ASEAN thờ ơ với vấn đề Triều Tiên?
Mặc dù vẫn có một hội nghị bên lề giữa Seoul và Washington để bàn về những căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, tuy nhiên, do bận rộn với các vấn đề như là tranh chấp ở Biển Đông hay biển Hoa Đông, có vẻ như Diễn đàn an ninh ASEAN không có nhiều thời gian cho khu vực nóng bỏng này.
Triều Tiên đã tìm mọi cách để có thể đàm phán với Mỹ và Hàn Quốc. Tuy nhiên, đề nghị này đã bị bác bỏ trừ phi Bình Nhưỡng đưa ra cam kết sẽ chấp nhận giải trừ vũ khí hạt nhân. Tại các cuộc đàm phán ngoại giao cấp cao trong tuần này, vấn đề bán đảo Triều Tiên có thể sẽ không được đề cập đến như là điểm nóng bởi sự thất vọng mà Bình Nhưỡng đã đem đến cho các quốc gia khác khi khẳng định sẽ vẫn tiếp tục chương trình hạt nhân của mình.
Sau khi phóng thử thành công tên lửa tầm xa hồi tháng 12/2012, một vụ thử hạt nhân được tiến hành hồi tháng Hai và liên tục đưa ra những lời đe dọa nhằm “bảo vệ chính mình khỏi nguy cơ bị tấn công hạt nhân từ Hoa Kỳ và Hàn Quốc”, Triều Tiên hồi đầu tháng Sáu đã bất ngờ đưa ra lời đề nghị đàm phán với các nước đối thủ của mình.
Đại diện chính phủ của hai miền Triều Tiên đã gặp gỡ và đồng ý tổ chức các cuộc đàm phán cấp cao về vấn đề phi hạt nhân, nhưng kế hoạch đã sụp đổ do không có sự đồng thuận trong các nghi thức ngoại giao của hai bên. Mỹ đã lạnh lùng từ chối lời đề nghị đàm phán trực tiếp của Bình Nhưỡng, theo một số nhà phân tích thì lời đề nghị đàm phán này chỉ là một nỗ lực tìm kiếm viện trợ quen thuộc để đổi lấy việc giảm bớt căng thẳng.
Video đang HOT
Triều Tiên từng từ bỏ các cuộc đàm phán giải trừ quân bị đổi lấy viện trợ với 5 quốc gia khác, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Nga và Trung Quốc, trong năm 2009 để phản đối sự lên án của cộng đồng quốc tế về vụ phóng tên lửa tầm xa. Việc đồng ý đàm phán với Triều Tiên trong thời điểm này sẽ đồng nghĩa với việc chấp nhận các chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng thời gian vừa qua.
Mặc dù Washington và các đồng minh đã bỏ qua chính sách ngoại giao của Bình Nhưỡng, vấn đề Triều Tiên vẫn là một chương trình nghị sự trong Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) diễn ra từ thứ Hai (1/7) ở thủ đô của Brunei. Cuộc họp sẽ tái khẳng định tầm quan trọng của vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, và hầu hết các quốc gia tham dự đều kêu gọi Triều Tiên “tuân thủ nghĩa vụ của mình” theo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và cam kết tuyên bố chung 6 bên đã được đưa ra trong năm 2005.
Dự kiến, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và các đối tác của mình từ Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản sẽ tham dự diễn đàn và có thể tổ chức các cuộc họp để bàn về Bình Nhưỡng và phá vỡ những bế tắc về vấn đề hạt nhân xung quanh bán đảo Triều Tiên.
Triều Tiên lần đầu tiên được mời tham dự ARF tại Thái Lan, khi Bangkok tổ chức các cuộc thảo luận trong năm 2000. Trong năm 2011, các phái viên hạt nhân hàng đầu của hai miền Triều Tiên gặp nhau bên lề diễn đàn tại Bali, và đồng ý làm việc hướng tới một nối lại các cuộc đàm phán sáu bên, mặc dù các cuộc đàm phán vẫn bị đình trệ. Bộ trưởng Ngoại giao hai miền Triều Tiên đã tổ chức cuộc hội đàm bên lề trong năm 2000, 2004, 2005 và 2007, và các nhà ngoại giao hàng đầu của Bình Nhưỡng và Washington cũng gặp riêng trong năm 2004 và 2008.
Vào hôm thứ Bảy, Ngoại trưởng của Triều Tiên, ông Pak Ui-Chun đã xuất hiện tại một sân bay ở Brunei. Triều Tiên có thể sẽ tìm kiếm các cuộc đàm phán tương tự tại Brunei năm nay, tuy nhiên Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Cho Tai-young cho biết các quan chức Seoul sẽ không xem xét nguyên vọng này của Bình Nhưỡng. Washington cũng có một từ chối tương tự với bình luận rằng các cuộc đàm phán như vậy là “hơi khác thường”.
Các nhà phân tích cho rằng Triều Tiên đang tái sử dụng các “chiêu bài” cũ của mình, sử dụng những lời lẽ hung hăng với các nỗ lực ngoại giao để có được sự viện trợ và sự nhượng bộ từ bên ngoài. Chang Yong Seok, một nhà phân tích tại Viện Hòa bình và Thống nhất nghiên cứu tại Đại học Quốc gia Seoul, cho biết Bình Nhưỡng phải làm điều gì đó để thể hiện quyết tâm dừng các hoạt động hạt nhân, chẳng hạn như thông báo một số biện pháp giải trừ quân bị, nếu muốn có các cuộc đàm phán.
Mặc dù đã có những nỗ lực ngoại giao nhất định, Triều Tiên vẫn tiếp tục gây lo ngại về chương trình phát triển hạt nhân của mình. Bình Nhưỡng đã thành công trong vụ thử hạt nhân hồi tháng Hai, vụ thử thứ 3 kể từ năm 2006, kèm theo đó là kế hoạch khôi phục lại tất cả các cơ sở sản xuất nhiên liệu hạt nhân của nó.
Các cuộc thử nghiệm mới nhất của Triều Tiên đã bị quốc tế lên án rộng rãi và Liên Hợp Quốc đã thắt chặt lệnh trừng phạt. Sau khi các lệnh trừng phạt được đưa ra, Triều Tiên tiếp tục đưa ra những mối đe dọa hiếu chiến và gia tăng căng thẳng trên bán đảo.
Trong một phân tích được công bố ngày 25/6 của Viện Nghiên cứu cao cấp Mỹ – Hàn tại Trường Đại học Johns Hopkins, hình ảnh vệ tinh gần đây cho thấy dấu hiệu của việc Triều Tiên đã xây dựng một đường hầm mới dưới lòng đất tại bãi thử nghiệm hạt nhân của nước này. Tuy không thể khẳng định đường hầm được xây dựng để chuẩn bị cho một vụ nổ nguyên tử mới, nhưng rõ ràng Triều Tiên đã tiếp tục tiến hành chương trình hạt nhân của mình ngay cả khi căng thẳng đã giảm bớt.
Theo vietbao
Triều Tiên lại "ngoảnh mặt" đàm phán với Hàn Quốc về Kaesong
Triều Tiên tiếp tục cự tuyệt lời đề nghị mở các cuộc đàm phán của Hàn Quốcnhằm lấy lại số hàng hóa và vật liệu từ khu công nghiệp chung Kaesong, vốn bị đóng cửa do căng thẳng quân sự leo thang.
Một lượng hàng hóa lớn của Hàn Quốc vẫn còn nằm lại tại Kaesong
Tuyên bố trên của Bình Nhưỡng được đưa ra hôm 15/5 - sau đúng 1 ngày Seoul chính thức đề nghị mở một cuộc đàm phán tại làng đình chiến Panmunjom thuộc khu phi quân sự (DMZ) nằm giữa hai miền Triều Tiên.
Trước đó, Bộ Thống nhất Hàn Quốc từng hối thúc Triều Tiên nhanh chóng đưa ra câu trả lời cho lời đề nghị trên, đồng thời khẳng định việc đóng cửa tổ hợp công nghiệp chung Kaesong đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới "sự tồn vong" của 120 công ty Hàn Quốc hoạt động tại đây.
Tuy nhiên, phía Triều Tiên khẳng định trước hết Hàn Quốc phải ngừng ngay hành động "thiếu suy nghĩ" dẫn tới sự đối đầu và khiêu chiến nếu muốn bình thường hóa hoạt động tại khu công nghiệp Kaesong. Ngoài ra, Bình Nhưỡng phản đối mạnh mẽ cuộc tập trận chung giữa quân đội Mỹ - Hàn trong tuần này và cáo buộc tổng thống Park Geun-Hye đã đưa ra những lời tuyên bố "phi lý" về Kaesong.
"Nếu Hàn Quốc muốn thực hiện các cuộc đàm phán, họ nên tỏ thái độ đúng mực. Triều Tiên hiện đang suy xét nghiêm túc về việc liệu có thể đàm phán hay giải quyết vấn đề với Hàn Quốc", Cơ quan giám sát khu công nghiệp chung Kaesong của Triều Tiên phát biểu trên hãng thông tấn trung ương KCNA.
"Nếu Hàn Quốc 'thực lòng' muốn bình thường hóa hoạt động tại Kaesong, họ không nên nhắc tới 'những vấn đề không cần thiết' thay vào đó đưa ra 'những vấn đề cơ bản và ngừng ngay các hành động khiêu chiến và mưu đồ đối đầu' chống lại Triều Tiên. Chúng tôi xin nhắc lại một lần nữa với chính phủ Hàn Quốc rằng tương lai của Kaesong và mối quan hệ giữa 2 nước hoàn toàn phụ thuộc vào thái độ của họ", KCNA thông báo.
Được thành lập vào năm 2004, khu công nghiệp chung Kaesong từng là biểu tượng về tinh thần hợp tác giữa 2 miền Triều Tiên. Tổ hợp công nghiệp này nằm sâu trong lãnh thổ Triều tiên khoảng 10 km.
Việc Kaesong bị đóng cửa hoạt động xuất phát từ những căng thẳng quân sự leo thang giữa 2 nước trong 2 tháng qua kể từ sau cuộc thử nghiệm hạt nhân lần thứ 3 hồi tháng 2 của quốc gia cô lập.
Ngay đầu tháng 4, Triều Tiên đã chặn đường di chuyển của Hàn Quốc vào Kaesong, đồng thời rút toàn bộ 53.000 công nhân nước này về nước. Trong khi đó, những công dân cuối cùng của Hàn Quốc dời khỏi Kaesong mới chỉ cách đây hơn 10 ngày.
Mặc dù, các công ty Hàn Quốc đã dùng ô tô vận chuyển hàng hóa về nước song một lượng hàng trong kho vẫn còn ở lại Kaesong. Nhóm nhân viên Hàn Quốc cuối cùng dời khỏi Kaesong hôm 3/5 sau khi Seoul thanh toán 13 triệu USD cho các khoản tiền công và thuế chưa trả cho Bình Nhưỡng.
Cả 2 nước chưa đưa ra thông báo chính thức về việc đóng cửa vĩnh viễn khu công nghiệp chung Kaesong song Hàn Quốc vẫn tiếp tục cung cấp điện thắp sáng cho khu vực này. Bình Nhưỡng khẳng định việc tái khởi động khu công nghiệp Kaesong đòi hỏi Seoul ngừng tất cả "hành động thù địch và khiêu chiến quân sự" bao gồm tham gia các cuộc tập trận chung với Washington.
Theo 24h
Triều Tiên "mặc cả" điều kiện đàm phán Có nhiều dấu hiệu cho thấy cả Mỹ lần Triều Tiên đang xuống thang và mặc cả với nhau về các điều kiện nối lại đàm phán. Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Pak Ui-chun. Hãng thông tấn nhà nước KCNA dẫn lời Bộ Ngoại giao Triều Tiên ngày 16/4 tuyên bố: "CHDCND Triều Tiên không phản đối đối thoại nhưng không nghĩ...