia hội nhập quốc tế, đóng góp thực chất vào các công việc chung của thế giới.
Là Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam đã cùng các nước thành viên xác định chủ đề chung cho năm 2020 là “Gắn kết và Chủ động thích ứng” nhằm đẩy mạnh tiến trình xây dựng Cộng đồng và phát huy vai trò của ASEAN trong một thế giới đầy biến động. Trong bảy tháng qua, nỗ lực của Việt Nam trong vai trò Chủ tịch ASEAN thể hiện đúng tinh thần gắn kết và chủ động thích ứng. Cùng với sự đoàn kết, gắn kết giữa các nước thành viên ASEAN và sự ủng hộ, hợp tác chặt chẽ của các đối tác, ASEAN đã đảm bảo triển khai hiệu quả các mục tiêu hợp tác, liên kết ASEAN trong năm 2020, vượt lên khó khăn, thách thức, bước đầu kiểm soát đại dịch Covid-19, đồng thời sớm tiến hành khắc phục hậu quả dịch bệnh, phục hồi và phát triển.
Tổng Thư ký ASEAN Lim Jock Hoi đã khẳng định rằng, Việt Nam đã góp phần nâng cao hơn nữa vị thế quốc tế của ASEAN trong 25 năm qua và hội nhập thành công với đại gia đình ASEAN kể từ khi gia nhập. Thành công kinh tế, sự ổn định chính trị và sự lãnh đạo có tầm nhìn, cùng “năng lượng mạnh mẽ” của người dân Việt Nam là những “tài sản” cho công cuộc xây dựng Cộng đồng ASEAN.
Thúc đẩy quan hệ ASEAN - Ukraine
Đại sứ các nước ASEAN tại Ukraine đã có buổi làm việc với Ngoại trưởng Ukraine để thảo luận phương hướng thúc đẩy hợp tác.
Ngày 9/7, Đại sứ các nước ASEAN tại Ukraine gồm Việt Nam, Malaysia và Indonesia đã có buổi làm việc với Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba để thảo luận phương hướng thúc đẩy hợp tác giữa ASEAN và các nước thành viên ASEAN với Ukraine.
Tại buổi làm việc, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kulebavà các Đại sứ đều có chung nhận định quan hệ ASEAN - Ukraine thời gian qua chưa tương xứng với tiềm năng; trao đổi thương mại, đầu tư, du lịch... còn nhiều hạn chế. Ông Kuleba tái khẳng định quan điểm cho rằng Ukraine có lợi ích ở khu vực Đông Nam Á, đồng thời nhấn mạnh sẽ đưa châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có ASEAN, thành một ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Ukraine nhằm thúc đẩy quan hệ mọi mặt, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế.
Đại sứ Việt Nam tại Ukraine Nguyễn Anh Tuấn và các đại sứ ASEAN tại buổi làm việc với Ngoại trưởng Ucraina Dmytro Kuleba
Các Đại sứ đánh giá cao quan điểm và cách tiếp cận chính sách của Bộ trưởng ngoại giao Ukraine đối với ASEAN. Với những lợi thế sẵn có như sự phát triển rất năng động, thị trường rộng lớn với 650 triệu dân, nằm ở vị trí trọng yếu giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, ASEAN hoàn toàn có thể trở thành cửa ngõ để kết nối Ukraine với khu vực Thái Bình Dương-Ấn Độ Dương. Các Đại sứ đề nghị tăng cường trao đổi đoàn các cấp, thành lập Ủy ban ASEAN tại Ukraine, đàm phán ký kết thỏa thuận miễn visa và thiết lập đường bay thẳng giữa Kiev với thủ đô của một nước thành viên ASEAN, đồng thời thúc đẩy các hoạt động trao đổi văn hóa, giáo dục, thể thao.
Ngoại trưởng Kuleba nhất trí với sáng kiến thành lập Ủy ban ASEAN tại Ukraine. Đây sẽ là cơ chế đối thoại và hợp tác hiệu quả, thể hiện những cam kết mạnh mẽ về chính trị đối với việc thúc đẩy quan hệ ASEAN - Ukraine. Ông nêu ý tưởng thành lập Trung tâm ASEAN tại một trường đại học lớn ở Kiev để quảng bá và tăng cường trao đổi thông tin về ASEAN; đồng thời nhắc lại đề nghị của Ukraine về việc trở thành quan sát viên của Hội đồng Liên Nghị viện ASEAN (AIPA) và tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ASEAN (TAC). Đặc biệt, Ngoại trưởng gửi lời cảm ơn tới Việt Nam, Hội hữu nghị Việt Nam - Ukraine đã ủng hộ nước này trong cuộc chiến phòng chống dịch Covid-19, Tập đoàn Vingroup và ông Phạm Nhật Vượng đã tài trợ cho chuyến bay đưa công dân Ukraine về nước khi các quốc gia đóng cửa biên giới do Covid-19. Ngoại trưởng Kuleba cho biết sẽ đi thăm ASEAN vào cuối năm 2020, trong đó sẽ ưu tiên Việt Nam, Malaysia và Indonesia.
Phát biểu tại buổi làm việc, Đại sứ Việt Nam Nguyễn Anh Tuấn chia sẻ kết quả Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36, đề nghị Bộ Ngoại giao Ukraine hỗ trợ thúc đẩy tổ chức tham vấn chính trị Việt Nam - Ukraine, kỳ họp lần thứ 15 Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế-thương mại và khoa học-kỹ thuật, kỳ họp lần thứ 17 Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác kỹ thuật quân sự. Đại sứ Nguyễn Anh Tuấn cũng đề nghị Bộ Ngoại giao Ukraine quan tâm tạo điều kiện để cho cộng đồng người Việt Nam tại Ukraine hội nhập đầy đủ và toàn diện vào xã hội sở tại cũng như có đóng góp tích cực cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội của nước này, ủng hộ việc bổ nhiệm lãnh sự danh dự của Việt Nam tại thành phố Odesa.
Trước đó, ngày 08/7/2020, Đại sứ Việt Nam tại Ukraine Nguyễn Anh Tuấn đã làm việc với Đại sứ Malaysia và Đại sứ Indonesia để thảo luận kế hoạch tổ chức Ngày ASEAN tại Kiev. Đây là sự kiện thường niên, góp phần không nhỏ vào việc quảng bá hình ảnh của ASEAN tới Chính quyền và người dân Ukraine. Năm nay, do dịch Covid-19 tại Ukraine vẫn diễn biến phức tạp, các Đại sứ quyết định giảm quy mô và các hoạt động nhằm tuân thủ quy định giãn cách của sở tại. Theo dự kiến, sự kiện Ngày ASEAN sẽ được tổ chức vào 08/8/2020 tại Đại sứ quán Malaysia.
Ngoại trưởng Ucraina Kuleba và các đại sứ ASEAN chụp ảnh lưu niệm.
Ngày 3/7/2020, ĐSQ cũng đã tổ chức toạ đàm trực tuyến về "Chính sách kinh tế Việt Nam và triển vọng quan hệ kinh tế Việt Nam - Ukraine sau đại dịch Covid-19" nhằm trao đổi thông tin, tìm ra các biện pháp khắc phục và cơ hội hợp tác kinh tế giữa Ukraine và Việt Nam sau đại dịch Covid-19.
Phát biểu tại toạ đàm, Đại sứ Nguyễn Anh Tuấn khẳng định cho dù chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhưng kinh tế Việt Nam vẫn có mức tăng trưởng dương trong 6 tháng đầu năm 2020 và dự kiến đạt mức tăng trưởng 4,8% cho cả năm 2020 và triển vọng hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Ukraine sau đại dịch Covid-19 là rất lớn do cơ cấu kinh tế của 2 nước có tính bổ sung cho nhau, không cạnh tranh lẫn nhau./.
ASEAN nhất trí đặt phụ nữ và trẻ em gái ở vị trí trung tâm trong chính sách Trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36 theo hình thức trực tuyến, chiều 26-6, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Đại hội đồng Liên nghị viện ASEAN lần thứ 41 (AIPA-41) Nguyễn Thị Kim Ngân cùng các Nhà Lãnh đạo ASEAN và các Đối tác tham dự Phiên họp...