ASEAN thúc đẩy các dự án hội nhập khu vực
Ngày 16/3, cuộc họp lần thứ 69 Nhóm đặc trách Sáng kiến Hội nhập ASEAN (IAI) đã được tổ chức tại Ban Thư ký ASEAN nhằm xem xét tình hình triển khai các dự án thuộc Kế hoạch công tác IV giai đoạn 2021-2025.
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, phát biểu khai mạc, Đại sứ Lào tại ASEAN Bovonethat Douangchak kiêm Chủ tịch Nhóm đặc trách IAI năm 2023 đánh giá cao Campuchia đã hoàn thành xuất sắc vai trò Chủ tịch năm 2022 và khuyến khích các nước thành viên ASEAN tiếp tục nỗ lực giải quyết các thách thức cản trở hội nhập khu vực.
Cuộc họp cũng đã công nhận 17 dự án mới là các dự án thuộc IAI và trao đổi ý kiến về báo cáo kết quả giám sát tiếp theo đối với Khuôn khổ ASEAN về phát triển kinh tế công bằng do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) trình bày.
Các thành viên Lực lượng Đặc nhiệm IAI từ tất cả các quốc gia thành viên ASEAN và đại diện của Ban Sáng kiến Hội nhập ASEAN và Thu hẹp Khoảng cách Phát triển của Ban Thư ký ASEAN đã tham gia cuộc họp.
Nhóm đặc trách IAI được thành lập nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN chủ yếu thông qua việc cung cấp hỗ trợ cho 4 nước thành viên mới là Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam (CLMV). Nhóm đặc trách IAI tổ chức họp 3 lần mỗi năm nhằm giám sát và đưa ra các hướng dẫn chiến lược cho việc triển khai Kế hoạch công tác IAI.
Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN tìm hướng đi cụ thể cho vấn đề Myanmar
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, trước diễn biến phức tạp về vấn đề Myanmar, trên cơ sở chỉ đạo của các lãnh đạo tại Hội nghị cấp cao ASEAN gần đây, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã trao đổi kế hoạch và các hướng đi cụ thể để triển khai hiệu quả Đồng thuận 5 điểm của ASEAN về vấn đề Myanmar.
Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và Timor Leste tại AMMR 2023.
Tại Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ngày 4/2 tại Trụ sở Ban Thư ký ASEAN ở Thủ đô Jakarta, Indonesia, các Bộ trưởng đã thảo luận thẳng thắn, chia sẻ các quan điểm và đánh giá trên tinh thần xây dựng và trách nhiệm đối với các vấn đề trong khu vực, trong đó có vấn đề Myanmar.
Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi cho biết Jakarta đã đề xuất kế hoạch thực hiện với các thành viên ASEAN về "Đồng thuận 5 điểm" vốn đã nhất trí với chính quyền quân sự Myanmar vào tháng 4/2021, trong đó kêu gọi chấm dứt bạo lực và thúc đẩy đối thoại giữa quân đội và lực lượng chống đối. Bà nhấn mạnh: "Kế hoạch này rất quan trọng đối với ASEAN, đặc biệt là nước Chủ tịch, như một định hướng để giải quyết tình hình ở Myanmar một cách thống nhất. Nó cho thấy sự thống nhất mạnh mẽ của các thành viên ASEAN để thực hiện Đồng thuận 5 điểm"
Về vấn đề này, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cũng đã chia sẻ quan điểm người Myanmar giải quyết vấn đề Myanmar, triển khai hiệu quả Đồng thuận 5 điểm là cốt lõi và cũng là biện pháp để ASEAN hỗ trợ Myanmar vượt qua khó khăn. Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn bày tỏ tin tưởng Indonesia, Chủ tịch ASEAN 2023 và cá nhân bà Retno Marsudi, Đặc phái viên của Chủ tịch ASEAN 2023 về Myanmar sẽ thành công trong dẫn dắt tiến trình thực hiện Đồng thuận 5 điểm.
Indonesia ưu tiên củng cố Ban thư ký ASEAN Ngày 9/1, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi nhấn mạnh việc củng cố Ban thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là ưu tiên quan trọng trong nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN năm 2023 của quốc gia này. Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi. Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, bà Retno cho biết, trong 5 năm qua, ASEAN...