ASEAN trong cuộc chơi của các ông lớn
Tranh chấp Biển Đông đã làm nóng phòng hội thảo tại Đại học Sogang (Hàn Quốc) trong hai ngày thảo luận của Hiệp hội Nghiên cứu Đông Nam Á tại Hàn Quốc (KASEAS).
Đại diện Cảnh sát biển Việt Nam đón đoàn Cảnh sát biển Nhật Bản khi tàu huấn luyện Kojima của lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cập cảng Tiên Sa – Ảnh: HỮU KHÁ
Gần 50 học giả, các nhà khoa học, các đại diện ngoại giao đến từ Hàn Quốc và các quốc gia Đông Nam Á đã cùng bàn luận về vai trò trung tâm của tổ chức ASEAN trong cấu trúc đa phương của khu vực.
Đề cao những thành tựu mà ASEAN đạt được trong gần 40 năm thành lập, tuy vậy nhiều ý kiến nghi ngờ tính hiệu quả của tổ chức này như một tổ chức khu vực, và cả như một cách tiếp cận thể chế nhìn từ góc nhìn của các nước thành viên.
Chính Biển Đông đã làm cho các nghi ngờ này thêm nhiều cơ sở.
ASEAN giữa những “chiếc bánh”
Trong vấn đề tranh chấp ở Biển Đông, vai trò trung tâm của ASEAN cũng như quá trình thể chế hóa khu vực về hợp tác đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Một trong những lý do là cuộc cạnh tranh ngày càng phức tạp của các cường quốc trên cả mặt trận kinh tế và an ninh. Đó là ý kiến của GS Cheng-Chwee Kuik từ ĐH Quốc gia Malaysia.
Theo đó, Mỹ và Trung Quốc đều đã đẩy mạnh xúc tiến những đề xuất kinh tế nhằm tăng cường ảnh hưởng tại khu vực Biển Đông. Nằm trong chiến lược “tái cân bằng châu Á” của chính quyền Tổng thống Barack Obama, Washington đã rất tích cực trong việc thực thi sáng kiến Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Trung Quốc chẳng chịu kém cạnh với nhiều dự án kết nối và hợp tác khu vực (Con đường tơ lụa trên biển, Ngân hàng Đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng châu Á…). Những dự án này nhằm chuyển đổi những lợi thế địa – kinh tế thành thế mạnh địa – chính trị trong dài hạn.
Dù vẫn còn khá sớm để đánh giá những tác động của các sáng kiến “lấy Trung Quốc làm trung tâm”, theo học giả người Singapore Irene Chan, những nhận định ban đầu cho thấy trong ngắn hạn, các nền tảng do Trung Quốc đề xuất sẽ củng cố vai trò chủ đạo của ASEAN (việc kết nối Trung Quốc – ASEAN, phiên bản nâng cấp của hiệp định thương mại ACFTA…).
Video đang HOT
TS Lee Jaehyon của Viện nghiên cứu chính sách Asan (Hàn Quốc) cũng cho rằng các kết nối Trung Quốc – ASEAN sẽ tạo điều kiện cho việc liên kết giao thông, cơ sở hạ tầng giữa các quốc gia thành viên. Bên cạnh đó, quá trình tăng cường hợp tác và tài chính của Trung Quốc tại khu vực sẽ kéo theo một cuộc chạy đua của các cường quốc khác như Nhật Bản.
Đây vừa là “chiếc bánh thơm ngon”, vừa là một “đòn bẩy” chính sách mà các thành viên ASEAN có thể mong chờ và tận dụng để tạo lực đẩy cho việc phát triển kinh tế – xã hội từng thành viên.
ASEAN có còn giữ được vai trò?
Tuy nhiên, trong dài hạn, các sáng kiến này một khi đã đi vào vận hành thuần thục sẽ tạo nên những rào cản không hề nhỏ đối với ASEAN. Đầu tiên, các quốc gia sẽ đánh giá thấp các sáng kiến riêng của ASEAN cũng như vai trò lãnh đạo của tổ chức này. Bởi lẽ các sáng kiến của Trung Quốc được đẩy mạnh tại khu vực vốn nằm ngoài các khung hợp tác mà ASEAN làm trung tâm.
Vai trò thể chế của ASEAN sẽ còn đứng trước nhiều thách thức hơn nếu các nguyên tắc trong khung hợp tác của Trung Quốc. Đặc biệt khi các sáng kiến này đi ngược lại những điều khoản trong nguyên tắc hoạt động của tổ chức khu vực này.
Thứ hai, điều này có khả năng làm yếu đi tính kết nối của ASEAN khi các thành viên nhận “những củ cà rốt” từ Trung Quốc để rồi chịu ảnh hưởng ngoại giao.
Ví dụ được hai học giả Herman Kraft (ĐH Diliman, Philippines) và Kim Hyung Jong (ĐH Yonsei, Hàn Quốc) không hẹn mà cùng đưa ra là việc ASEAN bị chia rẽ trong các vấn đề tranh chấp Biển Đông tại các hội nghị “sân nhà” của mình. Nếu Biển Đông trở thành một bài tính thường trực trong cách tiếp cận ASEAN của các nước thành viên chúng ta sẽ thấy một ASEAN hai phiên bản theo quan ngại của nhiều học giả.
Thứ nhất là một ASEAN đồng thuận, với sự tôn trọng và ủng hộ của các cường quốc ngoài khu vực. Phiên bản này sẽ chủ yếu diễn ra trong các lĩnh vực kinh tế và hợp tác về các vấn đề không gai góc.
Ngược lại, với các vấn đề an ninh và có khả năng gây ra nhiều mâu thuẫn, ASEAN sẽ mất đi vai trò của mình như một người “cầm lái” hay một tổ chức điều phối các vấn đề an ninh chiến lược của khu vực.
GS Cheng-Chwee Kuik cảnh báo rằng mặc dù Trung Quốc đã tích cực ủng hộ Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và các cơ chế khác theo ASEAN 3 (như Sáng kiến Chiang Mai), tuy nhiên cần phải chú ý rằng bất kỳ động thái gì trong cách các cường quốc này vận dụng để thúc đẩy các sáng kiến của họ sẽ có những tác động không nhỏ đến các thể chế do ASEAN lãnh đạo.
Về vấn đề an ninh, cuộc chơi tại Biển Đông đang được tăng tốc khi Mỹ và các đồng minh trong khu vực đang cố gắng tạo ra những bước tiến trong các thể chế nhằm kiềm chế vị thế an ninh của Trung Quốc.
Sự hiện diện quân sự của các cường quốc trong khu vực một mặt có thể tạo ra những sự an tâm ngắn hạn cho các quốc gia.
Tuy nhiên, trong dài hạn, điều này có thể gây ra những bất lợi khi ASEAN vẫn được xem như một cơ chế cùng hợp tác phát triển về kinh tế.
Dự đoán của PGS Herman Kraft nhấn mạnh sự đối đầu của các cường quốc về vấn đề Biển Đông có thể dẫn đến sự leo thang căng thẳng về mặt chính trị và tạo nên áp lực lớn cho ASEAN trong các năm sắp tới.
Theo Tuổi Trẻ
Biển Đông trong mắt Putin
Mới đây lên tiếng về tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga quả quyết, "Nga không có ý định tham gia. Chúng tôi tuân thủ nguyên tắc không đứng về bên nào trong tranh chấp".
Tuy nhiên ngay sau đó, truyền thông khắp nơi loan tin về việc hải quân Nga - Trung sẽ cùng nhau tập trận ở đâu đó trên vùng Biển Đông, trong tháng 9 tới. Điều này đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Nhiều người không khỏi hồ nghi đặt câu hỏi về sự xác tín cần thiết trong các phát ngôn.
Quân đội các nước tập trận chung không phải là chuyện mới mẻ, càng không phải là chuyện ngẫu hứng. Theo giới quân sự, các kế hoạch cho các cuộc tập trận thường được xây dựng cả năm trước.
Cả thế giới đang nín thở dõi theo các động thái của Putin liên quan đến cuộc tập trận chung với quân đội Trung Quốc trên Biển Đông, dự kiến diễn ra vào tháng 9. Ảnh: TASS
Trở lại với mối quan hệ thân hữu Nga - Trung. Trong vài năm gần đây, bên cạnh sự nồng ấm trong quan hệ kinh tế, hai nước ngày càng có nhiều cuộc giao lưu mật thiết về quân sự. Các cuộc tập trận chung giữa quân đội hai nước diễn ra thường xuyên, đặc biệt ở khu vực biển Hoa Đông, Biển Đen, Địa Trung Hải và vùng Viễn Đông.
Vậy thì vì sao cuộc tập trận giữa hai cường quốc này như truyền thông quốc tế đang loan tải lại thu hút sự quan tâm của công luận đến vậy?
Vì lần này, theo dư luận, quân đội Nga - Trung có ý định sẽ tập trận hải quân ở Biển Đông. Đây cũng là lần đầu tiên họ chọn tập trận tại vùng biển luôn nóng vì vấn đề an ninh hàng hải và tranh chấp lãnh thổ. Câu hỏi dư luận đang quan tâm là, động thái này sẽ mang tính biểu trưng hay ủng hộ thực tiễn? Đặc biệt nó diễn ra ngay sau khi Tòa trọng tài quốc tế vừa ra phán quyết liên quan đến chủ quyền Biển Đông giữa Philipines và Trung Quốc.
Nhìn lại chiều dài lịch sử mối quan hệ đậm kịch tính Nga - Trung, không khó để nhìn ra một thực tế về cái gọi là "trục xoay châu Á" mà Putin đang theo đuổi. Chính sách này được đúc kết khi quan hệ của người Nga và phần còn lại của châu Âu đang bị đóng băng. Điều đó cũng cho thấy bản lĩnh cường hùng của Putin khi ông quyết định bắt chặt tay với Bắc Kinh và thừa nhận sự trỗi dậy của châu Á sẽ đóng vai trò tích cực, là điểm tựa giúp Putin có thể vực dậy nền kinh tế vốn đang bị phương Tây dồn ép vào bước đường cùng.
Tuy nhiên chính trị và kinh tế thì có khi nào tách rời nhau được đâu. Có thể mục đích thì khách nhau, nhưng chính sự cần nhau trong giao thương đã góp phần vun đắp và đưa các quốc gia này xích lại bên nhau. Và họ cần cho thế giới chống mắt lên mà coi một thực tế, họ đang cùng nhau tồn tại, hùng mạnh.
Lãnh đạo 2 nước Nga - Trung vẫn khá kiệm lời về cuộc tập trận chung ở vùng nóng Biển Đông. Thận trọng là đúng bởi thế giới là rộng lớn. Moscow chắc chắn nhớ rằng, bên cạnh sự nồng ấm với Bắc Kinh, người Nga cũng đang tích cực mở cửa bang giao với ASEAN- nơi mà Việt Nam đang là một thành viên tích cực.
Hẳn nhiều người còn nhớ, Tổng thống Putin đã chủ trì hội nghị thượng đỉnh Nga-ASEAN tại Sochi hồi giữa tháng 5. Tuyên bố chung đã khẳng định chắc nịch về "quan hệ đối tác chiến lược vì lợi ích chung" đặc biệt về an ninh và thương mại.
Ông Putin đã cùng các nhà lãnh đạo ASEAN nhất trí thúc đẩy hợp tác chính trị, an ninh, chống khủng bố và kinh tế "trên cơ sở các nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, chia sẻ trách nhiệm thúc đẩy hòa bình, phát triển và tiến bộ xã hội ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương".
Cũng tại Sochi dịp đó, một số nước ASEAN đã đề nghị Moscow giữ quan điểm trung lập về vấn đề Biển Đông.
Và có lẽ, "trục xoay châu Á" chính là một cột mốc quan trọng trong cam kết an ninh và chiến lược của Putin đối với vấn đề hòa bình an ninh thế giới, bao gồm cả khu vực Biển Đông.
Giờ thì thiên hạ đang nín thở dõi theo các động thái của người đứng đầu điện Kremlin liên quan đến cuộc tập trận chung với quân đội Trung Quốc trên Biển Đông, dự kiến diễn ra vào tháng 9, nếu có.
Theo Vietnamnet
Tổng thống Obama lần đầu nói chuyện Biển Đông sau phán quyết của Tòa trọng tài Tổng thống Mỹ Barack Obama cho rằng các bên cần tôn trọng phán quyết của Tòa trọng tài về vụ kiện Biển Đông. Tổng thống Obama kêu gọi Trung Quốc tuân thủ phán quyết của Tòa trọng tài về vụ kiện Biển Đông Tổng thống Mỹ Barack Obama đã trả lời phỏng vấn The Straits Times qua email trước chuyến thăm Mỹ của...