ASEAN tổ chức hội nghị đối tác về phục hồi hậu đại dịch COVID-19
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, nhằm tăng cường phối hợp liên ngành và liên trụ cột giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), các bên liên quan và các đối tác trong việc triển khai Khuôn khổ Phục hồi toàn diện ASEAN, Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN (ASCC) vừa tổ chức Hội nghị đối tác đầu tiên với chủ đề “Hướng tới khả năng ứng phó và phục hồi hậu đại dịch COVID-19 tại ASEAN”.
ASEAN hướng tới khả năng ứng phó và phục hồi hậu đại dịch COVID-19. Trong ảnh: Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Bali, Indonesia. Ảnh: THX/TTXVN
Tham dự hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến này có 222 đại biểu, gồm lãnh đạo các phòng, ban của ASCC, Chủ tịch Hội đồng Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN (SOCA), Ủy ban các đại diện thường trực tại ASEAN, đại diện các đối tác đối thoại theo ngành và các đối tác phát triển của ASEAN, các cơ quan của Liên hợp quốc (LHQ), các tổ chức quốc tế và Ban thư ký ASEAN.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Phó Tổng Thư ký ASEAN phụ trách ASCC Kung Phoak nhấn mạnh các nỗ lực phục hồi của khu vực cần được thực hiện một cách có hệ thống và có sự phối hợp với các bên liên quan và các đối tác, đồng thời khẳng định rằng chính phủ các nước thành viên ASEAN đơn lẻ không thể hoàn thành các nhiệm vụ lớn này.
Về phần mình, Chủ tịch SOCA – ông Hajah Nor Ashikin Binti Haji Johari – đánh giá rằng hội nghị đối tác sẽ tối đa hóa các nguồn lực hiện có, nhằm thực hiện các ưu tiên đã xác định của Hội nghị Điều phối Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN (SOC-COM). Những ưu tiên này là phù hợp với chủ đề Năm Chủ tịch ASEAN 2021 của Brunei, trong đó đặt hạnh phúc của người dân là chương trình nghị sự tổng thể hàng đầu của ASEAN.
Video đang HOT
Tại hội nghị, 15 cơ quan ngành của ASCC đã trình bày các lĩnh vực ưu tiên của mình và xác định các hoạt động liên quan được lên kế hoạch cho 5 năm tới, nhằm thúc đẩy ý thức về chương trình nghị sự của khu vực, cũng như duy trì các nỗ lực xây dựng ASCC hướng tới sự phục hồi hậu đại dịch.
Về phần mình, các đối tác đối thoại theo ngành gồm Australia, Canada, Italy, Hàn Quốc, New Zealand, Thụy Sĩ và Mỹ; các cơ quan của LHQ bao gồm Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á – Thái Bình Dương (UNESCAP) và Cơ quan LHQ về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women); và các tổ chức quốc tế khác như Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Liên minh Kiểm soát thuốc lá Đông Nam Á (SEATCA), Ủy ban Chữ thập Đỏ quốc tế (ICRC) và Tổ chức bảo trợ bệnh nhân Alzheimer quốc tế đã ghi nhận các cam kết chung của các cơ quan ngành của ASCC và các lĩnh vực được xác định mà hai bên cùng quan tâm hợp tác.
Kết thúc hội nghị, các đại biểu bày tỏ tin tưởng rằng cuộc đối thoại lần này sẽ tiếp tục dẫn đến các hành động cụ thể giữa các cơ quan ngành của ASCC và các đối tác, tạo cơ sở cho các nỗ lực của ASEAN hậu đại dịch COVID-19, trên tinh thần một cộng đồng quan tâm, chuẩn bị và thịnh vượng trong mọi hành động của mình.
Indonesia dự định tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân ở Bali
Ngày 15/3, Bộ trưởng Du lịch và Kinh tế Sáng tạo Indonesia, ông Sandiaga Uno cho biết nước này có kế hoạch tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho 2 triệu người dân Bali từ nay đến tháng Bảy tới nhằm phục hồi du lịch tại "hòn đảo của các vị thần" này.
Ông nói: "Điều này sẽ bắt đầu một hy vọng mới và lan truyền thông tin rằng Bali đã trở lại với tư cách là một biểu tượng của ngành du lịch".
Bộ trưởng Uno cho biết Bali đã được đưa vào danh sách ưu tiên tiêm chủng sau cuộc họp giữa đại diện chính quyền trung ương và địa phương. Hiện nguồn cung vaccine đã có sẵn hơn và điều cần phải chuẩn bị là nguồn nhân lực thực hiện kế hoạch tiêm chủng.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Bali, Indonesia, ngày 28/2/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Trước đó, Bộ trưởng Điều phối Các vấn đề Hàng hải và Đầu tư Luhut Pandjaitan và Phó Thống đốc Bali Tjokorda Oka Artha Ardana Sukawati đã có cuộc họp bàn về chương trình tiêm chủng cho hòn đảo du lịch này.
Hiện Chính phủ Indonesia đang liên lạc với Đại học Udayana, Bộ Chỉ huy Quân sự và Cảnh sát địa phương để tìm kiếm và xây dựng đội ngũ nhân viên tiêm chủng. Ngoài các loại vaccine miễn phí của Chính phủ, ông Uno cũng đang cố gắng khởi động chương trình tiêm vaccine "Hợp tác cùng nhau" từ các doanh nghiệp tư nhân.
Hôm 1/3, Bộ trưởng Uno đã công bố kế hoạch mở cửa trở lại thiên đường du lịch Bali và một số điểm du lịch khác thông qua chương trình "Hành lang không COVID", xuất phát từ sáng kiến của giới du lịch địa phương.
Bộ trưởng Uno kêu gọi chính phủ nghiên cứu khả năng mở cửa trở lại các khu vực xanh có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 thấp cho khách du lịch, trong đó có du khách nước ngoài. Theo kế hoạch, các vùng xanh sẽ được thiết lập tại Bali gồm Nusa Dua và Ubud và có thể được mở rộng đến Nusa Penida và một số khu vực khác.
Theo ông Uno, Bộ Du lịch và Kinh tế sáng tạo mong muốn chuẩn bị để sẵn sàng đón đầu xu hướng sụt giảm các ca lây nhiễm COVID-19, đặc biệt là tại Bali. Hiện Bộ này đang nghiên cứu mở lại các vùng xanh cho khách du lịch từ một số quốc gia trong đó có Trung Quốc và Singapore (Xin-ga-po).
Bộ Du lịch và Kinh tế sáng tạo cũng có kế hoạch mời một số đại sứ các nước tới Bali và các địa điểm khác nhằm chứng kiến các hoạt động chuẩn bị mở cửa du lịch, đồng thời bày tỏ hy vọng phối hợp với các bộ, ngành liên quan và chính quyền Bali nhằm sớm hoàn thiện chương trình "Hành lang không COVID" để có thể nhanh chóng triển khai.
Trước đó hôm 25/2, Bộ trưởng Điều phối Các vấn đề Hàng hải và Đầu tư Luhut Binsar Pandjaitan cũng cho biết Chính phủ Indonesia đang có kế hoạch mở cửa trở lại du lịch Bali sau khi số ca mắc COVID-19 trên hòn đảo này có dấu hiệu giảm mạnh trong mấy tuần qua.
Theo đó, Chính phủ sẽ tiến hành xây dựng các quy tắc, quy định cho hoạt động du lịch ở Bali, đặc biệt là đối với khách du lịch nước ngoài. Quy định mới cũng sẽ bao gồm các chế tài - từ phạt hành chính đến trục xuất hoặc truy tố - đối với các hành vi phạm giao thức y tế phòng dịch.
Indonesia đặt mua 20 triệu liều vaccine cho chương trình tiêm phòng của tư nhân Ngày 15/3, Giám đốc điều hành công ty dược phẩm nhà nước Bio Farma của Indonesia Honesti Basyir cho biết nước này dự kiến từ quý II/2021 sẽ nhận 20,2 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 của hãng Moderna Inc (Mỹ) và hãng Sinopharm (Trung Quốc) để phục vụ chương trình tiêm phòng do khu vực tư nhân thực hiện. Nhân viên y tế...