ASEAN – Trung Quốc đạt bước tiến quan trọng trong đàm phán COC
Các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc hôm nay đã nhất trí về dự thảo đàm phán của bộ quy tắc ứng xử (COC) được cho là đặt nền tảng cho các cuộc đàm phán về Biển Đông trong cuộc họp của khối tại Singapore.
Ngoại trưởng các nước ASEAN và Trung Quốc chụp ảnh chung tại cuộc họp ở Singapore ngày 2/8 (Ảnh: AFP)
Theo SCMP, bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc và các nước thành viên của ASEAN hôm nay 2/8 đã có cuộc họp tại Singapore với chương trình làm việc liên quan tới các tranh chấp hàng hải trên Biển Đông. Chia sẻ với báo giới, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho biết thỏa thuận giữa ASEAN và Bắc Kinh về dự thảo đàm phán là bước đi mới và quan trọng cho các cuộc thảo luận về bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông.
“Nếu loại bỏ được các yếu tố gây cản trở từ bên ngoài, việc thảo luận về bộ quy tắc ứng xử sẽ được đẩy nhanh và tiến xa hơn. Trung Quốc và ASEAN có đủ khả năng để đạt được sự ổn định và hòa bình tại khu vực Biển Đông. Chúng tôi đủ sáng suốt để đạt được đồng thuận về bộ quy tắc trong khu vực”, ông Vương Nghị nói.
Liên quan tới kết quả cuộc họp, Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan hôm nay cho biết ASEAN và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận về một văn bản dự thảo duy nhất tạo cơ sở cho các cuộc đàm phán về bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông. Ông Balakrishnan mô tả đây là “một cột mốc nữa” trong tiến trình xây dựng bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông. Ngoài ra hai bên cũng đã thống nhất các phương thức chính cho các cuộc đàm phán về bộ quy tắc ứng xử trong tương lai.
Video đang HOT
Theo Bộ trưởng Balakrishnan, các cuộc đàm phán về bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông đã bắt đầu từ tháng 3 và cả ASEAN và Trung Quốc đã đi đến dự thảo đầu tiên trong các cuộc đàm phán được tổ chức từ hai tháng trước tại Trung Quốc.
Ông Balakrishnan cho biết dự thảo mới đạt được giữa ASEAN và Trung Quốc không có nghĩa là các cuộc đàm phán đã kết thúc, hay các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông đã được giải quyết vì bộ quy tắc ứng xử này “không mang ý nghĩa giải quyết tranh chấp lãnh thổ”.
Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Singapore nói rằng hiện vẫn còn quá sớm để đặt ra hạn chót cho các cuộc đàm phán giữa Trung Quốc và ASEAN về bộ quy tắc ứng xử vì điều đó còn phụ thuộc vào bối cảnh không ngừng thay đổi.
Theo ông Balakrishnan, hợp tác ASEAN – Trung Quốc đã tiến triển tốt trong 3 năm gần đây. Các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc đều nỗ lực để thực thi đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố chung về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) cũng như sớm hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).
Được ký từ năm 2002, DOC kêu gọi các bên giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế. Tuy vậy, cả ASEAN và Trung Quốc đều mong muốn đẩy mạnh cam kết chung trên Biển Đông bằng một bộ quy tắc ứng xử.
Năm 2016, ASEAN và Trung Quốc đã thông qua bộ quy tắc về tránh va chạm bất ngờ trên Biển Đông, tiếp đó thiết lập một đường dây nóng để xử lý các tình huống khẩn cấp trên Biển Đông.
Ngoại trưởng Singapore khẳng định sự hợp tác chặt chẽ và hiệu quả giữa ASEAN và Trung Quốc chỉ có thể thực hiện dựa trên nền tảng tin tưởng lẫn nhau, cùng nhau giải quyết hòa bình các bất đồng và theo tinh thần thiện chí.
Thành Đạt
Tổng hợp
Theo Dantri
Việt Nam đề nghị sớm khởi động đàm phán thực chất COC
Phó thủ tướng Việt Nam cho rằng Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông phải được đàm phán thực chất và có ràng buộc pháp lý.
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 50 đang diễn ra tại Manila, Philippines. Ảnh: Reuters.
Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 50 (AMM 50) đang diễn ra tại thủ đô Manila, Philippines, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minhđề nghị ASEAN đẩy mạnh trao đổi với Trung Quốc, sớm khởi động đàm phán thực chất Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) có hiệu lực và ràng buộc về pháp lý, TTXVN đưa tin.
Phó thủ tướng hoan nghênh ASEAN và Trung Quốc tiếp tục thực hiện đầy đủ Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), nhấn mạnh cần giải quyết hòa bình các tranh chấp, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982, tôn trọng đầy đủ các tiến trình pháp lý và ngoại giao.
Theo Phó thủ tướng, cách cận phù hợp, thỏa đáng về Biển Đông vừa là đóng góp thiết thực của ASEAN đối với hòa bình, ổn định lâu dài cho khu vực vừa là thước đo năng lực, hiệu quả của ASEAN và vai trò trung tâm của ASEAN trong các vấn đề khu vực và quốc tế.
Các ngoại trưởng ASEAN hôm nay đã thông qua dự thảo khung Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC). Ngày mai, dự thảo này dự kiến được đưa ra phê chuẩn tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN 1 với Trung Quốc.
Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông bắt đầu được ASEAN thảo luận từ năm 2002, với kỳ vọng xây dựng một văn kiện mang tính ràng buộc để giải quyết các vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông giữa các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc liên tục trì hoãn việc thảo luận các điều khoản của COC trong nhiều năm qua.
An Hồng
Theo VNE
Việt Nam kiên định bảo vệ lợi ích quốc gia tại ASEAN Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam cho rằng Việt Nam đã kiên định bảo vệ lợi ích quốc gia, thể hiện sự trưởng thành tại hội nghị ASEAN vừa qua. Phó thủ tướng Việt Nam Phạm Bình Minh, thứ 4 từ trái sang, cùng các ngoại trưởng ASEAN trong cuộc họp tại Philippines. Ảnh: Reuters. Lãnh đạo Việt Nam khi tham dự Hội...